EY Việt Nam “đẩy” sinh viên vào môi trường chuyên nghiệp

Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Đại học Kinh tế Quốc dân
Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với Đại học Kinh tế Quốc dân
Ngày 27/2, Công ty TNHH Ernst &Young Việt Nam (EY Việt Nam) ký thỏa thuận hợp tác chiến lược với trường Đại học Kinh tế Quốc dân (ĐH KTQD), với mục tiêu mở ra nhiều cơ hội việc làm và nâng cao trình độ cho sinh viên trong môi trường chuyên nghiệp.

Theo đó, phía EY Việt Nam sẽ tài trợ học bổng cho sinh viên; tài trợ hoạt động của nhà trường; tiếp nhận sinh viên thực tập; tuyển dụng nhân sự; định hướng nghề nghiệp và hỗ trợ các hoạt động khởi nghiệp của sinh viên; hợp tác trong hoạt động giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu; tổ chức sự kiện, quảng bá thương hiệu và tham gia các hoạt động của hai bên.

Các thỏa thuận sẽ kéo dài trong 5 năm, nhằm mục tiêu nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực từ trong nhà trường, hướng nghiệp và cơ hội nghề nghiệp cho sinh viên, từ đó, nâng cao chất lượng ứng viên đầu vào cho các doanh nghiệp nói chung và công ty EY Việt Nam nói riêng.

Tại buổi ký kết, GS.TS Trần Thọ Đạt- Hiệu trưởng nhà trường cho biết, trong cuộc gặp mặt đầu năm, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã tin tưởng giao nhiệm vụ cho Trường ĐH KTQD phải trở thành “Harvard của Việt Nam”. Đó là thách thức lớn nhưng cũng là niềm tự hào, là mục tiêu mà Nhà trường phải nỗ lực.

Theo GS Đạt, việc hợp tác với các doanh nghiệp lớn, có uy tín như EY Việt Nam là việc rất quan trọng. Do vậy, ông kỳ vọng sau lễ ký kết, hai bên sẽ triển khai có hiệu quả các nội dung thỏa thuận hợp tác, nâng cao chất lượng đào tạo, đáp ứng về chất lượng nhân lực cho doanh nghiệp.

Trong khi đó, đánh giá về chất lượng đào tạo và vị thế của nhà trường, ông Trần Đình Cường, Tổng giám đốc EY Việt Nam cho biết, nhân sự tuyển mới hàng năm của EY Việt Nam, sinh viên ĐH KTQD thường chiếm tới 65%.

Rất nhiều người trong số đó trở thành những nhà quản lý, cán bộ cấp cao của EY. Tổng giám đốc EY đặc biệt ấn tượng về kiến thức, trình độ ngoại ngữ, kỹ năng mềm và thái độ làm việc của những bạn trẻ tốt nghiệp từ ĐH Kinh tế Quốc dân.

EY Việt Nam “đẩy” sinh viên vào môi trường chuyên nghiệp ảnh 1

Công ty TNHH Ernst & Young Việt Nam ký thỏa thuận hợp tác với ĐH Kinh tế Luật TP Hồ Chí Minh

Ông Cường khẳng định, bởi niềm tin về chất lượng này, từ năm 2008, ĐH KTQD chính là trường đầu tiên mà EY Việt Nam đặt mối quan hệ trong hợp tác về tuyển dụng và cấp học bổng cho sinh viên.

Cũng tại buổi Lễ, Ban tổ chức cuộc thi “Đường đến Thành công” đã tổng kết, thông báo kết quả và trao học bổng cho 9 sinh viên xuất sắc. Đây là cuộc thi được triển khai theo khuôn khổ Biên bản ghi nhớ hợp tác giữa công ty EY Việt Nam - ACCA Việt Nam - Trường ĐH KTQD dành riêng cho các bạn sinh viên năm thứ 3 đang học tại chuyên nghành Kế toán, Kiểm toán, Tài chính ngân hàng, Kinh tế.

Trước đó, EY Việt Nam cũng đã ký thỏa thuận hợp tác với trường Đại học Kinh tế Luật TP Hồ Chí Minh (ngày 23/2/2017) và Đại học Ngoại thương Hà Nội (21/12/2016).

Là hãng Kiểm toán và Tư vấn hàng đầu thế giới có 100% vốn nước ngoài đầu tiên tại Việt Nam, EY Việt Nam luôn đề cao văn hóa “lấy nhân lực là ưu tiên hàng đầu” (“people-first”), một giá trị cốt lõi được quán triệt xuyên suốt toàn cầu.

EY Việt Nam luôn coi trọng công tác quản lý nguồn nhân lực, bao gồm việc thu hút, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển, khuyến khích, trọng dụng nhân tài cùng đội ngũ chuyên viên có năng lực và phẩm chất tốt.

Trong nhiều năm qua, EY Việt Nam luôn tích cực tham gia và đồng hành với nhiều hoạt động tại các trường đại học như trao học bổng học các chứng chỉ nghề nghiệp cho sinh viên, tham gia giảng dạy chia sẻ kinh nghiệm thực tế, tư vấn hướng nghiệp rèn luyện kỹ năng, tuyển dụng và nhiều hoạt động ngoại khóa khác.

MỚI - NÓNG
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
Tiền công đức: Đã dần minh bạch thu, chi
TP - Thông tin từ Bộ Tài chính cho hay, đến nay có khoảng 40 địa phương gửi báo cáo thu chi tiền công đức. Theo đó, điểm nhấn là nhiều địa phương có số thu tiền công đức rất cao, lên tới 200-400 tỷ đồng/năm. Tuy nhiên, việc chi tiền công đức cũng đang cho thấy có khá nhiều bất cập khi mỗi nơi làm theo một kiểu. Trong khi có nơi xin giữ lại để tu bổ di tích, có chỗ nguồn thu lại được để dùng cho từ thiện.