Esmart đứng vững giữa đại dịch nhờ nền tảng văn hóa doanh nghiệp

0:00 / 0:00
0:00
eSmart không phải là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam xây dựng cho mình một nền tảng văn hóa doanh nghiệp đáng ngưỡng mộ. Nhưng chắc chắn là công ty hiểu rõ những khía cạnh về văn hóa doanh nghiệp với tôn chỉ lấy con người làm trung tâm. Điều này đã được kiểm chứng nhờ những thành quả đáng ghi nhận qua đại dịch vừa rồi.
Esmart đứng vững giữa đại dịch nhờ nền tảng văn hóa doanh nghiệp ảnh 1

Nền tảng văn hóa của eSmart là lấy con người làm trung tâm

Doanh nghiệp của bạn đã làm những gì trong đại dịch vừa qua? Đóng cửa nghỉ kinh doanh tạm thời? Tìm một hướng đi khác để tồn tại? Cắt giảm tối đa nhân sự và chi phí, hay tệ nhất là buộc phải giải thể?...

Theo đài CNN Business, tại New York, công ty Better.com đã sa thải một lúc 900 nhân viên, hơn 9% nhân sự chỉ qua cuộc gọi zoom với 1 câu ngắn gọn “Nếu bạn nhận được cuộc gọi này, bạn thuộc về nhóm không may mắn, bạn bị sa thải. Thỏa thuận lao động của bạn sẽ được chấm dứt và có hiệu lực ngay lập tức và màn hình tắt sau thông báo này. Một hành động sa thải cực kỳ mạnh tay đến từ vị trí CEO, khi trong ngành công nghiệp thế chấp, lãi suất cho vay thế chấp giảm xuống mức thấp nhất trong lịch sử do đại dịch.

Có rất nhiều những hành động đã được chủ các doanh nghiệp áp dụng và tiến hành khi bị kéo vào guồng quay của đại dịch và hệ lụy của việc giãn cách xã hội kéo dài. Nhưng theo chúng tôi, một đơn vị có bề dày kinh nghiệm hỗ trợ doanh nghiệp thông minh, việc có được nền tảng văn hoá sẽ là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp giữ được sức mạnh để vượt qua các hoàn cảnh ngặt nghèo.

Chưa sẵn sàng, nhưng không lo sợ

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 7 năm 2021, quy định giãn cách xã hội chính theo chỉ thị 16 của Chính Phủ chính thức được ban hành. Kinh doanh văn phòng chia sẻ, hỗ trợ khởi nghiệp, kế toán và thiết kế thương hiệu, những hoạt động của eSmart gắn liền với các doanh nghiệp khác. Trước tình thế phần lớn doanh nghiệp eSmart đang đồng hành phải tạm dừng do giãn cách, eSmart hẳn phải rất lo lắng. Nhưng họ đã chọn giải pháp thích nghi khác. Họ không nói nhiều quá nhiều đến giải pháp kinh doanh, mà tập trung đến việc làm sao để duy trì hiệu quả làm việc và sức bền cho nhân viên; Làm sao để đảm bảo an toàn nhất cho yếu tố con người; Làm sao để mỗi cá nhân sau đại dịch đều quay trở lại một cách trọn vẹn cả về tinh thần lẫn thể chất.

Suy nghĩ khác đi, hành động khác đi.

“Chúng tôi chưa thực sự sẵn sàng cho việc kinh doanh thế nào với lệnh giãn cách vào tháng 7. Nhưng chúng tôi không lo sợ. eSmart hiểu được mức độ nguy hiểm của đại dịch lần này. Và cũng hiểu những biện pháp thích ứng về kinh doanh sẽ không thể hiệu quả nếu không xây dựng nó xoay quanh yếu tố con người. Đó là thời điểm mà toàn bộ BGĐ của eSmart thống nhất rằng con người mới là tài sản quý giá nhất mà chúng tôi phải giữ gìn. Và điều may mắn là tất cả nhân viên của chúng tôi đều hiểu văn hóa lấy con người làm trung tâm của eSmart. Sự thống nhất, đồng lòng, hỗ trợ lẫn nhau ngay lập tức được triển khai từ trên xuống dưới. Lúc này, khi nghĩ về tất cả những gì đã trải qua chúng tôi tự hào về những gì mình đã làm được nhờ vào nền tảng văn hóa mà mình đã xây dựng trong nhiều năm”. Ông Nguyễn Hoàng Dũng - CEO eSmart chia sẻ.

Esmart đứng vững giữa đại dịch nhờ nền tảng văn hóa doanh nghiệp ảnh 2

Sếp tự tay viết thư gửi tặng nhân viên nhân dịp Giáng Sinh

Để thích ứng với đại dịch, nhờ vào văn hóa lấy con người làm trung tâm, eSmart đã triển khai hàng loạt các hoạt động có giá trị xuyên suốt mùa dịch. Như tổ chức các mini game online cho nhân viên; Khuyến khích việc đọc và chia sẻ về sách; Thành lập các ban phụ trách nhiều vấn đề về sức khỏe thể chất và tinh thần cho nhân viên; Tổ chức các hoạt động thiền online để giúp nhân viên cân bằng; Đảm bảo các an sinh và phúc lợi ở mức tối ưu nhất cho tất cả thành viên của mình; Xây dựng một nền tảng trực tuyến có tương tác cao, gặp nhau hàng tuần qua nền tảng này để “không quên nhau”. Nhờ vào điều đó, mỗi ngày trôi qua đều có những hoạt động mới kích thích nhân viên sáng tạo, hoạt động và đóng góp. Sự vận động không ngừng nghỉ của cả hệ thống từ trên xuống dưới chắc chắn không thể có nếu không được xây dựng xung quanh văn hóa doanh nghiệp.

