EVN nợ nhiều nên khó vay vốn

EVN nợ nhiều nên khó vay vốn
TP - Việc Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) có những khoản nợ lớn đã khiến các tổ chức tín dụng dè dặt cho vay vốn đầu tư phát triển lưới điện.

> Tới đây phải công khai giá thành điện

Đó là thông tin được lãnh đạo Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia (NPT- đơn vị thành viên của EVN) xác nhận tại cuộc gặp với khoảng 20 tổ chức tài chính vừa diễn ra tại TP Hồ Chí Minh.

Ông Nguyễn Mạnh Hùng- TGĐ NPT
Ông Nguyễn Mạnh Hùng- TGĐ NPT.

Trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Mạnh Hùng-Tổng giám đốc NPT nói: Vì EVN nợ nên chúng tôi gặp khó khăn về việc thu xếp vốn.

Nhiều tổ chức tài chính đề nghị chúng tôi phải có bảo lãnh của Bộ Tài chính, của Chính phủ. Những cái này thì không có tiền lệ, nên rất khó cho chúng tôi. Sau nữa là lãi suất ngân hàng cao, nên đàm phán khó. Các ngân hàng thường muốn cho vay thời gian ngắn, trong khi đầu tư của NPT phải dài hạn nên không thể vay ngắn, kể cả vay trung hạn cũng hạn chế.

Thưa ông, NPT làm thế nào để thu hút các nhà cung cấp tài chính tài trợ cho các dự án?

Trước nhất phải có chính sách vĩ mô của nhà nước. Trước sau gì giá điện cũng đi theo cơ chế thị trường, khi theo cơ chế thị trường rồi thì sẽ giải được bài toán tài chính của NPT. Tuy nhiên, bây giờ chưa có giá thị trường, Chính phủ còn ấn định giá thấp thì Chính phủ có cơ chế như đề nghị các ngân hàng hỗ trợ lãi suất. Vừa rồi Chính phủ yêu cầu các ngân hàng vẫn giữ nguyên lãi suất (thấp hơn so với lãi suất hiện nay- PV) với những hợp đồng đã ký với NPT.

Các ngân hàng e dè cho vay trong bối cảnh EVN nợ, theo ông EVN có nên thu hẹp các dự án đầu tư để tập trung vào các dự án trọng điểm?

Các ngân hàng lo cũng có lý của họ, nhưng nhu cầu điện thì đất nước rất cần và sản lượng điện bình quân đầu người của chúng ta còn rất thấp. Muốn kinh tế phát triển thì phải có điện, nghĩa là chúng ta vẫn phải tiếp tục đầu tư. Hiện nay, lưới truyền tải của NPT quá tải, chưa có dự phòng cho nên không thể dừng được. Có điều, không có vốn thì phải chấp nhận vận hành quá tải và chấp nhận rủi ro đối với hệ thống.

Ông nói là giá điện đang dưới giá thành, nhưng EVN thu mua lại của các công ty điện lực nhỏ với giá rất thấp, thậm chí chỉ 500 đồng/kw/h, ông nghĩ sao về thực tế này?.

EVN cũng có nhà máy phát điện với giá không đến 100 đồng/kwh như Nhà máy Thủy điện Hòa Bình hay YALY... nhờ đấy mà “gánh” được cái giá mà chúng tôi phải mua. Ví dụ chúng tôi mua của Petro Vietnam, có lúc giá lên đến 8 cent, tức 1.600 đồng/kwh. Giá mua đối với những nhà máy ngoài EVN là đã đàm phán trên tinh thần hợp lý.

Thưa ông, có phải do hệ thống truyền tải điện độc quyền nên ngành điện có cơ hội để ép các nhà sản xuất điện (ngoài EVN) phải bán giá rẻ?

Riêng truyền tải, chúng tôi chỉ làm nhiệm vụ truyền tải, còn giá là do EVN đàm phán. Tuy nhiên, không thể nói do lưới điện truyền tải độc quyền nên EVN ép giá, điều đó là không có, hiểu sai.

Đại Dương

Theo Báo giấy
MỚI - NÓNG
Lai Châu bổ sung hơn 250 biên chế sự nghiệp giáo dục
Lai Châu bổ sung hơn 250 biên chế sự nghiệp giáo dục
TPO - Tại Kỳ họp thứ hai mươi (Kỳ họp chuyên đề) HĐND tỉnh Lai Châu khóa XV thông qua 13 nghị quyết có ý nghĩa quan trọng, góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh. Trong đó, tỉnh có Nghị quyết phê duyệt bổ sung hơn 250 biên chế sự nghiệp giáo dục năm 2024.