Tiền Phong số đặc biệt 21-6

Tham dự Đại hội có ông Vũ Chiến Thắng - Thứ trưởng Bộ Nội vụ; ông Tạ Tấn - Phó Vụ trưởng Vụ Tổ chức phi chính phủ, Bộ Nội vụ; ông Phan Văn Chinh - Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước Bộ Công Thương; đại diện Tổng cục Quản lý Thị trường và Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia. TĂNG CƯỜNG XỬ LÝ BUÔN LẬU Nhiệm kỳ vừa qua, Hiệp hội đã tích cực phối hợp với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, Ban Chỉ đạo 389 các địa phương, các lực lượng chức năng, các cơ quan truyền thông đẩy mạnh, tăng cường công tác đấu tranh phòng, chống buôn lậu thuốc lá, nâng cao nhận thức của người dân; phối hợp với Ủy ban MTTQ các tỉnh Tây Nam tổ chức nhiều hội thảo tuyên truyền về hệ lụy của việc vận chuyển, tàng trữ, buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu với trên hàng ngàn lượt đại biểu tham dự, trong đó có nhiều cư dân các vùng biên giới giáp ranh với Campuchia… Hiệp hội đã hỗ trợ các lực lượng chức năng thực hiện các chuyên án lớn, bắt giữ các đối tượng đầu nậu buôn lậu thuốc lá, kiểm tra kiểm soát các điểm kinh doanh nhỏ, lẻ; phối hợp tổ chức dán áp phích tuyên truyền về các nội dung tại Nghị định số 98/2020/NĐ-CP của Chính phủ; các chế tài xử lý hình sự tại Bộ luật Hình sự 2015 liên quan đến các hành vi buôn bán, vận chuyển, tàng trữ thuốc lá điếu nhập lậu… Theo thống kê, giai đoạn 5 năm 2019-2023, các lực lượng chức năng đã bắt giữ được 59.637 vụ, đưa ra truy tố, xét xử nhiều tổ chức, cá nhân, tịch thu nhiều phương tiện vận chuyển. Tổng số thuốc lá nhập lậu bị bắt giữ là 37,5 triệu bao, số lượng bị tiêu hủy là 22,1 triệu bao. Thực hiện các thông tư hướng dẫn cơ chế huy động kinh phí hỗ trợ công tác phòng, chống buôn lậu thuốc lá điếu và sản xuất, buôn bán thuốc lá giả, toàn Hiệp hội đã hỗ trợ kinh phí bắt giữ, tiêu hủy thuốc lá nhập lậu với số tiền hơn 281 triệu đồng. Theo đại diện Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam, Hiệp hội đã tích cực phối hợp với các lực lượng chức năng, các cơ quan truyền thông trong công tác tăng cường đấu tranh phòng, chống buôn lậu thuốc lá. Nổi bật là việc tham gia đóng góp ý kiến đối với việc thực hiện các Quyết định về thí điểm tái xuất thuốc lá nhập lậu bị bắt giữ, tiêu hủy toàn bộ thuốc lá nhập lậu bị bắt giữ; đóng góp nhiều ý kiến trong quá trình xây dựng Nghị định quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đại diện Hiệp hội Thuốc lá Việt Nam cho biết, về công tác tổ chức của Hiệp hội Sản xuất và Tiêu thụ thuốc lá Việt Nam trong nhiệm kỳ VII, Hiệp hội có 44 hội viên, trong đó gồm 37 hội viên chính thức và 07 hội viên liên kết. HÀNG LOẠT KIẾN NGHỊ Hiệp hội đề xuất một số kiến nghị Chính phủ và các cơ quan quản lý nhà nước sửa đổi, bổ sung hành lang pháp lý liên quan. Cụ thể như: Xem xét sửa đổi Nghị định 67/2013/ NĐ-CP phù hợp với tình hình hiện nay: Nghị định 67/2013/NĐ-CP đã bắt đầu thảo luận việc sửa đổi từ 5 năm trước nhưng tới nay vẫn chưa xong. Việc hành lang pháp lý không đầy đủ và thiếu rõ ràng tiếp tục làm khó các doanh nghiệp; Xem xét, đẩy nhanh tiến độ cấp hạn ngạch nhập khẩu nguyên liệu thuốc lá của Bộ Công Thương bảo đảm kịp thời phục vụ sản xuất, tránh lãng phí, tổn thất cho Ngành; Xem xét ban hành khung pháp lý quản lý đối với thuốc lá thế hệ mới; Xem xét, cân nhắc về chính sách thuế đối với thuốc lá nhằm bảo vệ doanh nghiệp sản xuất hợp pháp có điều kiện đẩy lùi thuốc lá nhập lậu. Xem xét bổ sung chức năng của Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá để hỗ trợ cho các lực lượng chức năng chống buôn lậu, cử Hiệp hội là thành viên của