TP - Ngày 13/12, trao đổi với với Tiền Phong, ông Nguyễn Đắc Lộc, Chi cục phó Chi cục Quản lý Thị trường Hà Nội cho biết, đoàn kiểm tra liên ngành của Bộ Công Thương vừa qua đã kiểm tra toàn bộ hoạt động của Cty TNHH Khải Đức do ông Hoàng Khải lãnh đạo. Theo ông Lộc, công ty này chủ yếu hoạt động tại TPHCM và kết quả kiểm tra cụ thể ông Lộc chưa nắm được.
TPO - Kết luận của đoàn kiểm tra Bộ Công Thương cho thấy, Cty TNHH Khải Đức của ông Hoàng Khải đã có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng. Tuy nhiên, vấn đề dư luận quan tâm là vì sao những chiếc khăn 'lụa không có lụa' kia lại có thể 'qua mặt' các cơ quan chức năng như quản lý thị trường?
TP - Kết luận của đoàn kiểm tra Bộ Công Thương cho thấy, Cty TNHH Khải Đức của ông Hoàng Khải đã có dấu hiệu vi phạm quy định pháp luật hình sự đối với tội buôn bán hàng giả về chất lượng.
TPO - Thông tin từ Bộ Công Thương ngày 12/12 cho hay, lãnh đạo bộ này đã chỉ đạo các đơn vị chức năng chuyển hồ sơ, vật chứng vụ Khaisilk bán hàng hai nhãn mác, lừa dối người tiêu dùng trong nhiều năm cho cơ quan cảnh sát điều tra xử lý theo quy định đối với các dấu hiệu vi phạm pháp luật hình sự.
TP - Từ vụ loạt cây xăng lậu chờ cháy đến Khaisilk bán khăn Trung Quốc đóng mác Việt, cho thấy năng lực của lực lượng Quản lý Thị trường Hà Nội (Chi cục QLTT) đang có vấn đề. Chi cục phó Chi cục QLTT Nguyễn Đắc Lộc nói gì về việc này?
TPO - Tổng cục Hải quan đề nghị khi phát hiện có vi phạm về xuất xứ, nhãn hàng hóa, các Cục hải quan tỉnh, thành phố phải báo cáo kèm hồ sơ liên quan về Tổng cục Hải quan (Cục Giám sát quản lý về hải quan).
TPO - Cục Thuế Hà Nội cho biết, sau rà soát, cơ sở kinh doanh Khaisilk số 113 Hàng Gai (Hà Nội) đạt tổng doanh thu sau 9 tháng đầu năm 2017 hơn 14 tỷ đồng, đã nộp thuế hơn 200 triệu đồng.
TPO - Thông tin từ Văn phòng Chính phủ cho hay, Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình, Trưởng ban Chỉ đạo quốc gia chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả đã yêu cầu các cơ quan chức năng kiểm tra, làm rõ các hành vi vi phạm pháp luật của Tập đoàn Khaisilk trong kinh doanh các sản phẩm lụa tơ tằm.
TPO - Theo Tổng cục Hải quan, giá mỗi chiếc khăn lụa Trung Quốc nhập về Việt Nam trung bình chỉ khoảng 28.000 đồng. Trong khi đó, những chiếc khăn được Khaisilk bóc mác, dán nhãn 'Made in Vietnam' đều bán với giá không dưới nửa triệu đồng.
TPO - Trao đổi với Tiền Phong sáng 3/11, lãnh đạo Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC46) - Công an TP Hà Nội cho biết, đơn vị vừa tiếp nhận hồ sơ vụ Khaisilk từ Chi cục quản lý thị trường Hà Nội.
TP - Mỗi khi có một thông tin gây sốc, mọi người đổ xô vào tranh cãi. Thường sẽ có hai luồng dư luận. Như trong vụ Hoàng Khải mua hàng ngoại thay mác hàng nội vẫn có người bênh. Có ít nhất hai hướng bênh vực. Một là vô căn cứ kiểu: “Anh ấy giỏi nên dù gì tôi vẫn nể phục anh ấy”. Hai, cho rằng chuyện thay tên đổi mác là bình thường, nhiều người làm, chẳng qua anh ấy đen nên bị(!).
Ngày 2/11, Cục Thuế thành phố Hà Nội cho biết đang yêu cầu các phòng, bộ phận chuyên môn liên quan tiến hành rà soát quá trình nộp thuế của doanh nghiệp Khaisilk trong thời gian qua.
TP - Câu chuyện Khaisilk bán khăn lụa Việt Nam “made in China” những ngày qua vẫn chưa hết xôn xao dư luận. Thế nhưng, sự việc của Khaisilk không phải là hãn hữu, bởi thời gian qua, tình trạng hàng hóa có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng được một số đối tượng “phù phép” thành sản phẩm của Việt Nam đã bị cơ quan chức năng phát hiện khá nhiều.
TP - Nhiều chuyên gia lo ngại, hàng Trung Quốc đột lốt hàng Việt do kinh doanh kém đạo đức của doanh nghiệp (DN) Việt. Việc này đang giết chết chính thương hiệu và sản phẩm Việt Nam.
