“Film Influencer” Lucas Luân Nguyễn: COVID-19 khiến khán giả Việt thay đổi cách xem phim

HHT - Không tự nhận là nhà phê bình, Lucas Luân Nguyễn thấy mình vừa vặn với danh xưng Film Influencer (người có sức ảnh hưởng trong lĩnh vực phim ảnh). Khi lĩnh vực này phải nhận những tín hiệu tiêu cực từ đại dịch COVID-19, Lucas Luân Nguyễn đã có nhận định gì? 

Profile nhân vật

Cựu du học sinh ngành Quản lý Nghệ thuật tại trường Đại học Macquarie (Úc).

Là một film influencer đa tài với khả năng đàn, hát, dịch thuật, lồng tiếng...

Anh hiện là giảng viên thỉnh giảng tại trường Đại học Hoa Sen và làm việc chủ yếu trong lĩnh vực Marketing.

“Film Influencer” Lucas Luân Nguyễn: COVID-19 khiến khán giả Việt thay đổi cách xem phim ảnh 1 Lucas Luân Nguyễn là cái tên quen thuộc với cộng đồng mê phim ảnh

Đến rạp không còn là thói quen của khán giả

Sau thời gian dài cách ly xã hội, liệu thói quen xem phim của khán giả Việt có còn như cũ?

Tôi nghĩ họ thay đổi nhiều. Trong đợt nghỉ dịch, họ tìm đến phim trực tuyến nhiều hơn. Nhiều nội dung, phim truyền hình mới lên ngôi trong lúc mọi người không được ra rạp. Và họ nhận thấy một điều là không cần thiết phải coi qua màn hình lớn nữa.

Tôi thấy bây giờ người ta chọn ra rạp tùy vào thể loại phim, ví dụ chỉ ra rạp để coi phim hành động. Phim tình cảm thì ở nhà trùm mền khóc, thriller (phim giật gân) thì ở nhà trùm mền coi, horror (phim kinh dị) ở nhà trùm mền sợ. Do đó tôi nghĩ người ta đang rất cẩn trọng với số tiền bỏ ra để xem những thể loại họ thích. Họ bắt đầu không thấy đến rạp là một thói quen như “hồi đó” nữa.

“Film Influencer” Lucas Luân Nguyễn: COVID-19 khiến khán giả Việt thay đổi cách xem phim ảnh 2 Khán giả không thấy đến rạp là một thói quen như “hồi đó” nữa. 

Bây giờ muốn kéo người ta ra rạp chỉ có hai cách. Một là phim phải rất hành động, rất giải trí mà mình phải xem để bằng người ta. Hai là phim tạo trend (trào lưu), trên mạng xã hội, ai cũng nói về nó hết. Mình không nói thì mình kì, mình phải xem!

Bên dưới bài “Hạn chế diễn viên uống rượu bia trong phim” của một trang báo, một độc giả trung niên bình luận: “Nên hạn chế luôn phim ảnh hay các hình thức giải trí khác. Toàn là vô bổ”. Phải chăng người lớn không còn là khán giả của phim Việt?

Người lớn vẫn là khán giả của phim ảnh chứ, ai lại không có nhu cầu xem phim. Nhưng đúng là bây giờ khó kéo người lớn ra rạp, vì độ tuổi xem phim điện ảnh sẽ rơi vào độ tuổi teen (13 - 19 tuổi), dân văn phòng. Sau 40 tuổi, họ bắt đầu lười ra rạp rồi, tới ngưỡng 45 - 50 tuổi thì rất khó muốn đi. Đến tuổi đó rồi, họ rất khó hình dung phim Việt bây giờ ra sao, vẫn nghĩ phim Việt là những phim rất chán. Nhưng họ cũng không ra rạp để xem phim nước khác vì mắt khó đọc phụ đề. Tuổi càng lớn thì càng có xu hướng thích ở nhà xem TV. Đó là lí do phim truyền hình vẫn có đối tượng khán giả ổn định.

