Fan phim sinh tồn so sánh “Alice in Borderland” và “Squid Game”: Phim nào lôi cuốn hơn?

0:00 / 0:00
0:00
HHT - Khi "Squid Game" lên sóng, "Alice in Borderland" cũng bất ngờ hot trở lại trên Twitter và các diễn đàn phim ảnh. Tuy nội dung chính khác nhau nhưng vì có cùng thể loại trò chơi sinh tồn nên các fan tranh luận sôi nổi về điểm cộng và điểm trừ của mỗi phim.

(Lưu ý: Bài viết có thể tiết lộ nội dung phim)

Khi Squid Game lên sóng, Alice in Borderland bất ngờ gây sốt trở lại trên Twitter và các diễn đàn phim ảnh. Ban đầu, một số khán giả bất ngờ tưởng có tin tức gì mới, kháo nhau liệu có phải mùa 2 của phim đã lên sóng không?

Fan phim sinh tồn so sánh “Alice in Borderland” và “Squid Game”: Phim nào lôi cuốn hơn? ảnh 1

Nhiều netizen bối rối khi Alice in Borderland sốt trở lại.

Fan phim sinh tồn so sánh “Alice in Borderland” và “Squid Game”: Phim nào lôi cuốn hơn? ảnh 2

Nguyên nhân là vì Squid Game mới lên sóng có đề tài về trò chơi sinh tồn.

Nhưng sau khi tìm hiểu, hóa ra nguyên nhân là do Squid Game lên sóng nên đã khiến nhiều người tìm xem lại Alice in Borderland. Từ đó, các ý kiến bình luận về điểm cộng và điểm trừ của riêng mỗi phim diễn ra sôi nổi khắp nơi.

Fan phim sinh tồn so sánh “Alice in Borderland” và “Squid Game”: Phim nào lôi cuốn hơn? ảnh 3

Các netizen sôi nổi bàn luận về hai bộ phim.

Nội dung: Squid Game thực tế, Alice in Borderland viễn tưởng

Alice in Borderland (tựa Việt: Thế Giới Không Lối Thoát) lên sóng Netflix vào tháng 12/2020. Bộ phim xoay quanh nhân vật chính là Arisu (Yamazaki Kento) sống không có mục đích, ngày ngày chỉ cắm mặt cày game. Một ngày nọ, Arisu thấy mình cùng hai người bạn thân bỗng xuất hiện ở một Tokyo hoang tàn, và bị buộc tham gia vào những trò chơi sinh tồn. Arisu phải tìm cách chiến thắng các trò chơi, tìm đường trở về nhà.

Alice in Borderland khi lên sóng thành công đến mức chỉ sau 2 tuần công chiếu, Netflix liền xác nhận sẽ thực hiện phần 2.

Fan phim sinh tồn so sánh “Alice in Borderland” và “Squid Game”: Phim nào lôi cuốn hơn? ảnh 4

Alice in Borderland.

Squid Game (tựa Việt: Trò Chơi Con Mực) là phim của Hàn cũng khai thác về đề tài trò chơi sinh tồn, lên sóng trọn bộ vào 17/9 vừa qua. Bộ phim xoay quanh nhân vật trung tâm là Ki Hoon (Lee Jung Jae) đang nợ ngập đầu, nên anh ta không đủ điều kiện tài chính để giành quyền nuôi con, mẹ thì đang mắc bệnh nặng cần phẫu thuật.

Ki Hoon được mời tham gia một trò chơi cùng với hàng trăm người chơi cũng nợ nần giống mình. Người thắng cuối cùng sẽ nhận được số tiền thưởng khổng lồ đủ sống sung sướng đến cuối đời.

Fan phim sinh tồn so sánh “Alice in Borderland” và “Squid Game”: Phim nào lôi cuốn hơn? ảnh 5

Squid Game.

Dựa trên nội dung đã được công chiếu, có thể thấy hai bộ phim có cách khai thác và phát triển khác biệt. Squid Game hướng đến thực tế và khai thác yếu tố tâm lý xã hội, vốn luôn là thế mạnh của Hàn. Và bộ phim đã làm rất tốt khi cho người xem thấy được muôn vàn số phận của những người chơi khác nhau.

