Kỷ niệm 67 năm chiến thắng Điện Biên Phủ (7/5/1954-7/5/2021):

Gặp cựu dân công được Bác Hồ khen ngợi

0:00 / 0:00
0:00
Chiều 7/5/1954, lá cờ quyết chiến, quyết thắng của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát, Điện Biên hoàn toàn giải phóng
Chiều 7/5/1954, lá cờ quyết chiến, quyết thắng của quân đội ta tung bay trên nóc hầm tướng Đờ Cát, Điện Biên hoàn toàn giải phóng
TP - Ông Lý Văn Hỉnh là cựu Bí thư Đoàn thanh niên Cứu quốc xã Văn Yên, huyện Đại Từ (tỉnh Thái Nguyên), nguyên trưởng đoàn dân công huyện Đại Từ đi chiến dịch Điện Biên Phủ.

Năm nay ông Lý Văn Hỉnh tròn 100 tuổi, người đảng viên 75 năm tuổi Đảng vẫn còn khá minh mẫn khi trò chuyện với tôi. Ông nhớ được nhiều chi tiết những ngày làm dân công chiến dịch Điện Biên Phủ.

Khi ông Lý Văn Hỉnh đang là Bí thư Đoàn thanh niên Cứu quốc xã Văn Yên, do lập được thành tích trong đợt làm trưởng đoàn dân công của xã đi chiến dịch Hòa Bình, ông hai lần được Bác Hồ động viên khen ngợi.

Vào tháng 1/1954, tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, ông Hỉnh được giao làm Đại đội trưởng (C trưởng) dân công huyện Đại Từ, ông huy động riêng xã Văn Yên tới 100 người cho chiến dịch. Còn số dân công toàn tỉnh Thái Nguyên lúc đó khoảng 4.000 người.

“Đoàn tập trung làm lễ ra quân đầu cầu Huy Ngạc. Mỗi người được phát một cái áo tơi che mưa nắng, đắp thay chăn, một đôi dép cao su, một cuốc hoặc xẻng, bao đựng gạo. Đoàn không có ai có áo trấn thủ hành quân vào ban đêm. Thế nhưng mọi người vẫn vận chuyển được gạo, muối, súng, đạn,... lên Tuần Giáo. Chúng tôi tuy ăn đói, ngủ đất vẫn nỗ lực vượt mọi khó khăn phục vụ chiến đấu, tiếp lương, tải đạn, tải thương thành công”, ông Hỉnh nhớ lại.

“Đoàn không có ai có áo trấn thủ hành quân vào ban đêm. Thế nhưng mọi người vẫn vận chuyển được gạo, muối, súng, đạn,... lên Tuần Giáo. Chúng tôi tuy ăn đói, ngủ đất vẫn nỗ lực vượt mọi khó khăn phục vụ chiến đấu, tiếp lương, tải đạn, tải thương thành công”.

Ông Lý Văn Hỉnh, nguyên trưởng đoàn dân công huyện Đại Từ

Khi đợt 1, đợt 2 chiến dịch ác liệt, ông Hỉnh cùng đồng đội tổ chức vận chuyển thương binh về tuyến dưới chữa trị, lấy xe cải tiến làm phương tiện. “Hai người đẩy, một người kéo, xe chở hai thương binh. Chỗ khó phải dìu đi hoặc cõng, khiêng bằng cáng. Sau 5 tháng giải phóng Điện Biên, chúng tôi tập trung ở dốc Chuối, cách Điện Biên 25 km, dân công xã Văn Yên không ai hy sinh”, ông Hỉnh kể.

Cũng theo ông Hỉnh, cả huyện có hai người hy sinh ở xã khác. Mặc dù chiến thắng ngày 7/5/1954 nhưng mãi tháng 5/1955 mới được về quê. Đoàn Thái Nguyên cử 150 người ở lại tham gia tái thiết Điện Biên. Do xã Văn Yên có 18 dân công là thanh niên xung phong ở lại, ông tình nguyện ở lại chỉ huy.

Với bản lĩnh của một người được tôi luyện qua khói lửa chiến dịch Hòa Bình, Đèo Khế, Điện Biên Phủ, sau này làm Chủ nhiệm HTX, Chủ tịch Mặt trận Tổ quốc xã Văn Yên, ở cương vị nào ông Lý Văn Hỉnh vẫn luôn kiên định, một lòng tin theo Đảng, học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức Hồ Chí Minh, tận trung với nước, tận hiếu với dân.

MỚI - NÓNG
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
Hai nữ du khách thiệt mạng trong Rừng Khỉ thiêng
TPO - Mới đây, hai du khách đã thiệt mạng trong một vụ tai nạn bất ngờ xảy ra tại Khu bảo tồn Rừng Khỉ thiêng ở Ubud, Bali, Indonesia. Theo thông tin từ ban quản lý khu rừng, nguyên nhân ban đầu của sự cố được cho là một "cơn gió mạnh và bất ngờ" đã làm một cây lớn đổ xuống, gây tai nạn thương tâm.