TPO - Là người trực tiếp ký văn bản thông báo chỉ tiêu đào tạo hàng năm cho trường ĐH Đông Đô, trong đó có chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2 được dư luận nhắc đến trong thời gian qua, ông Nguyễn Văn Áng, nguyên Vụ phó Vụ Kế hoạch Tài chính, Bộ GD&ĐT đã chính thức có ý kiến.
TP - Liên quan đến những sai phạm trong đào tạo văn bằng 2 của trường ĐH Đông Đô, hôm qua (28/8), Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ cho biết, những sai sót thậm chí sai phạm của các Vụ, Cục chức năng của Bộ GD&ĐT liên quan đến trường ĐH Đông Đô nếu có phải xử nghiêm.
TPO - Trước sự thiếu vắng 2 thành viên Hội đồng quản trị là Chủ tịch Hội đồng – Trần Khắc Hùng và Hiệu trưởng – Dương Văn Hòa, ĐH Đông Đô đang gấp rút kiện toàn lại bộ máy nhân sự.
TP - Trong văn bản trả lời báo chí ngày 17/8, 2 tuần sau khi lãnh đạo Trường ĐH Đông Đô bị khởi tố, Bộ GD&ĐT không hề nhắc đến trách nhiệm quản lý nhà nước của mình mà trả lời rất chung chung. Liên quan đến những sai phạm của Trường ĐH Đông Đô, dư luận đặt câu hỏi khi nào Bộ GD&ĐT đề xuất giải thể trường này?
TP - Liên quan việc trường ĐH Đông Đô đào tạo “chui” văn bằng 2, nhiều trường ĐH đang phải rà soát lại việc các nghiên cứu sinh sử dụng văn bằng 2 ngôn ngữ Anh để chủ động xử lý khi các cơ quan chức năng có kết luận cuối cùng. Thậm chí, Hội đồng chức danh giáo sư nhà nước cũng phải đưa vấn đề văn bằng 2 ngoại ngữ vào diện “cảnh giác” đối với các ứng viên năm nay.
TP - Sáng 25/8, đại diện trường Đại học (ĐH) Đông Đô đã gặp gỡ hàng trăm học viên đang theo học ngành Luật Kinh tế văn bằng 2 và hệ liên thông của trường được đào tạo tại Trung tâm giáo dục thường xuyên Hải Phòng. Tuy nhiên, đối với thắc mắc của học viên, đại diện nhà trường không đưa ra được bất cứ câu trả lời nào.
TP - Trong văn bản gửi báo chí ngày 17/8, Bộ GD&ĐT khẳng định chưa có văn bản cho phép trường ĐH Đông Đô đào tạo văn bằng 2. Nhưng theo tài liệu mà Tiền Phong có được, vào các năm 2015, 2016, 2017, Bộ GD&ĐT có thông báo về việc đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh cho trường ĐH Đông Đô và có xác nhận chỉ tiêu đào tạo... văn bằng 2.
TPO - Thông báo với các học viên đang học ngành Luật Kinh tế văn bằng 2 và liên thông ở dưới Hải Phòng là ban giám hiệu nhà trường gồm 2 hiệu phó và 1 cô giáo xuống trả lời các câu hỏi của học viên. Thế nhưng thực chất, những người được trường ĐH Đông Đô cử xuống lại không có vai trò, chức năng như thông báo.
TPO - Theo thông tin mà Tiền Phong có được thì vào các năm 2015, 2016, 2017 Bộ GD&ĐT có thông báo về việc đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh cho trường ĐH Đông Đô và trong đó có xác nhận chỉ tiêu đào tạo văn bằng 2.
TPO - Trong số 27 nghiên cứu sinh trúng tuyển năm 2019 tại Học viện Khoa học Xã hội (thuộc Viện Hàn lâm Khoa học xã hội Việt Nam) có nhiều trường hợp sử dụng văn bằng 2 tiếng Anh của Trường ĐH Đông Đô.