Alice in Borderland lại có nhiều yếu tố viễn tưởng hơn khi các nhân vật lẫn khán giả đều chưa rõ Tokyo trong phim là thực hay giả, tại sao lại bỗng chốc trở nên hoang tàn. Mục đích của trò chơi này vẫn còn để ngỏ, và khán giả chờ đợi nó sẽ được tiết lộ trong season 2.

Fan phim sinh tồn so sánh “Alice in Borderland” và “Squid Game”: Phim nào lôi cuốn hơn? ảnh 6

Hệ thống trò chơi: Squid Game còn đơn giản

Đa số ý kiến đều đồng ý rằng Squid Game thiết kế trò chơi dựa trên các trò chơi của trẻ em như tách kẹo, kéo co, bắn bi… mà không “nâng cấp”đủ tầm nên còn đơn giản. Một trong những điểm thu hút của thể loại trò chơi sinh tồn chính là “trò chơi”, nhưng Squid Game không có trò nào đủ chất để đọng lại khi bộ phim kết thúc và khiến khán giả phải bàn luận.

Fan phim sinh tồn so sánh “Alice in Borderland” và “Squid Game”: Phim nào lôi cuốn hơn? ảnh 7

Trò chơi tách kẹo trong Squid Game.

Về điểm này, Alice in Borderland làm tốt hơn. Các trò chơi của Alice in Borderland đều được thiết kế với tính chất riêng, nó còn ngầm "tiết lộ" trước độ khó thông qua biểu tượng của quân bài kèm theo giúp gia tăng mức độ căng thẳng.

Có trò chơi thiên về dùng đầu óc, có trò chơi là cuộc chiến của thể lực, có trò chơi lại đơn thuần chỉ là thử vận may. Chính sự khác biệt này khiến khán giả sau khi bộ phim kết thúc có thể bàn luận về mỗi trò chơi và trải nghiệm mà nó mang lại, bình chọn đâu là trò chơi khiến họ ấn tượng nhất.

Fan phim sinh tồn so sánh “Alice in Borderland” và “Squid Game”: Phim nào lôi cuốn hơn? ảnh 8

Trò chơi "trốn tìm" phiên bản Alice in Borderland.

Vai trò của các nhân vật: Alice in Borderland rõ nét hơn

Squid Game có dàn nhân vật khá ấn tượng cùng câu chuyện đằng sau, nhưng đáng tiếc là khả năng của mỗi nhân vật chưa được khai thác triệt để. Ở đây chính là sở trường, sở đoản của mỗi nhân vật và cả tính cách của họ ảnh hưởng đến kết quả cuối cùng của trò chơi.

Kịch bản của Squid Game cũng có khai thác đến như Sang Woo (Park Hae Soo) đã dùng trí tuệ của mình trong trò chơi kéo co, hay sử dụng mánh lới trong trò bắn bi. Nhưng nỗ lực này vẫn còn ít ỏi, bởi các nhân vật khác vẫn khá nhạt nhòa khi kịch bản không có chỗ để khai thác thế mạnh riêng của họ rõ nét hơn.

Fan phim sinh tồn so sánh “Alice in Borderland” và “Squid Game”: Phim nào lôi cuốn hơn? ảnh 9

Squid Game có nhiều nhân vật ấn tượng nhưng khai thác chưa hết tiềm năng.

Alice in Borderland làm điều này khá tốt khi mỗi nhân vật đều có thể là “cao thủ” trong trò chơi tương thích với năng lực của họ. Nhân vật chính Arisu có thể dựa vào kinh nghiệm cày game và bản năng của game thủ để tìm ra cách “vận hành” và tìm đường chiến thắng. Nhưng trong một số trò chơi khác, thể lực vượt trội cùng phản xạ được trui rèn trong môi trường hoang dã của Usagi (Tsuchiya Tao) mới là chìa khoá quyết định đưa tất cả thoát khỏi hiểm cảnh.

Trong Alice in Borderland, không ai luôn là kẻ mạnh, cũng không ai luôn là kẻ yếu. Tất cả phải phát huy hết sở trường của mình và học cách hợp tác với người khác.

Fan phim sinh tồn so sánh “Alice in Borderland” và “Squid Game”: Phim nào lôi cuốn hơn? ảnh 10

Cô nàng leo trèo Usagi của Alice in Borderland.