TP - Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật, Giám đốc Cty luật hợp danh Đông Nam Á cho rằng, việc bán hàng ghi sai nguồn kéo dài 30 năm, thu lợi lớn và thực hiện tại nhiều cửa hàng của Cty Khải Đức (Khaisilk) gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến uy tín sản xuất tơ sợi của Việt Nam, có dấu hiệu phạm tội lừa dối khách hàng - theo Điều 162 Bộ luật Hình sự.
TP - Hàng loạt cây xăng lậu bị phanh phui gần đây, đặc biệt là vụ Khaisilk bán hàng Việt gắn mác “Made in China” gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về vai trò của lực lượng quản lý thị trường. Để những sai phạm này tồn tại, diễn ra thời gian dài mà không hay biết, dường như lực lượng quản lý thị trường chưa làm tròn nhiệm vụ được giao.
TPO - Luật sư Nguyễn Mạnh Thuật cho rằng, việc bán hàng ghi sai nguồn kéo dài 30 năm, thu lợi lớn và thực hiện tại nhiều cửa hàng của Cty Khải Đức (Khaisilk) gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến uy tín sản xuất tơ sợi của Việt Nam.
TPO - Đoàn kiểm tra liên ngành do ông Trịnh Anh Tuấn, Phó cục trưởng phụ trách Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người tiêu dùng làm trưởng đoàn sẽ kiểm tra việc chấp hành pháp luật trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả tại Công ty TNHH Khải Đức tại TP.HCM và các chi nhánh, địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp này.
TP - Báo cáo tổng hợp về hành vi gian lận của Khaisilk từ cơ quan chức năng, các đơn vị của Bộ Công Thương, cộng các thông tin, dấu hiệu, chứng cứ vi phạm pháp luật của Khaisilk cho thấy, các vi phạm của doanh nghiệp này cũng như các cửa hàng kinh doanh sản phẩm của Khaisilk là nghiêm trọng.
TPO - Thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Công Thương, Cục Quản lý Thị trường đã yêu cầu các chi cục quản lý thị trường Hà Nôi, TPHCM kiểm tra mở rộng những dấu hiệu kinh doanh gian lận của hệ thống Khaisilk ở Hà Nội, TPHCM cũng như ở các khách sạn, resort 5 sao ở các địa phương.
TPO - Theo thống kê của Tổng cục Hải quan, 9 tháng đầu năm 2017, Việt Nam nhập khẩu mặt hàng vải lụa tơ tằm, khăn choàng tơ tằm các loại từ Trung Quốc tổng trị giá 1,2 triệu USD, tương đương 27 tỷ đồng. Các năm trước, trị giá còn hơn gấp nhiều lần.
TPO - Theo thông tin của Tiền Phong, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã phê bình Quản lý thị trường xung quanh vụ việc của Khaisilk. Được biết có gần 10 đại biểu Quốc hội đã đề nghị chất vấn Bộ trưởng Công Thương về vụ việc này.
TPO - Vào 13h hôm nay (31/10), Chi cục Quản lý thị trường TPHCM đã tiến hành kiểm tra cửa hàng Khaisilk (số 101 Đồng Khởi, quận 1, TP.HCM). Bảo vệ cửa hàng ngăn cản các phóng viên tác nghiệp về quá trình kiểm tra.
TPO - Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, Khaisilk vi phạm pháp luật ở nhiều khía cạnh, có tính chất nghiêm trọng, có đầy đủ yếu tố cấu thành phạm pháp hình sự.
TPO - Liên quan tới thông tin Phó giám đốc Sở Công thương kiêm Chi cục trưởng Quản lý thị trường Hà Nội - ông Chu Xuân Kiên khẳng định đã chuyển hồ sơ vụ Khaisilk đến cơ quan điều tra, Phòng Cảnh sát điều tra tội phạm về quản lý kinh tế và chức vụ (PC460) - Công an Hà Nội, trao đổi với Tiền Phong sáng 31/10, lãnh đạo PC46 cho biết, đơn vị chưa nhận được hồ sơ vụ việc.
TP - Đó là thông điệp của Chủ tịch UBND TPHCM Nguyễn Thành Phong tại cuộc họp về kinh tế - văn hóa - xã hội và thu chi ngân sách tháng 10 và 10 tháng đầu năm ngày 30/10.
TP - Liên quan đến vụ việc doanh nhân Hoàng Khải thừa nhận bán hàng Made in China từ những năm 90 và hệ thống cửa hàng Khaisilk bị tố bán hàng không nhãn mác, chiều 30/10, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh đã triệu tập gấp các đơn vị thuộc bộ này để nghe báo cáo về việc kiểm tra và xử lý vụ vi phạm liên quan đến Khaisilk.
TPO - “Chúng ta không chấp nhận việc dùng hàng ngoại để dán nhãn mác Việt Nam, làm ảnh hưởng đến uy tín thương hiệu Việt”, Bộ trưởng - Chủ nhiệm VPCP Mai Tiến Dũng trả lời về vụ Khaisilk.