Gặp 3 cô gái ‘phượt’ nổi tiếng của Trung Quốc

Gặp 3 cô gái ‘phượt’ nổi tiếng của Trung Quốc
Tranh thủ thời gian sau tốt nghiệp, thay vì lao vào công cuộc tìm kiếm việc làm những bạn trẻ khác như Celesty Lee, Hai Lun, Cai Yun đã xách ba lô tới nhiều vùng đất, quốc gia khác nhau khiến không ít người tại Trung Quốc phải ngưỡng mộ.

Gặp 3 cô gái ‘phượt’ nổi tiếng của Trung Quốc

> Kinh nghiệm của 'phượt thủ' đã đi qua 198 quốc gia
> Phượt với… tử thần!

Tranh thủ thời gian sau tốt nghiệp, thay vì lao vào công cuộc tìm kiếm việc làm những bạn trẻ khác như Celesty Lee, Hai Lun, Cai Yun đã xách ba lô tới nhiều vùng đất, quốc gia khác nhau khiến không ít người tại Trung Quốc phải ngưỡng mộ.

Celesty Lee, tốt nghiệp trường ĐH Hongkong Baptist (HKBU) trong vòng 10 tháng đã đi qua 40 thành phố của 14 quốc gia khác nhau trên thế giới
Celesty Lee, tốt nghiệp trường ĐH Hongkong Baptist (HKBU) trong vòng 10 tháng đã đi qua 40 thành phố của 14 quốc gia khác nhau trên thế giới.

Từng bùng nổ trong giới trẻ phương Tây những năm trước đây, khái niệm “gap year” (là khoảng thời gian - thông thường sau khi tốt nghiệp cấp 3 hoặc đại học - dùng để du lịch hoặc tham gia hoạt động cộng đồng, xã hội để bổ sung kinh nghiệm sống) dần trở nên quen thuộc với bạn trẻ châu Á.

Và tại Trung Quốc, cho dù việc làm là vấn đề hết sức đau đầu đối với các SV vừa ra trường nhưng không ít bạn trẻ quyết định dành khoảng thời gian vừa tốt nghiệp đó để xách ba lô tới nhiều vùng đất, quốc gia, trải nghiệm cuộc sống và trở thành gương mặt được giới trẻ nước này ngưỡng mộ.

Hãy cùng điểm qua hành trình phượt quốc tế như vậy của 3 bạn trẻ Celesty Lee, Hai Lun và Cai Yun trong thời gian “gap year”.

