TPO - Công ty Gang thép Thái Nguyên (TISCO) từng được xem là “cánh chim đầu đàn của ngành luyện kim Việt Nam”, từng là thương hiệu số 1 Việt Nam về thép xây dựng, từng xuất khẩu sang cả trời Âu… Nhưng chỉ sau 10 năm, TISCO đứng trên bờ vực thẳm, với đống vật liệu ngổn ngang của giai đoạn mở rộng nhà máy chưa biết rồi đây sẽ ra sao?
Còn nhớ, một ngày đầu hè năm 2016, chúng tôi gặp ông Hoàng Ngọc Diệp, Tổng GĐ Cty CP Gang thép Thái Nguyên tại “đảo gang thép” – tên người dân Thái Nguyên đặt cho khu vực đặt nhà máy TISCO.
Thời điểm đó, ông Diệp đang rất trăn trở với các đề xuất lên cấp cao hơn hướng xử lý dự án mở rộng nhà máy giai đoạn 2. Ông Diệp khi đó cũng chỉ là người được đưa lên thay thế, thừa hưởng lại “đống ngổn ngang” của các nhà lãnh đạo trước để lại.
Theo ông Diệp, thời hoàng kim, TISCO có khoảng 13.000 – 14.000 công nhân, với nhiều công ty con và công ty liên kết. TISCO từng giữ vị trí số 1 Việt Nam về thép xây dựng; chiếm 2/3 lượng thép cung cấp làm đường truyền tải điện trên cả nước. Thậm chí, từng có thời điểm TISCO xuất khẩu sản phẩm sang các nước ASEAN, và vươn cả tới thị trường Anh, Úc… và ông Diệp dùng cụm từ “con chim đầu đàn của ngành luyện kim Việt Nam” để nói về thời hoàng kim đó.
Tuy nhiên, giai đoạn 1999-2000, TISCO từng đứng bên bờ vực phá sản 1 lần, công nhân phải đi trồng sắn, trồng khoai, vào rừng hái măng, chặt củi để bán sống qua ngày. Khó khăn vậy, khi đó TISCO vẫn có khoảng 10.000 lao động.
Thế rồi, Trung Quốc thay đổi công nghệ sản xuất thép, đã tài trợ cho TISCO một dây chuyền để nâng cấp nhà máy, và đã làm “con chim đầu đàn” bừng tỉnh.
Thừa đà đó, năm 2003-2004, TISCO trình phương án mở nhà máy giai đoạn 2, với giấy mơ “đầu đàn” lần nữa. Với kế hoạch đầu tư từ khâu khai quặng, tới sản phẩm sắt thép thương mại.
Cùng thời gian này, Tập đoàn Hòa Phát cũng đẩy mạnh đầu tư mở rộng sản xuất, với việc đầu tư cho tinh luyện quặng và phôi trong nước thay vì nhập khẩu.
Trong khi Hòa Phát chỉ mất vài năm đã đưa nhà máy vào sản xuất, phải tới năm 2005, TISCO mới được Chính phủ phê duyệt mở rộng nhà máy giai đoạn 2. Thêm 2 năm chuẩn bị các thủ tục, năm 2007, TISCO mới ký hợp đồng tổng thầu (EPC) với Tập đoàn Xây lắp Luyện kim Trung Quốc (MCC). Khi đó, dự án mở rộng giai đoạn 2 có tổng vốn đầu tư 3.843 tỷ đồng.
Thế rồi, khủng hoảng xảy ra, tỷ giá tăng liên tục, giá nguyên vật liệu tăng theo, trong khi thị trường xây dựng “đóng băng”, vậy là giấc mơ bay cao của TISCO bị đình trệ.
Thời điểm đó, ông Diệp đang rất trăn trở với các đề xuất lên cấp cao hơn hướng xử lý dự án mở rộng nhà máy giai đoạn 2. Ông Diệp khi đó cũng chỉ là người được đưa lên thay thế, thừa hưởng lại “đống ngổn ngang” của các nhà lãnh đạo trước để lại.
