TP - Đó là ý kiến của nguyên Thứ trưởng Bộ TN&MT Đặng Hùng Võ về thực trạng phê duyệt, cấp phép cho các dự án bất động sản đô thị tại một số địa phương trước ngày Thủ đô mở rộng. Ông Võ đã có cuộc trao đổi với Tiền Phong xung quanh vấn đề này.
TP - Hàng ngàn héc ta đất nông nghiệp trên địa bàn Hà Tây (cũ) bị thu hồi để phục vụ các dự án đô thị. Nhiều xã cơ bản không còn đất để trồng trọt, sản xuất. Nông dân mất ruộng bỗng dưng thấy hụt hẫng, chơi vơi khi phải làm quen với thực tại khắc nghiệt.
TP - Một vài doanh nghiệp có hàng chục dự án đầu tư mà nếu cộng tổng số tiền phải bỏ ra để thực hiện phải lên tới cỡ hàng tỷ USD. Vốn liếng của các công ty, tập đoàn này ra sao, họ lấy đâu ra số tiền lớn như vậy?
TP - Chùa Thầy thuộc thôn Thụy Khuê, xã Sài Sơn, huyện Quốc Oai, đặc trưng cho vùng đồng bằng Bắc bộ yên ả. Vùng thắng tích xứ Đoài ấy lâu nay lại đang không yên, kể từ khi hàng loạt dự án khu du lịch sinh thái, biệt thự, nhà vườn, sân golf ồ ạt đổ về…
TP - Với khoảng 146 nghìn hécta đất nông nghiệp, mặt nước... được phê duyệt chuyển sang đất đô thị, Hà Nội (mở rộng) phải cần đến lượng vốn bằng 20 lần GDP của cả nước 2008. Chỉ xét khía cạnh vốn đã thấy sự ảo tưởng.
TP - Thật ngạc nhiên khi lãnh đạo Tỉnh Hà Tây (cũ) dù bận bịu chuyện sáp nhập vẫn ký nhiều quyết định liên quan quy hoạch, đất đai, dự án… tận giờ cuối cùng; ở Hòa Bình tình trạng cũng tương tự.
TP - Khi số lượng các dự án nhà đất, đô thị tăng lên thì số lượng nông dân mất đất, đối mặt tình trạng mất việc làm cũng tăng mạnh. Vấn đề đặc biệt nóng tại Quốc Oai (Hà Nội) nơi có nhiều xã bị thu hồi gần như hết đất nông nghiệp, có nơi chỉ còn mỏm núi là không bị các dự án quây chiếm.
TP - Quá nhiều dự án bất động sản, tình trạng thiếu quy hoạch tổng thể, phê duyệt và cấp phép đầu tư tràn lan đã dẫn đến mất cân đối về việc phân bố các đồ án quy hoạch, dự án đầu tư trên địa bàn Hà Nội mở rộng.