Sáng nay, Bộ Bưu chính Viễn thông cùng các Bộ quốc phòng, Công an và ban ngành liên quan đã họp bàn tìm biện pháp rút ngắn thủ tục đưa tàu sửa cáp vào khắc phục sự cố, đồng thời phối hợp phương án bảo vệ các tuyến cáp quang biển còn lại.
Bộ BCVT vừa gửi công điện khẩn đến các cơ quan đơn vị thuộc Bộ, các sở BCVT và doanh nghiệp viễn thông nhằm triển khai khẩn cấp các biện pháp khôi phục tuyến cáp TVH và bảo vệ tuyến cáp biển còn lại.
TP - Thứ trưởng Bộ BC&VT Trần Đức Lai đã có cuộc trao đổi với Tiền phong sau chuyến công tác tới các tỉnh ven biển miền Tây Nam Bộ để triển khai bảo vệ an toàn tuyến cáp quang biển duy nhất còn lại của Việt Nam
Bộ Bưu chính Viễn thông vừa báo cáo lên Chính phủ tình hình triển khai phòng, chống xâm hại cáp viễn thông ngầm trên biển và đảm bảo thông tin liên lạc.
1.500 là con số thống kê được cơ quan chức năng thông báo với báo chí sáng 5/06. Và tình trạng này đã khiến mạng viễn thông Việt Nam trở nên mất an toàn... Điều bất ngờ là việc khai thác “cáp phế liệu” ngoài biển đã được thực hiện từ năm 1989!
Do sợ bị bắt khi vận chuyển cáp quang trái phép vào bờ nên các chủ phương tiện tìm cách đưa cáp cắt trộm vào địa phương khác ở miền Tây, hoặc lén lút bắt mối với một số đối tượng đầu nậu ở BR-VT để bí mật đưa cáp vào bờ tiêu thụ bất hợp pháp.
TP - Ngày 4/6, Đoàn công tác của Bộ BC-VT do Thứ trưởng Trần Đức Lai dẫn đầu đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh BR-VT nhằm ngăn chặn việc cáp quang bị khai thác trái phép và công tác bảo vệ tuyến cáp quang biển TVH có điểm kết nối tại TP Vũng Tàu.
UBND thành phố Đà Nẵng vừa giao nhiệm vụ cho Bộ chỉ huy quân sự, Bộ chỉ huy biên phòng, Công an thành phố tăng cường lực lượng tuần tra, kiểm soát, xử phạt nghiêm các chủ tàu khai thác, buôn bán trái phép các loại cáp thông tin trên biển.
TP - Theo ông Huỳnh Văn Gành - Giám đốc Sở Thủy sản Kiên Giang: nhiều tàu cá mua hẳn thiết bị chuyên dụng để cắt trộm tuyến cáp biển hoặc bán lại tọa độ có cáp để các tàu khác tham gia khai thác với giá 15 - 20 triệu đồng.
TP- Ông Trần Đức Lai – Thứ trưởng Bộ BC&VT đã thốt lên như vậy sau cuộc họp với đại diện tỉnh Sóc Trăng trong chuyến công tác đặc tại 5 tỉnh ven biển miền Tây.
Hôm nay (31/5), Thủ tướng Chính phủ đã có Công điện khẩn gửi các Bộ: Tài nguyên và Môi trường, Bưu chính Viễn thông, Quốc phòng, Công an, Văn hóa-Thông tin và UBND các tỉnh, thành phố ven biển.
Tháng 8/2006, UBND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có công văn cho phép Bộ đội biên phòng tỉnh phối hợp với ông Nguyễn Văn Hòa thu gom cáp phế liệu trên biển tại các tọa độ đã xác định trước. Đây là tuyến cáp của chính quyền cũ kéo trước năm 1975.
TP - Như Tiền phong đã thông tin, Việt Nam hiện chỉ còn 1 tuyến cáp quang biển truyền hầu hết dung lượng thông tin liên lạc trong nước đi quốc tế sau khi 1 tuyến ngừng hoạt động do bị cắt trộm.
TP - Hiện nay, toàn bộ thông tin liên lạc, dữ liệu của Việt Nam được truyền trên SMW-3, tuyến cáp quang biển duy nhất còn lại có trạm cập bờ tại Việt Nam.
TPO - Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Sinh Hùng vừa chỉ đạo Bộ Quốc phòng và Bộ CA tăng cường tuần tra kiểm soát, xử phạt nghiêm khắc các chủ tàu khai thác, buôn bán trái phép các sản phẩm có nguồn gốc từ các loại cáp thông tin.
TP - Ngày 7/5, ông Trần Minh Hoạt, PGĐ Sở Bưu chính Viễn thông Cà Mau cho biết, vẫn chưa xác định thủ phạm cắt trộm khoảng 11 km cáp quang biển quốc tế TVH.
Hôm qua (6-5), ông Lâm Quốc Cường, phó giám đốc Công ty Viễn thông quốc tế (VTI), xác nhận đoạn đứt của tuyến cáp nối VN - Thái Lan thuộc hệ thống TVH được xác định nằm ở vùng biển Cà Mau.
TP - Tiền phong đưa tin Sóc Trăng phát hiện nhiều tàu cá chở khoảng 230 tấn cáp lấy được dưới đáy biển và chở vào đất liền bán lõi đồng. Được biết, đây là cáp của quân đội Mỹ đặt trước năm 1975 để truyền tải dữ liệu sóng viba phục vụ chiến tranh ở Việt Nam. Vấn đề đặc biệt quan tâm là ở các đầu nối, ký hiệu STC của đường dây cáp này có chứa nguồn phóng xạ.
TP - Công an tỉnh Sóc Trăng vừa lập biên bản tạm giữ khoảng 80 tấn cáp quang phát hiện trên 3 tàu đánh cá của bà Nguyễn Thị Bích Phượng ( ở phường 5, TP Vũng Tàu), đang trên đường vào cảng Trần Đề (Sóc Trăng).