EU có nguy cơ khủng hoảng chính trị trầm trọng

EU có nguy cơ khủng hoảng chính trị trầm trọng
Châu Âu đang có nguy cơ rơi vào cuộc khủng hoảng chính trị ngày càng trầm trọng do những bất đồng lớn giữa các nước về tài chính và Hiến pháp.
EU có nguy cơ khủng hoảng chính trị trầm trọng ảnh 1
Ông Juncker vẫn kiên quyết tiến hành trưng cầu dân ý tại Luxembourg, bất chấp việc Quốc hội Ba Lan vừa hoãn vô thời hạn việc phê chuẩn Hiến pháp chung

Ngày 21/6, Thủ tướng Đức Gerhard Schroeder đã chỉ trích mạnh mẽ quan điểm của Anh đối với châu Âu sau khi Thủ tướng Anh Tony Blair tuyên bố sẽ tiếp tục đòi khoản bồi hoàn ngân sách từ Liên minh châu Âu (EU), trừ khi các khoản trợ cấp nông nghiệp được cắt giảm.

Theo ông Schroeder, lập trường cứng nhắc này của Anh là nguyên nhân chính phá vỡ các cuộc đàm phán bàn về ngân sách dài hạn (2007 - 2013) của EU và đẩy châu Âu vào một cuộc khủng hoảng mới sau cuộc khủng hoảng về Hiến pháp.

Thủ tướng Luxembourg (nước đang giữ chức Chủ tịch luân phiên EU) Jean-Claude Juncker cáo buộc ông Blair đang cố tình làm giảm sức mạnh của EU.

Thủ tướng Pháp Dominique de Villepin gọi khoản đòi bồi hoàn của Anh từ ngân sách của EU hàng năm là "di chứng của chế độ cũ".

Ông Schroeder cho rằng các nước giàu, mang nhiều giá trị truyền thống ở châu Âu đang bị đe dọa sau khi các cuộc đàm phán về ngân sách dài hạn của EU tại Brussels (Bỉ) tuần qua bị đổ vỡ và nỗ lực phê chuẩn bản Hiến pháp đầu tiên của EU không đạt được mục tiêu đặt ra sau khi người dân Pháp và Hà Lan phản đối văn kiện này trong các cuộc trưng cầu vừa qua.

Giữa lúc cuộc khủng hoảng chính trị ở châu Âu ngày một lan rộng, ngày 21/6 Ba Lan quyết định hoãn vô thời hạn cuộc trưng cầu ý dân về Hiến pháp EU.

Cùng ngày, Thủ tướng Đan Mạch Ander Fogh Rasmussen cũng ra quyết định hoãn vô thời hạn việc phê chuẩn văn kiện pháp lý này.

Tuy nhiên, Thủ tướng Luxembourg Jean-Claude Juncker tuyên bố ông tôn trọng quyết định của Quốc hội nước này thông qua kế hoạch tiến hành cuộc trưng cầu ý dân về Hiến pháp châu Âu vào ngày 10/7 tới, bất chấp việc Pháp và Hà Lan nói "không" với văn kiện này.

MỚI - NÓNG
Tỉnh Isfahan của Iran. (Ảnh: Getty)
Iran bác tin bị tấn công tên lửa
TPO - Tiếng nổ được nghe thấy ở Isfahan là do Iran kích hoạt các hệ thống phòng không, một quan chức Iran nói với Reuters, đồng thời khẳng định không có cuộc tấn công tên lửa nào nhằm vào nước này như báo chí vừa đưa tin.