Gã phụ hồ giết tình nhân rồi giấu xác dưới cống

Bị cáo Bé Hai (áo đen) tại phiên tòa phúc thẩm.
Bị cáo Bé Hai (áo đen) tại phiên tòa phúc thẩm.
Sau khi giết chết người tình hờ, Bé Hai lấy toàn bộ tiền và nữ trang trên người nạn nhân rồi vứt xác xuống đường cống thoát nước nhằm phi tang.

Ngày 24/3, TAND tối cao tại TP.HCM đã xét xử phúc thẩm, tuyên bác kháng cáo giữ y án sơ thẩm với mức phạt tử hình dành cho bị cáo Danh Bé Hai (SN 1975, quê Kiên Giang) về tội “giết người” và “cướp tài sản”.

Tháng 3/2012, Bé Hai từ quê nhà lên Bình Dương để làm phụ hồ. Trong thời này, Bé Hai quen biết khá thân thiết với bà L.K.T (SN 1967, quê Cà Mau).

Sau một thời gian làm phụ hồ, do tiền công không được trả đầy đủ nên Bé Hai quyết định quay về quê nhà. Ngày 28/2/2013, Bé Hai điện thoại rủ bà T. đi chơi để chia tay trước khi về quê. Bà T. đồng ý và hẹn gặp ở một khu đất trống trên địa bàn xã Thới Hòa, huyện Bến Cát, tỉnh Bình Dương.

Tại đây, lợi dụng lúc âu yếm, Bé Hai nhẹ nhàng tháo sợi dây chuyền trên cổ bà T. thì bị phát hiện. Bà T. liền đẩy Bé Hai ra xa, Bé Hai liền chồm tới xô ngã bà T. té xuống đất rồi dùng tay bóp cổ và bịt mũi bà T. đến khi bà T. tử vong.

Khi biết bà T. đã chết, Bé Hai liền lục lấy hết tiền, tài sản trên người nạn nhân sau đó quăng xác xuống đường cống thoát nước gần đó nhằm phi tang chứng cớ. Sau khi gây án, Bé Hai trốn về Kiên Giang, bán số tài sản của bà T. được hơn 8,5 triệu đồng rồi trả nợ và tiêu xài cá nhân.

Đến gần 1 tháng sau, thi thể bà T. mới được người dân phát hiện trong quá trình phân hủy. Ngay sau đó, Công an Tp.HCM đã cho điều tra và truy tìm hung thủ. Đến ngày 1/6/2013, Bé Hai bị cơ quan bắt giữ khi đang ở TP.HCM làm phụ hồ.

Theo Theo VOVGT
MỚI - NÓNG
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
Trung ương Đoàn trao tặng công trình số hoá khu di tích lịch sử tại Điện Biên
TPO - Trung ương Đoàn thực hiện 3 công trình số hóa các di tích lịch sử, địa chỉ đỏ cho tỉnh Điện Biên nhân dịp kỷ niệm 70 năm Chiến thắng Điện Biên Phủ, gồm: Điểm Di tích Sở Chỉ huy Chiến dịch Điện Biên Phủ ở Mường Phăng, Điểm Di tích Đồi A1 và Điểm Di tích Trung tâm đề kháng Him Lam (Đồi Him Lam), với tổng trị giá 300 triệu đồng.