Gác bằng đại học, nuôi thỏ sạch làm giàu

0:00 / 0:00
0:00
TP - Gác tấm bằng đại học ngành môi trường, anh Nguyễn Mạnh Hùng (36 tuổi, ngụ xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi) quyết định tìm hiểu mô hình nuôi thỏ sạch, mở ra sinh kế cho nhiều thanh niên, nông dân ở địa phương và nhiều vùng lân cận.

Tay ngang làm hợp tác xã thỏ

Đến thăm trang trại chăn nuôi thỏ của anh Nguyễn Mạnh Hùng, chúng tôi không khỏi trầm trồ khi thấy chuồng trại quy mô, được đầu tư rất bài bản. Anh kể, trên địa bàn đã có một số hộ nuôi thỏ nhưng chỉ xác định là nghề làm thêm chứ không đẩy thành ngành chủ lực. Thế là anh tận dụng vườn nhà, mở trại nuôi thỏ sạch thử nghiệm. Trong quá trình tìm thị trường tiêu thụ, anh phát hiện thực tế có một phân khúc người tiêu dùng rất thích thịt thỏ.

Gác bằng đại học, nuôi thỏ sạch làm giàu ảnh 1

Mô hình nuôi thỏ sạch ở xã An Nhơn Tây (huyện Củ Chi) giúp nhiều thanh niên thoát nghèo, vươn lên làm giàu

Anh chia sẻ, nuôi thỏ sạch là chuẩn hóa con giống và quy trình nuôi. Trong quá trình nuôi thỏ phải xử lý chuồng trại, con giống để môi trường chăn nuôi tốt; phòng bệnh triệt để đàn thỏ để giảm tối đa thuốc kháng sinh, tăng trưởng trong chăn nuôi… Thức ăn cho thỏ là kết hợp 50% cám viên công nghiệp và 50% cỏ tươi.

“HTX sẽ hỗ trợ vật tư, lồng chuồng, cám, giống cho các vệ tinh với giá cả hợp lý. Có nhóm chuyển giao kỹ thuật nuôi thỏ sạch cho các vệ tinh. HTX bao tiêu đầu ra thỏ giống và thỏ thịt cho bà con nuôi thỏ”

Anh Nguyễn Mạnh Hùng

Nhận thấy nghề nuôi thỏ đem lại hiệu quả kinh tế cao nhưng chăn nuôi nhỏ lẻ thiếu liên kết sẽ có nhiều rủi ro hơn, năm 2018, anh Hùng bắt đầu kêu gọi các hộ nuôi thỏ cùng tham gia mô hình tổ hợp tác với 10 xã viên. Tháng 3/2022, mô hình được nâng lên Hợp tác xã (HTX) thỏ sạch An Nhơn Tây với 40 thành viên, có vệ tinh rộng khắp các huyện Củ Chi, Bình Dương, Tây Ninh… Tổng đàn thỏ của hợp tác xã có gần 15.000 con; trong đó hơn 3.000 thỏ đẻ.

Vươn lên làm giàu

Khoe thành quả là những chú thỏ con khỏe mạnh, xã viên Nguyễn Thanh Toàn (37 tuổi, ngụ ấp Gót Chàng, xã An Nhơn Tây, huyện Củ Chi) cho biết, năm 2020 anh bỏ việc công nhân mở trại nuôi thỏ. “Lúc đầu mình chỉ nuôi thử vài chục con, sau nâng lên 100 con, đến nay có hơn 500 con thỏ. Mỗi tháng, tôi cung cấp ra thị trường trung bình 200 con thỏ các loại từ thỏ con, thỏ thịt, thỏ giống… thu nhập từ 15-20 triệu đồng/tháng, lo được cho gia đình có cuộc sống sung túc” - anh Toàn chia sẻ.

Theo Giám đốc HTX Nguyễn Mạnh Hùng, hiện nay việc tiêu thụ thỏ tương đối ổn định, đảm bảo người chăn nuôi có lợi nhuận khi vào chuỗi liên kết. Trung bình mỗi tháng HTX xuất bán khoảng 3.000 con thỏ thịt (6 tấn). Giá thỏ hơi hiện nay được mua với giá 80.000 đồng/kg, cao nhất từ trước đến nay. Đây là mô hình không cần vốn đầu tư nhiều, chỉ cần 3-5 triệu đồng là có thể nuôi thỏ và có khả năng thu hồi vốn nhanh. Nuôi thỏ khá nhàn và đơn giản.

MỚI - NÓNG
Đổ vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải vào trường học, khu dân cư
Đổ vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải vào trường học, khu dân cư
TPO - Hàng nghìn khối vật chất nạo vét lẫn đầy bùn thối, rác thải nhựa, đá tảng, bê tông thải loại từ khu vực đập La Ỷ (cạnh sông Hương đoạn qua phường Phú Thượng, TP. Huế) đổ vào sân bóng, khu dân cư, trường học, gây nguy cơ biến đổi hiện trạng sử dụng đất, làm ô nhiễm môi trường...