“Film Influencer” Lucas Luân Nguyễn: COVID-19 khiến khán giả Việt thay đổi cách xem phim ảnh 3 Bây giờ muốn kéo người ta ra rạp chỉ có hai cách. Một là phim phải rất hành động, rất giải trí mà mình phải xem để bằng người ta.

Vậy điều gì có thể khiến nhóm khán giả này đến rạp, ngoài những gương mặt truyền hình “quốc dân” như Trấn Thành và Trường Giang?

Người trẻ. Người trẻ có khuyến khích ba mẹ, cô chú, anh chị, ông bà mình ra rạp xem phim không? Tôi nghĩ những người lứa tuổi đó chỉ ra rạp vì có gia đình rủ rê.

Phim Việt có thể đứng một mình?

Vừa qua, Hiệp hội Xúc tiến Phát triển Điện ảnh Việt Nam đề xuất Thủ tướng Chính phủ hỗ trợ vì lo ngại dịch bệnh có thể khiến phim Việt thưa vắng trong nửa cuối năm nay. Nhưng chỉ từ tháng 5 đến tháng 7, ít nhất ba phim Việt đã khởi chiếu. Anh nghĩ đó là dấu hiệu tích cực hay tiêu cực?

Khi dịch bệnh mới bùng phát, người ta dự đoán đây là lúc phất lên của phim Việt khi không cạnh tranh với phim nước ngoài. Từ đây đến cuối năm có nhiều dự án hứa hẹn.

Nhưng Bằng chứng vô hình là phim đầu tiên sau dịch và đang không được tốt lắm. Người ta bắt đầu lo ngại vì phim Việt có thể đứng một mình, nhưng phải có một phim lớn cạnh tranh kế bên thì người ta mới chịu ra rạp. Có một hiệu ứng gọi là “hiệu ứng tràn rạp”. Ví dụ, một phim lớn như Avengers: Endgame chiếu và có một phim nhỏ chiếu nữa thì đôi khi phim nhỏ đó sẽ được hưởng lợi. Hết vé, tràn rạp. Ở một mức độ nào đó, hiệu ứng cho thấy cái gì cũng cần một sự kích thích.

“Film Influencer” Lucas Luân Nguyễn: COVID-19 khiến khán giả Việt thay đổi cách xem phim ảnh 4 "Bằng chứng vô hình" là phim Việt đầu tiên ra rạp sau dịch, được khen rất nhiều về nội dung nhưng đáng tiếc doanh thu không đạt kỳ vọng.

Các phim gần đây đều có hướng đi mới, thậm chí có tên tuổi thu hút như Sơn Tùng M-TP, nhưng hiệu ứng không lan tỏa như tưởng tượng. Vấn đề nằm ở đâu?

Riêng phim Sky Tour của Sơn Tùng đã được 10 tỉ mấy, trong 10 ngày, mà lại còn là phim tài liệu âm nhạc thì đó là một dấu ấn rất ấn tượng.

Bằng chứng vô hình thì mặc dù phim không bị chê, nhưng không thấy ai đi coi hết, chứng tỏ phim không vô gu khán giả thì cũng không thể kéo họ ra rạp được.

Không lẽ vấn đề chỉ nằm ở khán giả?

Vấn đề của phim thời kỳ này nằm ở bản chất của phim. Phim phải đúng vô cái khán giả cần. Một bộ phim không chỉ hay, mà phải thật sự hay.

“Film Influencer” Lucas Luân Nguyễn: COVID-19 khiến khán giả Việt thay đổi cách xem phim ảnh 5 Phim phải đúng vô cái khán giả cần. Một bộ phim không chỉ hay, mà phải thật sự hay.

Phòng vé vẫn còn luận anh hùng

Nhiều phim trực tuyến đang có chất lượng điện ảnh, dần trở thành thói quen mới của khán giả. Anh nghĩ phim trực tuyến có nên là hướng đi sắp tới của các nhà làm phim điện ảnh Việt Nam?