Không ai bị bỏ lại phía sau

Tháng 9 năm 2021, khi dịch Covid-19 ngày một nghiêm trọng và việc giãn cách xã hội kéo dài được hơn 2 tháng. Đó là thời điểm cực kỳ áp lực với tình hình kinh doanh, nhưng may mắn là tất cả nhân viên của eSmart vẫn có mặt và an toàn. Sáng thứ hai hàng tuần trong 11 năm qua, eSmart đều tổ chức một buổi gặp gỡ với tất cả nhân viên, gọi là “Good Morning”. Mùa dịch thì tiến hành online. Điều đặc biệt nhất tại buổi Good Morning này là sự xúc động của CEO Nguyễn Hoàng Dũng khi ông rơi nước mắt, nghẹn lời chia sẻ về những khó khăn mà doanh nghiệp đang phải đối mặt, nhưng khẳng định: “Công ty sẽ không bỏ lại bất cứ ai trong các bạn, chúng ta cùng nhau chia sẻ để vượt qua được thời điểm khó khăn này''

Không có bất cứ nhân sự nào bị cắt giảm trong suốt quãng thời gian này. Thậm chí eSmart còn hướng đến hoạt động cộng đồng khi biết tin mái ấm chùa Diệu Giác đang gặp khó khăn vì Covid-19 và ngay lập tức triển khai chương trình hành động. Chỉ trong 1 tuần, số tiền ủng hộ 30 triệu đồng đã được chuyển đến Chùa Diệu Giác.

Esmart đứng vững giữa đại dịch nhờ nền tảng văn hóa doanh nghiệp ảnh 3

eSmart tham gia các hoạt động thiện nguyện

Điều eSmart làm khác rất nhiều so với cách những doanh nghiệp khác chật vật để đối phó với đại dịch. Thay vì cắt giảm nhân sự; eSmart duy trì không thiếu bất cứ ai; Thay vì chỉ tập trung vào nội bộ, eSmart còn hướng ra với cộng đồng; Thay vì chỉ nghĩ tới định hướng kinh doanh và tạo nguồn thu, eSmart tập trung trong việc xây dựng sức khỏe tinh thần mùa dịch. Những điều này không thể làm được nếu doanh nghiệp không có một văn hóa vững chắc được xây dựng qua nhiều năm: Với eSmart là văn hóa thiền; Văn hóa đọc sách; Văn hóa đúng giờ; Văn hóa lấy con người làm trung tâm.

Esmart đứng vững giữa đại dịch nhờ nền tảng văn hóa doanh nghiệp ảnh 4

Văn hóa đọc sách

Esmart đứng vững giữa đại dịch nhờ nền tảng văn hóa doanh nghiệp ảnh 5

Văn hóa thiền

Đừng chỉ kinh doanh, hãy xây văn hóa

Tháng 11 năm 2021, Covid-19 vẫn còn đó, nhưng mọi thứ đã dần hồi sinh. Tất cả các thành viên của eSmart đã quay trở lại làm việc, trọn vẹn cả về trí lực lẫn thể lực. Để rồi ngay lập tức họ cùng nhau tham gia ngay vào hoạt động cộng đồng nhằm tăng cường sự gắn kết. Bước chân của tất cả các thành viên eSmart đã chạy qua cuộc đua Marathon - Run for Arise! Ở đó, 8.442.000 đồng là số tiền mà eSmart-er đã đóng góp cho các tổ chức xã hội thông qua những bước chạy của mình. Mọi hoạt động kinh doanh có cơ hội bắt nhịp lại nhanh chóng vì các vị trí công việc được duy trì ổn định thông qua chính sách lấy con người làm trung tâm mà eSmart đã áp dụng trong mùa dịch.

Esmart đứng vững giữa đại dịch nhờ nền tảng văn hóa doanh nghiệp ảnh 6

Hoạt động Marathon hàng năm

Câu chuyện của eSmart chính là câu chuyện của việc suy nghĩ khác đi trong mùa dịch. Thay vì chỉ tập trung vào việc kinh doanh, hãy nghĩ về yếu tố văn hóa và con người. Thay vì cắt giảm nhân sự, hãy cắt giảm những gánh nặng mà nhân viên của mình gặp phải. Thay vì xây kế hoạch bán hàng, hãy xây dựng cả về văn hóa ngay trong những thời điểm khó khăn nhất. Sự điềm tĩnh của người làm lãnh đạo quyết định 90% thành công của doanh nghiệp.

Chỉ khi có những con người khỏe, tốt, minh triết thì mới có một công ty bền vững. Nền tảng của eSmart chính là việc họ luôn xem “Văn hóa là hơi thở của một doanh nghiệp”, không ngừng xây dựng nó cả trong thời kỳ ngặt nghèo. Vì ở trong những hoàn cảnh càng hỗn loạn, thì việc giữ hơi thở ổn định chính là giữ cho tâm trí ổn định.

Minh triết của kinh doanh chính là duy trì sự ổn định. Và khi bên ngoài hỗn loạn, thì bên trong nhất định phải ổn định. Điều này là kim chỉ nam xuyên suốt mùa dịch mà BGĐ eSmart đã áp dụng và thành công.

MỚI - NÓNG
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
Đại tướng Phan Văn Giang: Phải có cơ chế, chính sách thúc đẩy công nghiệp quốc phòng phát triển
TPO - Chiều 23/4, Đại tướng Phan Văn Giang - Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Bí thư Quân ủy Trung ương, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cùng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Thái Nguyên, đã tiếp xúc cử tri chuyên đề lấy ý kiến vào dự thảo Luật Công nghiệp quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trước Kỳ họp thứ bảy, Quốc hội khóa XV.