EVN kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo các địa phương gỡ khó giải phóng mặt bằng

Công ty mẹ - EVN lãi gần 1.000 tỷ đồng trong năm 2019. ảnh minh hoạ
Công ty mẹ - EVN lãi gần 1.000 tỷ đồng trong năm 2019. ảnh minh hoạ
TPO - EVN kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác đền bù GPMB cho các dự án điện, đặc biệt các công trình vướng mắc kéo dài như: vướng mắc đền bù GPMB, ĐD 220kV Kiên Bình - Phú Quốc (Kiên Giang)... trong bối cảnh dự báo giai đoạn 2021-2025, Việt Nam sẽ thiếu khoảng 41,7 tỷ kWh điện và sẽ phải tăng nhập khẩu điện từ Lào 

Đó là thông tin được ông Trần Đình Nhân, Tổng Giám đốc Tập đoàn điện lực Việt Nam (EVN) cho biết tại hội nghị tổng kết công tác năm 2019, triển khai nhiệm vụ năm 2020.

Theo ông Nhân, tính đến cuối năm 2019, tổng công suất lắp đặt nguồn điện toàn hệ thống của Việt Nam đạt 54.880MW, tăng 6.320MW so với năm 2018. Qui mô hệ thống điện Việt Nam đứng thứ 2 khu vực ASEAN (sau Indonesia) và thứ 23 thế giới. Năm 2019, sản lượng điện sản xuất và mua của EVN đạt 231,1 tỷ kWh tăng 8,85% so với năm 2018. Điện thương phẩm năm 2019 đạt 209,42 tỷ kWh, tăng 8,87% so với năm 2018. Trong đó điện thương phẩm nội địa ước đạt 207,7 tỷ kWh. Các tổng công ty Điện lực miền Trung và TP HCM vượt kế hoạch điện thương phẩm năm 2019. 

Các nhà máy thuỷ điện đã đảm bảo phát điện, đáp ứng tốt nhu cầu nước cho sản xuất nông nghiệp, đẩy mặn và dân sinh. Trong đó đã cấp 4,41 tỷ m3 nước phục vụ gieo vụ Đông Xuân 2018-2019 cho đồng bằng và trung du Bắc Bộ. 

Với kết quả hoạt động như trên, năm 2019, EVN bảo toàn và phát triển được vốn nhà nước. Tổng giá trị tài sản hợp nhất toàn EVN ước tính đến cuối năm 2019 là 712.678 tỷ đồng (tăng 6.174 tỷ đồng so với năm 2018). Trong đó vốn chủ sở hữu là 219.092 tỷ đồng (tăng 1.646 tỷ đồng). Hệ số nợ phải trả trên vốn chủ sở hữu là 2,25 lần, tỷ lệ tự đầu tư 30,7%. 

“Năm 2019, tổng doanh thu toàn tập đoàn ước đạt 393.230 tỷ đồng, tăng 14,3% so với năm 2018. Lợi nhuận Công ty mẹ - EVN ước đạt 950 tỷ đồng, đạt chỉ tiêu kế hoạch được giao. Bên cạnh đó, tập đoàn nộp ngân sách của toàn Tập đoàn là 27.200 tỷ đồng, tăng 2.089 tỷ đồng so với năm 2018”, ông Nhân cho biết. 

Chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam đạt 88,2 điểm, tăng 0,24 điểm so với năm 2018, duy trì thứ hạng 27/190 quốc gia, nền kinh tế trên thế giới và thứ 4 khu vực ASEAN, vượt trước 2 năm so với mục tiêu của Chính phủ. Sau 6 năm (2013- 2019), chỉ số tiếp cận điện năng của Việt Nam cải thiện 129 bậc, là chỉ số có mức độ. Tổn thất điện năng năm 2019 toàn Tập đoàn ước đạt 6,5% thấp hơn 0,2% so với kế hoạch và vượt trước 1 năm so với lộ trình của kế hoạch 5 năm được Thủ tướng Chính phủ giao.

Theo báo cáo của Trung tâm Điều độ điện quốc gia (A0), năm 2020, nguy cơ thiếu điện xuất phát từ hạn hán, thiếu nước tại các hồ chứa thủy điện, khó khăn cung cấp khí và than cho các nhà máy nhiệt điện, chậm tiến độ các dự án nguồn điện, nhu cầu gia tăng…

Hiện tại, nước về các hồ thủy điện trên cả nước dự báo hết năm 2019 đạt 24,41 tỷ m3, thấp hơn 11,2 tỷ m3 so với năm 2019. Quy ra điện, ước tính hụt sản lượng khoảng gần 4,6 tỷ kWh.

Theo tính toán của A0, giai đoạn 2021-2025, cả nước sẽ thiếu khoảng 41,7 tỷ kWh (tổng sản lượng điện thương phẩm năm 2019 là 2019 tỷ kWh). Cụ thể, năm 2021 thiếu 6,6 tỷ kWh, năm 2022 thiếu 11,8 tỷ kWh, đỉnh điểm vào năm 2023 thiếu 15 tỷ kWh, năm 2024 thiếu 6,4 tỷ kWh và giảm vào năm 2025 khi thiếu 1,9 tỷ kWh.

Theo lãnh đạo A0, từ năm 2020 sẽ phải tăng cường huy động nguồn nhiệt điện than và nhiệt điện dầu. Trong đó, nhiệt điện than dự kiến chiếm khoảng 50% tổng sản lượng điện. Trong khi đó, có thể sẽ phải huy động 3,4-6 tỷ kWh điện chạy dầu. Giá diện chạy dầu rất đắt đỏ, vào khoảng 3.500-5.000 đồng/kWh, do đó EVN lo ngại sẽ mất cân đối về tài chính.

Dự kiến Việt Nam sẽ tăng cường nhập khẩu điện từ Lào để đối phó với thiếu điện. Năm 2020, dự kiến sản lượng nhập khẩu điện từ Lào và Trung Quốc sẽ chiếm khoảng 1% tổng sản lượng điện. Lãnh đạo A0 cho biết sẽ tăng nhập khẩu trong giai đoạn tới từ Lào lên 1.770 MW.

Để đạt hiệu quả trong năm 2020, EVN kiến nghị Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị tăng cường áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2020-2025 với chỉ tiêu tiết kiệm điện năm 2020 bằng 2% điện thương phẩm, đến năm 2025 bằng 5% (chỉ tiêu mỗi năm tăng 0,5-1%). Phê duyệt các Đề ánChiến lược phát triển Tập đoàn đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030. 

“EVN kiến nghị Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương thực hiện công tác đền bù GPMB cho các dự án điện, đặc biệt các công trình vướng mắc kéo dài như: vướng mắc đền bù GPMB, ĐD 220kV Kiên Bình - Phú Quốc (Kiên Giang)... Vướng mắc chuyển đổi đất rừng các công trình: ĐD 500kV đấu nối NĐ Nghi Sơn 2 (tại Nghệ An), các ĐD 220kV Tháp Chàm – Nha Trang (tại Ninh Thuận), Huội Quảng – Nghĩa Lộ - Việt Trì (tại Sơn La, Yên Bái, Phú Thọ)”, ông Nhân kiến nghị.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.