Gần 10 triệu USD chôn vùi trong bãi rác

Gần 10 triệu USD chôn vùi trong bãi rác
Một nhân viên IT xứ Wales say mê “cày cuốc” trên máy tính từ năm 2009 và giành được 7.500 bitcoin (một loại tiền điện tử). Ban đầu số bitcoin này hầu như không có giá trị nhưng khi nó vừa bị quẳng ra bãi rác thì giá trị của nó bất ngờ tăng lên tới 8,2 triệu USD.

Gần 10 triệu USD chôn vùi trong bãi rác

Một nhân viên IT xứ Wales say mê “cày cuốc” trên máy tính từ năm 2009 và giành được 7.500 bitcoin (một loại tiền điện tử). Ban đầu số bitcoin này hầu như không có giá trị nhưng khi nó vừa bị quẳng ra bãi rác thì giá trị của nó bất ngờ tăng lên tới 8,2 triệu USD.

Ra đời năm 2009, bitcoin là đồng tiền đầu tiên không được quản lý bởi bất kỳ cơ quan chính phủ nào. Ảnh: Reuters
Ra đời năm 2009, bitcoin là đồng tiền đầu tiên không được quản lý bởi bất kỳ cơ quan chính phủ nào. Ảnh: Reuters.

Anh James Howells ở thành phố Newport, xứ Wales đang lồng lộn tìm lại 7.500 bitcoin có được từ năm 2009. Anh không thể tưởng tượng số bitcoin ban đầu hầu như không có giá trị này lại tăng giá tới chóng mặt như vậy.

Hồi đầu tuần này, mỗi bitcoin đã đạt được giá trị 1.000 USD và tới hôm nay, tổng giá trị của 7.500 bitcoin đã lên tới 8,2 triệu USD. Tuy nhiên, đó lại không hẳn là tin mừng đối với chàng nhân viên IT 28 tuổi này. Bởi chiếc ổ cứng lưu giữ số bitcoin này đã bị anh ném vào sọt rác vài tháng trước đó.

Anh James vội vã lao tới bãi tập kết rác thải địa phương, tuy nhiên nhìn tầng tầng lớp rác chất đống tại đây, người đàn ông trẻ gần như tuyệt vọng.

“Khi tôi tới gặp người quản lý tại bãi rác, ông ta đưa tôi tới khu vực chứa số rác trong thời gian gần nhất. Trước mắt tôi là một khối rác khổng lồ cỡ một sân vận động, suy nghĩ đầu tiên trong đầu tôi là chẳng còn cơ hội nào nữa” - James Howells chia sẻ với báo giới địa phương.

Ra đời năm 2009, bitcoin, đồng tiền đầu tiên không được quản lý bởi bất kỳ cơ quan chính phủ nào. Cho đến nay, người ta vẫn chỉ biết bitcoin là sản phẩm của một người (hoặc một nhóm người) bí ẩn có biệt hiệu Satoshi Nakamoto. Chúng được tạo ra bởi các thuật toán được vận hành bởi một hệ thống máy tính với các bước xử lý số liệu phức tạp.

Việc “cày cuốc” để giành được các bitcoin sẽ ngày càng khó hơn theo thời gian, đòi hỏi những người theo đuổi phải nâng cấp các máy tính ngày càng mạnh hơn và cải thiện phương thức của mình.

Theo Đỗ Quyên
Người lao động, The Economist

Theo Đăng lại
MỚI - NÓNG