Đó chỉ là câu chuyện của Netflix thôi. Việt Nam vẫn đang là câu chuyện làm 10 phim thì có 1 - 2 phim hay. Nhưng mình chỉ có thể làm 10 phim mà chỉ có 1-2 phim hay với điều kiện trước đó mình đã có 30 phim hay rồi. Thị trường còn trẻ, vẫn chông chênh lắm.

Với các dự án phim giai đoạn này, hoàn vốn đã là thành công. Sinh viên và bạn bè của anh trong lĩnh vực điện ảnh có thấy lo lắng, trăn trở về điều này không?

Tình trạng bây giờ, tôi nghĩ hoàn vốn cũng là may mắn. Nhưng một bộ phim thành công hay thất bại, ở khía cạnh nào đó, không nói lên được khả năng, tầm nhìn của đạo diễn. Nhiều bộ phim thành công về doanh thu nhưng xét về kịch bản thì rất tệ. Việt Nam vẫn còn trong thời “phòng vé luận anh hùng”, nghĩa là một bộ phim muốn gọi là thành công thì phải thành công về doanh thu đã...

“Film Influencer” Lucas Luân Nguyễn: COVID-19 khiến khán giả Việt thay đổi cách xem phim ảnh 6 Xem phim trực tuyến tại nhà dần trở thành thói quen của khán giả trẻ.

Khán giả Việt thường không chú trọng tính nghệ thuật để thưởng thức mà quan tâm nội dung để giải trí. Vậy người làm phim nên chú trọng yếu tố nào?

Về cơ bản, văn hóa đại chúng là một dạng thức ăn nhanh. Mình rất dễ tiêu thụ, nhưng cũng rất dễ quên.

Tôi nghĩ người làm phim nên chú trọng vào con người của họ chứ không chỉ riêng yếu tố nào. Làm phim, ở một mức độ nào đó, là khám phá bản thân mình. Nếu đã chấp nhận làm phim, mình phải sẵn sàng phơi bày con người mình ra cho cả thế giới thấy.

Xin cảm ơn anh vì buổi trò chuyện.

Theo Ảnh tổng hợp từ Internet
MỚI - NÓNG
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
Tween Tiểu học Nam Thành Công xúc động, vui Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên
HHT - Liên hoan "Chiến sĩ nhỏ Điện Biên" của trường Tiểu học Nam Thành Công (Hà Nội) diễn ra đầy ấn tượng với những tiết mục văn nghệ, hoạt cảnh đầu tư công phu, chỉn chu. Phần thi kiến thức liên quan tới chiến dịch Điện Biên Phủ để lại dấu ấn sâu đậm nhờ sự thông minh, đáng yêu của các bạn nhỏ.

Có thể bạn quan tâm

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

Dubai cảnh báo khẩn vì bất ngờ hứng lượng mưa bằng 2 năm chỉ trong một ngày

HHT - Bình thường vẫn nóng và khô theo kiểu sa mạc, thậm chí vài hôm trước vẫn rất nóng bức, nhưng rồi thành phố Dubai (UAE) bất ngờ có mưa to. Mưa nhiều đến mức lượng mưa trong một ngày bằng tổng lượng mưa ở đây trong 2 năm, gây rất nhiều khó khăn cho cuộc sống của người dân vốn không quen với mưa thế này.
Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

Cùng ở miền Bắc nhưng nhiệt độ tại Sơn La lại chênh lệch rất lớn so với Hà Nội

HHT - Nắng nóng tiếp tục diễn ra gay gắt tại nhiều nơi trên cả nước, trong đó có các tỉnh Tây Bắc Bộ. Tại Yên Châu (Sơn La), mức nhiệt đo được lúc 13h lên đến 41,7 độ C. Trong khi đó, Đông Bắc Bộ có nền nhiệt duy trì ngưỡng cao nhất khoảng 29-32 độ C. Vì sao lại có sự khác biệt rõ rệt này?