Cùng với bạn trai Alan của mình, hành trang của cô chỉ bao gồm một ba lô quần áo và lỉnh kỉnh máy ảnh, máy quay
Cùng với bạn trai Alan của mình, hành trang của cô chỉ bao gồm một ba lô quần áo và lỉnh kỉnh máy ảnh, máy quay.
Và cả hai đã biến hành trình “phượt” của mình thành một bộ phim du lịch đầy thú vị bằng chính phần mềm do Celesty tự phát triển trên điện thoại có tên “Ciao Vela”
Và cả hai đã biến hành trình “phượt” của mình thành một bộ phim du lịch đầy thú vị bằng chính phần mềm do Celesty tự phát triển trên điện thoại có tên “Ciao Vela”.
Hành trình của hai người là những nước châu Âu mà theo cô, ấn tượng nhất là những vùng ngoại thành ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong ảnh cô cùng bạn trai chụp với người dân của vùng Safranbolu (Thổ Nhĩ Kỳ)
Hành trình của hai người là những nước châu Âu mà theo cô, ấn tượng nhất là những vùng ngoại thành ở Thổ Nhĩ Kỳ. Trong ảnh cô cùng bạn trai chụp với người dân của vùng Safranbolu (Thổ Nhĩ Kỳ).
Celesty đón hoàng hôn bên bãi biển thuộc Hy Lạp vào tháng Sáu 2013
Celesty đón hoàng hôn bên bãi biển thuộc Hy Lạp vào tháng Sáu 2013 .
Sau hơn 300 ngày du lịch bụi tại châu Âu, Celesty Lee trở về và những kỉ niệm trên đường được cô kể lại trên các tờ báo tại Hongkong đã khiến cô trở thành
Sau hơn 300 ngày du lịch bụi tại châu Âu, Celesty Lee trở về và những kỉ niệm trên đường được cô kể lại trên các tờ báo tại Hongkong đã khiến cô trở thành "ngôi sao" trong mắt các bạn trẻ.
Hai Lun tốt nghiệp trường ĐH khoa học chính trị Trung Hoa
Hai Lun tốt nghiệp trường ĐH khoa học chính trị Trung Hoa.
Khi còn học ở trường, cô luôn giành được điểm số cao nhất và thường xuyên có suất học bổng của nhà trường. Việc đầu tiên của cô khi nhận được tấm bằng ĐH hạng ưu là quyết định thực hiện chuyến đi “phượt” để khám phá thế giới bên ngoài sách vở
Khi còn học ở trường, cô luôn giành được điểm số cao nhất và thường xuyên có suất học bổng của nhà trường. Việc đầu tiên của cô khi nhận được tấm bằng ĐH hạng ưu là quyết định thực hiện chuyến đi “phượt” để khám phá thế giới bên ngoài sách vở.
Tuy nhiên, thay vì “phượt” nước ngoài, trong vòng 6 tháng, Hai Lun đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thuộc Trung Quốc để tìm hiểu văn hóa đặc trưng của từng vùng miền. Để có thêm kinh phí và điều kiện tìm hiểu thực tế sâu hơn, cô xin làm cộng tác viên cho một số tổ chức về môi trường, phát triển cộng đồng tại địa phương
Tuy nhiên, thay vì “phượt” nước ngoài, trong vòng 6 tháng, Hai Lun đã có mặt tại hầu hết các tỉnh thuộc Trung Quốc để tìm hiểu văn hóa đặc trưng của từng vùng miền. Để có thêm kinh phí và điều kiện tìm hiểu thực tế sâu hơn, cô xin làm cộng tác viên cho một số tổ chức về môi trường, phát triển cộng đồng tại địa phương.
Sau khi trở về, Hai Lun đã từ chối công việc với khoản lương hậu hĩnh để tập trung cho việc viết một cuốn sách về du lịch dành cho người trẻ. Ngoài ra cô còn mở thêm một số diễn đàn cho các SV trong trường ĐH
Sau khi trở về, Hai Lun đã từ chối công việc với khoản lương hậu hĩnh để tập trung cho việc viết một cuốn sách về du lịch dành cho người trẻ. Ngoài ra cô còn mở thêm một số diễn đàn cho các SV trong trường ĐH.
Cai Yun tốt nghiệp ĐH kỹ thuật Nanyang (Singapore). Khác với hai người bạn kể trên, Cai Yun có bề dày thành tích
Cai Yun tốt nghiệp ĐH kỹ thuật Nanyang (Singapore). Khác với hai người bạn kể trên, Cai Yun có bề dày thành tích "xê dịch". Cô từng có mặt tại Mỹ, đi khắp Nhật Bản trong các chương trình trao đổi văn hóa dành cho học sinh. Trong ảnh: Cai Yun đạp xe dã ngoại tại công viên quốc gia Yellowstone (Mỹ).
Không những thế cô còn có dịp khám phá Nepal khi làm cộng tác viên cho tờ Thời báo Nepal
Không những thế cô còn có dịp khám phá Nepal khi làm cộng tác viên cho tờ Thời báo Nepal.
Trong thời gian
Trong thời gian "gap year" sau tốt nghiệp, Cai Yun quyết định tìm về "Con đường tơ lụa". Trong hành trình kéo dài 70 ngày bắt đầu từ Istanbul (Thổ Nhĩ Kì), cô đã đặt chân tới Iran, Turkmenistan, Kyrgyzstan và Uzbekistan trước khi trở lại Bắc Kinh (TQ).
Trên hành trình của mình, Cai Yun luôn được chào đón nhiệt tình, từ những SV Iran, nhân viên hải quan cho tới bạn trẻ người Kurds
Trên hành trình của mình, Cai Yun luôn được chào đón nhiệt tình, từ những SV Iran, nhân viên hải quan cho tới bạn trẻ người Kurds.
Với cô, đây là những trải nghiệm cực kỳ quý giá trước khi trở thành biên tập của đài truyền hình CCTV
Với cô, đây là những trải nghiệm cực kỳ quý giá trước khi trở thành biên tập của đài truyền hình CCTV.

Theo Vũ Phong
Dân trí

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG
Đề xuất miễn thuế để đưa cổ vật về nước
Đề xuất miễn thuế để đưa cổ vật về nước
TPO - Nhiều chuyên gia văn hóa cho rằng cơ chế về thuế hiện nay đang gây khó khăn trong việc hồi hương cổ vật. Theo đó, nhiều chuyên gia đề xuất miễn thuế hoàn toàn để mở rộng con đường hồi hương cổ vật. Đây là thông tin được đưa ra tọa đàm góp ý Luật Di sản văn hóa (sửa đổi) do Hội Di sản Văn hóa Việt Nam tổ chức ngày 28/3.