TP - Công chức, viên chức thăng hạng cần có văn bằng chứng chỉ ngoại ngữ. Thạc sĩ, tiến sĩ nếu muốn “hanh thông” phải có kim bài miễn thi ngoại ngữ… Đó là những lý do mà đại học văn bằng 2 (VB2) các môn ngoại ngữ trở nên đắt hàng và xuất hiện những đơn vị đào tạo “đốt cháy giai đoạn” như trường ĐH Đông Đô.
TPO - Đại học Đông Đô - một trong những trường ĐH ngoài công lập đầu tiên được thành lập theo chủ trương xã hội hóa giáo dục. Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, trường này đã vướng đủ các loại bê bối về đào tạo ‘’chui’ văn bằng 2.
TP - Liên quan vụ việc Trường Đại học (ĐH) Đông Đô đào tạo “chui” văn bằng 2 (VB2) với 17 ngành, Bộ GD&ĐT vẫn chưa có câu trả lời thỏa đáng cho dư luận. Từ những quy định Bộ đề ra và thực tế đào tạo tại ĐH Đông Đô, dư luận đặt câu hỏi Bộ GD&ĐT liệu có vô can?
TPO - Trường ĐH Đông Đô từ khi thành lập đến nay không mấy khi sóng yên bể lặng. Lần này, với lệnh truy nã Chủ tịch Hội đồng quản trị nhà trường của cơ quan an ninh điều tra hôm qua, 20/8, cho thấy một lần nữa sóng gió lại nổi lên với ngôi trường này.
TP - Sau khi hiệu trưởng cùng thuộc cấp trường Đại học (ĐH) Đông Đô bị khởi tố, bắt giam, “tảng băng chìm” đào tạo văn bằng 2 của trường mới dần lộ rõ.
TPO - Tập thể sinh viên đang theo học lớp chính quy văn bằng II khoa Luật Kinh tế, lớp liên thông Chính quy CĐ lên ĐH Khoa Luật kinh tế của trường ĐH Đông Đô tổ chức tại trung tâm giáo dục thường xuyên Hải Phòng vừa có đơn kêu cứu gửi đến các cơ quan chức năng.
TPO - Liên quan đến vụ việc bát nháo đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh của trường ĐH Đông Đô vừa bị cơ quan điều tra khởi tố, hôm nay, Bộ GD&ĐT đã có ý kiến chính thức về vấn đề này.
Một số cán bộ Đại học Đông Đô móc ngoặc với tổ chức bên ngoài cấp văn bằng 2 cho học viên trái quy định. Khi vụ việc bị phanh phui, những tấm bằng đã cấp có còn giá trị?
TPO - Những sai phạm của lãnh đạo trường ĐH Đông Đô đang được cơ quan an ninh điều tra làm rõ. Nhưng với dư luận, đường đi của tấm bằng văn bằng II ngôn ngữ Anh quả thật tưởng như rất rõ ràng nhưng hóa ra lại hoàn toàn mờ mịt.
TP - Theo luật sư Đặng Văn Cường - Đoàn Luật sư Hà Nội cho rằng, những bằng cấp đã cấp trái quy định này thì sẽ bị thu hồi, hủy bỏ và những người liên quan đến làm, cấp giả giấy tờ sẽ đối mặt hình phạt nghiêm minh.
TPO - Đại học Đông Đô - một trong những trường ĐH ngoài công lập đầu tiên được thành lập theo chủ trương xã hội hóa giáo dục. Thế nhưng chỉ sau một thời gian ngắn, trường này đã vướng đủ các loại scandal.
TPO - Việc quản lý văn bằng chứng chỉ là nhiệm vụ của Cục Quản lý chất lượng, Bộ GD&ĐT. Vậy Bộ này đã nói gì trước việc cấp phát bằng không đúng quy định tại trường ĐH Đông Đô vừa qua.