Facebook gỡ bỏ 1,5 triệu đoạn video sao chép về vụ xả súng ở New Zealand

Để tôn trọng các nạn nhân của vụ xả súng tại New Zealand, nhà điều hành Facebook đã gỡ bỏ 1,5 triệu đoạn video sao chẹp vụ xả súng này.
Để tôn trọng các nạn nhân của vụ xả súng tại New Zealand, nhà điều hành Facebook đã gỡ bỏ 1,5 triệu đoạn video sao chẹp vụ xả súng này.
TPO - Đại diện mạng xã hội Facebook đã gỡ bỏ 1,5 triệu đoạn video sao chép về vụ tấn công khủng bố ở New Zealand trong vòng 24 giờ đầu tiên và cho biết sẽ gỡ bỏ bất kỳ các clip nào có liên quan tới hình ảnh kẻ sát nhân cho dù nó không phá vỡ các qui định thông thường.

Đây là một thách thức lớn liên quan tới các tài liệu bạo lực và xúc phạm trên các mạng xã hội. 55 người đã bị thiệt mạng trong vụ xả súng tại hai nhà thờ Hồi giáo ở Christchurch và kẻ thủ ác đã tường thuật trực tiếp vụ giết người của hắn trong suốt 17 phút trên Facebook.

Mặc dù đoạn băng gốc đã bị gỡ bỏ sau đó một giờ và bị cấm trên các phương tiện truyền thông xã hội phổ biến nhất, nhưng ngay sau đó nhiều người dùng khác đã tải lên các đoạn clip bạo lực đó, khiến cho các công ty công nghệ phải chật vật để gỡ bỏ nó khỏi máy chủ của mình.

Thủ tướng New Zealand Jacinda Ardern cho biết, bà sẽ tìm kiếm các cuộc nói chuyện với Facebook nhằm chấm dứt việc lưu hành đoạn video này.

Facebook bắt đầu cung cấp cho người dùng tính năng livestream (truyền trực tiếp) kể từ năm 2016 và nó ngày càng trở nên nổi tiếng hơn sau một loạt các vụ thảm sát và tự tử được truyền trực tiếp bằng tính năng này.

Thủ tướng Ardern nói: “Đây là một vấn đề đã đi quá xa ở New Zealand nhưng không có nghĩa là chúng ta không thể không đóng một vai trò tích cực trong việc giải quyết vấn đề. Đây là một vấn đề mà tôi sẽ trao đổi trực tiếp với Facebook”.

Vấn đề này cũng đang gây tranh luận trong số các chính trị gia tại Anh. Nhiều chính trị gia của Anh, trong đó có cựu Bộ trưởng Tài chính Philip Hammond cho biết, các công ty truyền thông xã hội phải thúc đẩy các nỗ lực để giải quyết các vấn đề hận thù trên mạng. 

Ông nói: “ Các công ty truyền thông lớn chắc chắn phải làm nhiều hơn nữa. Khi thế giới đang ngày càng trở nên số hóa, chúng ta phải tìm các cách để đảm bảo cho môi trường kỹ thuật số của chúng ta được vận hành một cách hiệu quả và tôn trọng các chuẩn mực nhằm tôn trọng thế giới thực xung quanh chúng ta. Điều này rõ ràng không thể diễn ra ở thời điểm này”.

Giờ đây, các công ty mạng xã hội đang phải đối mặt với những vấn đề nan giải. Một mặt, họ xây dựng được các doanh nghiệp có lãi khổng lồ bằng việc thiết kế các trang web khiến nó trở nên đơn giản với mọi người trong việc tải lên và phân phát tài liệu. Mặt khác, họ đang phải chiến đấu với chính hệ thống của mình nhằm loại bỏ đoạn video xả súng ra khỏi trang web của mình.

Trong ngày đầu tiên khi vừa diễn ra vụ xả súng ở New Zealand, Facebook cho biết, họ đã cấm 1,2 triệu nỗ lực tải lên đoạn video này nhờ vào hệ thống nhận diện tự động của mình và thêm 300.000 đoạn clip đã được gỡ bỏ sau khi nó được truyền trực tiếp.

Ông Mia Garlick, đại diện của Facebook New Zealand cho biết: “Vì tôn trọng những người bị ảnh hưởng bởi thảm kịch này và mối quan tâm của chính quyền địa phương, chúng tôi cũng gỡ bỏ tất cả các phiên bản chỉnh sửa của video”.

Vấn đề này còn đi xa hơn khi một số tờ báo mạng của Anh như MailOnline, The Sun và The Mirror, đã phải đối mặt với sự phản đối trên Facebook sau khi tải lên các phiên bản chỉnh sửa của cảnh quay tay súng rồi đưa lên trang web của họ ngày thứ Sáu. Mail Online cũng đã tải lên một bản sao đầy đủ của bản tuyên ngôn 74 trang của kẻ sát nhân, sau đó nó đã bị gỡ bỏ.

Mặc dù vậy, các phiên bản báo in của The SunDaily Mail ngày hôm sau đã sử dụng trang nhất trên báo họ để tấn công các mạng xã hội lưu trữ video. Bài viết trên trang nhất của Daily Mail có tiêu đề: Vụ thảm sát là sự xấu hổ của Facebook.

YouTube cũng đã thực hiện các biện pháp để gỡ bỏ video về cuộc tấn công khỏi trang của mình, mặc dù trong một thời gian, có thể dễ dàng tìm thấy đoạn phim bằng cách nhập các cụm từ tìm kiếm đơn giản liên quan đến cuộc tấn công.

Mặc dù các mạng xã hội có thể dễ dàng chặn việc tải lên các đoạn video giống hệt nhau, nhưng người dùng đã vượt qua nó bằng cách chỉnh sửa cảnh quay của cuộc tấn công hoặc quay video gốc qua màn hình máy tính xách tay của họ để làm nó khác đi.

Trong khi các mạng xã hội chính thống đã bị chỉ trích vì lưu trữ các cảnh quay này, nhiều bản sao khác lại lan truyền rộng rãi thông qua các dịch vụ nhắn tin được mã hóa như WhatsApp và Telegram.

Theo The Guardian
MỚI - NÓNG