Theo ông Diệp, thời hoàng kim, TISCO có khoảng 13.000 – 14.000 công nhân, với nhiều công ty con và công ty liên kết. TISCO từng giữ vị trí số 1 Việt Nam về thép xây dựng; chiếm 2/3 lượng thép cung cấp làm đường truyền tải điện trên cả nước. Thậm chí, từng có thời điểm TISCO xuất khẩu sản phẩm sang các nước ASEAN, và vươn cả tới thị trường Anh, Úc… và ông Diệp dùng cụm từ “con chim đầu đàn của ngành luyện kim Việt Nam” để nói về thời hoàng kim đó.
Tuy nhiên, giai đoạn 1999-2000, TISCO từng đứng bên bờ vực phá sản 1 lần, công nhân phải đi trồng sắn, trồng khoai, vào rừng hái măng, chặt củi để bán sống qua ngày. Khó khăn vậy, khi đó TISCO vẫn có khoảng 10.000 lao động.
Thế rồi, Trung Quốc thay đổi công nghệ sản xuất thép, đã tài trợ cho TISCO một dây chuyền để nâng cấp nhà máy, và đã làm “con chim đầu đàn” bừng tỉnh.
Thừa đà đó, năm 2003-2004, TISCO trình phương án mở nhà máy giai đoạn 2, với giấy mơ “đầu đàn” lần nữa. Với kế hoạch đầu tư từ khâu khai quặng, tới sản phẩm sắt thép thương mại.
Cùng thời gian này, Tập đoàn Hòa Phát cũng đẩy mạnh đầu tư mở rộng sản xuất, với việc đầu tư cho tinh luyện quặng và phôi trong nước thay vì nhập khẩu.
Trong khi Hòa Phát chỉ mất vài năm đã đưa nhà máy vào sản xuất, phải tới năm 2005, TISCO mới được Chính phủ phê duyệt mở rộng nhà máy giai đoạn 2. Thêm 2 năm chuẩn bị các thủ tục, năm 2007, TISCO mới ký hợp đồng tổng thầu (EPC) với Tập đoàn Xây lắp Luyện kim Trung Quốc (MCC). Khi đó, dự án mở rộng giai đoạn 2 có tổng vốn đầu tư 3.843 tỷ đồng.
Thế rồi, khủng hoảng xảy ra, tỷ giá tăng liên tục, giá nguyên vật liệu tăng theo, trong khi thị trường xây dựng “đóng băng”, vậy là giấc mơ bay cao của TISCO bị đình trệ.
Hàng nghìn tỷ đồng đã được TISCO rót vào đống sắt ngổn ngang này. Ảnh: Phạm Thanh.
Sau đó là cả quá trình đằng đẵng những tháng ngày TISCO xin các cấp ngành cho tăng vốn đầu tư, tìm nguồn vốn, đàm phán lại các nhà thầu, nhà cung ứng. Để “vớt” dự án, Chính phủ cho phép TISCO tăng tổng mức đầu tư lên 8.104 tỷ đồng (tăng 4.261 tỷ đồng, hơn gấp đôi so với ban đầu). Tuy nhiên, tìm vốn lại khó, đàm phán giá với nhà đầu tư khó khăn, nên dự án đình trệ tới nay. Máy móc hoen gỉ. Sau thời gian dài làm ăn thua lỗ do phải gánh chi phí dự án mở rộng giai đoạn 2, từ năm 2015-2016, TISCO bắt đầu có lãi. Nhưng riêng chi phí lãi và gốc phải trả cho các ngân hàng cho vay vốn giai đoạn 2 đã lên tới hơn 40 tỷ đồng mỗi tháng, và một đống nợ vượt 1,5 lần vốn điều lệ. Đặc biệt, từ đầu năm 2017, Thanh tra Chính phủ bắt đầu thanh tra toàn diện dự án mở rộng giai đoạn 2 của TISCO, và tương lai của “cánh chim đầu đàn” thuở nào vẫn khó đoán định. Sau khi rót 1.000 tỷ đồng vào TISCO, nhưng không giải ngân trong nhiều năm, mới đây SCIC đã rút toàn bộ số tiền này về. Hiện TISCO có vốn điều lệ 1.840 tỷ đồng, trong đó vốn góp của Tổng Cty Thép Việt Nam là 1.196 tỷ đồng; vốn góp của Cty CP TM Thái Hưng là 368 tỷ đồng; vốn góp của các cổ đông khác là 276 tỷ đồng. Trong đó, cái tên Thái Hưng đang liên tục tăng cổ phần sở hữu tại TISCO trong thời gian gần đây.