Một số bình luận của người xem:

“Tôi nghĩ Nhật Bản có xu hướng làm những bộ phim thể loại này tốt hơn, đây vốn là sở trường của họ mà, nên phim của Nhật thường sẽ thú vị và sáng tạo hơn. Squid Game xem ổn phết, nhưng thật tình Alice in Borderland vẫn nhỉnh hơn.”

“Tôi chọn Alice in Borderland, đơn giản vì Squid Game không có Kuina, haha.” (Kuina là một nhân vật trong Alice in Borderland, được diễn bởi Asahina Aya)

Fan phim sinh tồn so sánh “Alice in Borderland” và “Squid Game”: Phim nào lôi cuốn hơn? ảnh 11

"Đả nữ" Kuina của Alice in Borderland.

Squid Game thì thực tế hơn, trong khi Alice in Borderland thì có các yếu tố giả tưởng kiểu khoa học viễn tưởng hơn. Mỗi phim có một cái hay riêng mà.”

“Trò chơi trong Squid Game quá đơn giản, cốt truyện cũng dễ đoán nữa. Các cú twist của phim về trùm cuối hay anh trai của anh cảnh sát, tôi đoán được hết luôn từ sớm.”

“Tranh luận làm gì, với tôi người chiến thắng là Battle Royale nha.” (Battle Royale là một phim điện ảnh nổi tiếng, được xem là huyền thoại của Nhật thuộc thể loại phim sinh tồn)

Fan phim sinh tồn so sánh “Alice in Borderland” và “Squid Game”: Phim nào lôi cuốn hơn? ảnh 12

Dàn diễn viên Alice in Borderland trẻ trung.

“Tôi thích Squid Game. Nó thể hiện và phản ánh thực tế cuộc sống tốt hơn. Cuộc sống của những người nghèo không là gì cả và chỉ tồn tại để phục vụ những người giàu có.”

“Những ý kiến bảo Alice in Borderland không phản ánh thực tế là sai lầm nha. Đó là vì season 2 chưa lên sóng thôi. Tôi sẽ không spoil đâu, nhưng ai tò mò có thể tìm đọc truyện tranh trước khi phim chiếu nha.”

Squid Game đã cố gắng thêm hương vị Hàn Quốc vào nhưng cốt truyện quá nhạt á. Mấy tập gần cuối không hấp dẫn lắm. Nhưng tôi thích các nhân vật trong phim này hơn, có lẽ vì họ lớn tuổi hơn và không có gì để mất. Diễn xuất từ dàn diễn viên gạo cội cũng tốt hơn nữa.”

Fan phim sinh tồn so sánh “Alice in Borderland” và “Squid Game”: Phim nào lôi cuốn hơn? ảnh 13

Squid Game là "sân chơi" của gạo cội.

Fan phim sinh tồn so sánh “Alice in Borderland” và “Squid Game”: Phim nào lôi cuốn hơn? ảnh 17
MỚI - NÓNG
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" đến với các địa danh lịch sử tại Yên Bái
Ngày 24/4, sau Lễ xuất quân Hành trình "Điện Biên Phủ - Khát vọng non sông" năm 2024 tại Hà Nội, đoàn hành trình "Tôi yêu Tổ quốc tôi" tuyến số 2 do đồng chí Ngô Văn Cương - Bí thư T.Ư Đoàn, Chủ nhiệm Uỷ ban kiểm tra T.Ư Đoàn làm trưởng đoàn đã khởi hành tới các địa danh lịch sử gắn với Chiến dịch Điện Biên Phủ trên địa bàn tỉnh Yên Bái.
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Khánh thành công trình Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội ở Điện Biên
Trong khuôn khổ các hoạt động của Liên hoan Chiến sĩ nhỏ Điện Biên toàn quốc lần thứ V, năm 2024 cấp Trung ương; đồng thời phát triển văn hóa đọc, tạo sân chơi tương tác, sinh hoạt Đội cho thiếu nhi tỉnh Điện Biên, ngày 24/4/2024, Hội đồng Đội Trung ương tổ chức chương trình trao tặng và bàn giao công trình “Không gian đọc sách, tương tác và sinh hoạt Đội” tại Nhà Thiếu nhi tỉnh Điện Biên.

Có thể bạn quan tâm