TP - Sau khi Phạm Văn Lộc chia tay người vợ trẻ (1937) vợ chồng Nguyễn Bun sinh được cô con gái đặt tên là Nguyễn Thị Đòn, ông Bun giữ lời hứa với người bạn chí thiết, Đòn được 1 tuổi, bà Nguyễn Thị Cúc nhận Đòn về nuôi. Khi bà đi hoạt động lại gửi con cho mẹ đẻ.
Từng tham gia rất nhiều trận đánh lớn, nguy hiểm luôn bủa vây giữa làn mưa bom, bão đạn của địch, nhưng với Đại tá Đinh Văn Dung từng là Đại đội trưởng tham gia chiến dịch Điện Biên Phủ, kỷ niệm đáng nhớ nhất với ông đó là hai lần được gặp Bác Hồ.
TP - Trao đổi với PV Tiền Phong về 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nhà báo lão thành Hữu Thọ, nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương cho rằng, để thực hiện mong muốn của Bác về một đất nước Việt Nam giàu mạnh thì chúng ta phải thực hành dân chủ rộng rãi, tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng để người tài có cơ hội được trọng dụng, cống hiến xây dựng đất nước.
TP - Kỷ niệm 69 năm Cách mạng tháng Tám và Quốc khánh 2/9, 45 năm ngày mất của Chủ tịch Hồ Chí Minh và thực hiện Di chúc của Người, sáng 1/9, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đến dâng hương Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Bảo tàng Hồ Chí Minh chi nhánh TPHCM.
Sinh hoạt chi bộ là hoạt động rất quan trọng của chi bộ, có vai trò tác dụng to lớn đối với năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của chi bộ, đảm bảo cho chi bộ và mỗi đảng viên thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình.
TP - Đó là những điều mà PGS.TS Phạm Hồng Chương (Viện Hồ Chí Minh và các lãnh tụ của Đảng) đúc rút được sau nhiều năm nghiên cứu về Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
TP - Sắp tiết trọng thu, nhận được quà của người bạn đồng khoa Vũ Văn Sạch, nguyên Giám đốc Trung tâm Bảo hiểm tài liệu lưu trữ quốc gia, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước. Quà là cuốn Một số tư liệu mới về Chủ tịch Hồ Chí Minh trên báo Cứu quốc của nhà xuất bản Văn hóa - Văn nghệ TP Hồ Chí Minh mới in.
TP - Sáng 29/8, nhân dịp kỷ niệm 69 năm Quốc khánh Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam (2/9/1945 - 2/9/2014) và 45 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh (1969 - 2014), Bảo tàng Hồ Chí Minh phối hợp với Cục Lưu trữ, Văn phòng Trung ương Đảng và Học viện Báo chí và Tuyên truyền tổ chức triển lãm và hội thảo “45 năm thực hiện Di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh”.
TP - Ngày 28/8, tại huyện A Lưới, tỉnh TT-Huế tổ chức kỷ niệm 45 năm đồng bào các dân tộc thiểu số thuộc miền núi phía tây tỉnh này tự nguyện mang họ Bác Hồ (2/9/1969 - 2/9/2014); đồng thời làm lễ công bố đường Trường Sơn - đường Hồ Chí Minh là Di tích lịch sử quốc gia đặc biệt.
TP - Trước lúc đi xa, trong Di chúc để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Chủ tịch Hồ Chí Minh căn dặn: “Việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân”.
Cuộc đời, sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã để lại cho dân tộc ta và nhân dân thế giới di sản vô cùng quý báu, đó là phong cách, đạo đức, tư tưởng của Người và thời đại Hồ Chí Minh.
Bác Hồ vĩnh biệt chúng ta đã 45 năm. Thời gian cứ trôi đi, nhưng trong suốt 45 năm qua và mãi mãi có một điều vẫn luôn ở vạch xuất phát, đó là lòng mỗi người không bao giờ nguôi niềm tưởng nhớ, nỗi tiếc thương và lòng biết ơn sâu sắc đối với người anh hùng, lãnh tụ thiên tài của Đảng, của dân tộc, người Bác kính yêu của chúng ta, nhà văn hóa lớn của nhân loại.
TP - Trao đổi với Tiền Phong, ông Nguyễn Ngô Hai - nguyên UV T.Ư Đảng, nguyên Phó Ban Tư tưởng Văn hóa Trung ương cho biết, 45 năm trước trong Di chúc của mình, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã căn dặn “Phải giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân”.
TP - Nhân kỷ niệm 69 năm Cách mạng Tháng Tám và Quốc khánh 2/9; Kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang có bài viết trên Tạp chí Cộng sản về nhiệm vụ thiêng liêng bảo vệ độc lập chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Báo Tiền Phong xin trân trọng giới thiệu bài viết này. Tiêu đề do tòa soạn đặt.
TP - Đọc Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh, dễ dàng nhận thấy hai chữ CON NGƯỜI chiếm lĩnh mọi suy tư, trăn trở của Người, đây chính là biểu hiện đầu tiên của chủ nghĩa nhân văn Hồ Chí Minh, PGS.TS Lại Quốc Khánh Chủ nhiệm Bộ môn Hồ Chí Minh học, Khoa Khoa học Chính trị, Trường Đại học KHXH&NV Hà Nội, khẳng định.
Bác Hồ muôn vàn kính yêu đã để lại cho toàn Đảng, toàn dân ta một bản Di chúc vô cùng quý báu. Trải qua 45 năm, bản Di chúc đã trở thành nguồn cổ vũ to lớn đối với toàn Đảng, toàn dân, toàn quân ta tiến lên giành thắng lợi trong sự nghiệp giải phóng Tổ quốc, thống nhất đất nước và đưa nước nhà vững bước tiến lên chủ nghĩa xã hội.
Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại đã hiến dâng tất cả tình cảm, trí tuệ và cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng của Đảng và nhân dân ta. Người đã để lại tài sản vô giá là tư tưởng và tấm gương đạo đức trong sáng, mẫu mực, cao đẹp, kết tinh những giá trị truyền thống của dân tộc, của nhân loại và thời đại.
TPO - Ngày 20/8, Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức Hội nghị trực tuyến tại 63 điểm cầu trên cả nước hướng dẫn triển khai các hoạt động kỷ niệm 45 năm thực hiện Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí Minh.