Sáng 12/5, tại Thủ đô Hà Nội, Hội nghị lần thứ 7, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII đã bế mạc, hoàn thành toàn bộ chương trình đề ra sau 6 ngày làm việc khẩn trương, nghiêm túc. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì phiên bế mạc.
Trong các ngày diễn ra Hội nghị T.Ư7, nhiều vấn đề lớn về công tác cán bộ, cải cách tiền lương, cải cách chính sách BHXH đã được các đại biểu bàn thảo…
TPO - Trong ngày làm việc thứ năm của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng (ngày 11/5), Ban Chấp hành Trung ương làm việc tại tổ, thảo luận về Báo cáo kiểm điểm sự lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2017.
Người dân kỳ vọng Đề án được Hội nghị Trung ương 7 bàn thảo sẽ có biện pháp mạnh mẽ liên quan đến công tác quy hoạch cán bộ, thẳng tay dẹp vấn nạn “cả dòng họ làm quan” trong các cơ quan công quyền.
Để xây dựng được đội ngũ cán bộ các cấp có chất lượng, nhất là cán bộ cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất, chỉ có công khai minh bạch hóa mọi vấn đề mới có thể chống được tình trạng "chạy chức, chạy quyền".
Chiều 10/5, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII thảo luận tại Hội trường về Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.
Nhiều ủy viên Trung ương Đảng đánh giá Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội được xây dựng công phu, bài bản, khoa học, có tính thực tiễn và khả thi cao.
TP - Tại Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá XII đang diễn ra, Đề án cải cách chính sách bảo hiểm xã hội (BHXH) sẽ được đưa ra bàn thảo quyết định. Nếu Đề án được thông qua, dự kiến từ năm 2021, chính sách BHXH sẽ có những thay đổi quan trọng.
Thứ trưởng Doãn Mậu Diệp cho rằng không ngăn chặn được biên chế phình to, không có tiền là những nguyên nhân quan trọng dẫn đến thất bại của những lần cải cách tiền lương trước.
TPO - Nhiều Uỷ viên Trung ương Đảng khi tham gia thảo luận về Đề án cán bộ đã thể hiện sự đồng tình cao với mục tiêu bố trí bí thư cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện không là người địa phương.
Báo Tiền Phong trân trọng giới thiệu bài viết “Cải cách chính sách BHXH góp phần bảo đảm an sinh xã hội, thúc đẩy tiến bộ và công bằng xã hội để phát triển bền vững đất nước” của GS.TS Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về cải cách chính sách tiền lương, bảo hiểm xã hội và ưu đãi người có công.
TPO - Theo ông Nguyễn Thế Trung, Uỷ viên Hội đồng Lý luận Trung ương, việc cán bộ “chỉ lên không xuống, vào không ra”, vừa thiếu bình đẳng, vừa làm giảm sự phấn đấu của cán bộ, tạo sức ỳ, cản trở việc bố trí kịp thời cán bộ có đức, có tài cho đất nước.
Sáng 8/5, Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII làm việc tại Hội trường thảo luận Đề án tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược.
TP - Trao đổi với Tiền Phong, ông Phạm Quang Hưng, Vụ trưởng Vụ 4 (Vụ Các bộ, ban, ngành, đoàn thể ở Trung ương) - Ban Tổ chức T.Ư cho rằng, nếu Đề án tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược được thông qua thì đây sẽ là quy định đồng bộ nhất về công tác cán bộ, kiểm soát quyền lực...
TP - Nếu được Hội nghị Trung ương 7 thông qua, lương của lãnh đạo doanh nghiệp (DN) nhà nước sẽ không còn bị khống chế mức khung; Nhà nước tiến tới thuê người đại diện vốn nhà nước tại DN.
TP - Sáng 7/5, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì và có bài phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII . Về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, Tổng Bí thư nhấn mạnh yêu cầu: Cố gắng chỉ ra khâu đột phá là khâu nào? Đánh giá cán bộ hay sắp xếp, bố trí cán bộ? Khắc phục tình trạng “chạy chức, chạy quyền” hay “thân quen, cánh hẩu”?
"Vì sao có nhiều nghị quyết rất đúng, rất trúng nhưng việc thực hiện hiệu quả lại thấp? Vì sao quy trình thì đúng nhưng bố trí con người cụ thể lại sai?", Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt ra những câu hỏi trong phát biểu khai mạc Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII.
TPO - Trong ngày làm việc đầu tiên của Hội nghị lần thứ bảy, Trung ương đã thảo luận về Đề án Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ phẩm chất, năng lực và uy tín, ngang tầm nhiệm vụ. Chủ tịch nước Trần Đại Quang thay mặt Bộ Chính trị điều hành chương trình làm việc.
TPO - Đề án cải cách chính sách tiền lương trình Hội nghị T.Ư 7 lần này phải thực sự tạo được sự đột phá trong chế độ phân phối, tạo động lực cho người lao động.
Sáng 7/5, Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XII đã khai mạc trọng thể tại thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì Hội nghị.
TPO - Đề án “Tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp, nhất là cấp chiến lược đủ năng lực, phẩm chất và uy tín ngang tầm nhiệm vụ” (gọi tắt là Đề án) là một trong những nội dung quan trọng được trình và thảo luận tại Hội nghị T.Ư 7 lần này.
TP - Chính sách tiền lương phải tạo sự thu hút, trọng dụng người có tài, có đức, tận tâm đối với công việc. Đồng thời cũng là tiêu chuẩn để sa thải những người không đủ năng lực, đặc biệt phải loại bỏ những công chức biến chất, lợi dụng chức quyền, hạch sách, tham nhũng làm mất lòng tin của nhân dân đối với chính quyền.
TP - Hôm nay (7/5), Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khai mạc. Tại hội nghị lần này, Trung ương bàn và cho ý kiến về một số đề án quan trọng như cán bộ cấp chiến lược; cải cách tiền lương; cải cách chính sách bảo hiểm xã hội...
Chiều 6/5, tại Hà Nội, Quân ủy Trung ương - Bộ Quốc phòng tổ chức gặp mặt các Ủy viên Trung ương Đảng đang công tác trong Quân đội trước Hội nghị Trung ương 7, khóa XII.
TPO - Đề án cải cách chính sách tiền lương là một trong những nội dung quan trọng được Hội nghị T.Ư 7 cho ý kiến vào tuần tới đây. TS Bùi Sỹ Lợi, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Về các vấn đề xã hội của Quốc hội đưa ra 6 giải pháp quan trọng cần thực hiện khi cải cách tiền lương.
Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 7 khóa XII sẽ tập trung bàn, cho ý kiến đối với ba đề án quan trọng về xây dựng đội ngũ cán bộ các cấp; cải cách chính sách tiền lương và cải cách chính sách bảo hiểm xã hội.