Ban quản lý Quỹ PCTHTL. Hiệp hội cũng kiến nghị đẩy mạnh hoạt động phòng, chống thuốc lá nhập lậu; Đàm phán với các nước có chung đường biên giới nhằm ngăn chặn, phòng ngừa thuốc lá nhập lậu vào Việt Nam; Đẩy mạnh công tác chống buôn lậu thuốc lá, tập trung các lực lượng chức năng kiểm tra, kiểm soát việc buôn bán thuốc lá nhập lậu từ biên giới đến cửa hàng bán lẻ. n Tại Đại hội tổng kết công tác nhiệm kỳ VII (2019 - 2023) và phương hướng hoạt động nhiệm kỳ VIII (2024 - 2029), Hiệp hội Sản xuất và Tiêu thụ thuốc lá Việt Nam đã có nhiều kiến nghị xử lý nghiêm tình trạng buôn lậu thuốc lá hiện nay. Phát hiện trên 29.000 bao thuốc lá lậu trong ngăn bí mật trên xe tải tại Kiên Giang Kiến nghị xử lý mạnh tay với nạn buôn lậu thuốc lá TUẤN MINH ĐỒNG LÒNG BÁM TRỤ, VƯỢT KHÓ Anh Nguyễn Vũ Phương Thanh - Tổ trưởng xung kích Công ty Điện lực Đồng Tháp cho biết, tổ của anh đang làm việc tại vị trí trụ số 74 (xã Lâm Hợp, Kỳ Anh, Hà Tĩnh) và mọi người đều rất vui khi được tham gia đóng góp sức lực, trí tuệ vào công trình này. “Do thời tiết ở đây đang rất nóng, chúng tôi bắt đầu công việc từ 5 giờ sáng đến khoảng 10 giờ, buổi chiều từ 14h30 đến 18 giờ”, anh Thanh cho biết. Anh em cả tổ xung kích được bố trí nghỉ ngơi tại một nhà nghỉ cách móng trụ 13 km, có xe đưa đón đến công trường và có người phục vụ cơm nước. Sáng và tối ăn ở nơi nhà nghỉ, riêng buổi trưa ăn tại công trường. Kỹ sư an toàn Trần Lê Quang Vinh, Công ty Điện lực Vĩnh Long đang cùng lực lượng xung kích của đơn vị thi công trụ số 84 (Kỳ Tân, Kỳ Anh, Hà Tĩnh). Anh cho biết, tổ xung kích hiện nay có 20 người, lưu trú cách vị trí thi công 15 km và được chủ nhà phục vụ ăn uống nên khá thuận lợi. Hằng ngày nhóm của anh Vinh đến công trường bằng chiếc xe 16 chỗ thuê. Thời tiết ở đây khá gắt, nắng thì “khủng” nhưng mưa cũng rất nhanh. Tại công trường tổ xung kích giăng bạt nghỉ trưa. Hiện nay anh em đã bắt nhịp công việc tốt và chờ xe cẩu 20 tấn, cần dài đưa anh em lên cao làm việc thuận tiện nên tiến độ nhanh hơn trèo trụ. Anh Hồng Hoàng Quân - Tổ trưởng lực lượng xung kích Công ty Điện lực Cà Mau chia sẻ, ngay sau khi đến địa phương, tổ công tác đã thuê nhà dân dưới chân đồi cách vị trí trụ 3,5 km. Cứ 4 giờ sáng mỗi ngày, Tổ cắt cử một nhóm đi chợ mua đồ ăn về cùng nấu ăn sáng, đến 5 giờ sáng di chuyển đến nơi làm việc bằng xe ben thuê tại địa phương. Tuy địa hình, khí hậu khó khăn, nhưng sức khỏe anh em đều tốt và tinh thần làm việc rất cao. VÌ MỤC TIÊU VỀ ĐÍCH ĐÚNG TIẾN ĐỘ Ngay từ ngày đầu lực lượng xung kích có mặt tại công trường, Bí thư Đảng ủy - Chủ tịch HĐTV EVNSPC Lê Văn Trang và Chủ tịch Công đoàn EVNSPC Lê Xuân Thái đã có mặt tại các vị trí thi công để thăm hỏi, động viên và tiếp lửa cho lực lượng xung kích làm nhiệm vụ. Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐTV Lê Văn Trang lưu ý, đây là dự án trọng điểm, tiến độ hoàn thành các hạng mục được tính bằng giờ, do đó các đội xung kích cần tận dụng “thời gian vàng” để nhanh chóng hoàn thành các phần việc được giao. “Thi công đường dây 500 kV là việc mới và việc khó. Tuy nhiên, đây cũng là cơ hội để mỗi người lao động trong EVNSPC được điều động dịp này phát huy tinh thần quyết tâm “vì màu cờ sắc áo”, tính năng động, sáng tạo và khả năng thích ứng với mọi điều kiện công việc” - Chủ tịch Lê Văn Trang bày tỏ. Tổng giám đốc EVNSPC Nguyễn Phước Đức cũng đến hiện trường khảo sát địa hình, địa vật, nghe báo cáo tình hình của từng nhóm công tác, tháo gỡ chia sẻ những khó khăn của từng nhóm... Tổng giám đốc quán triệt tinh thần làm việc “3 ca, 4 kíp”, “xuyên lễ, xuyên tết, xuyên ngày nghỉ”, “ăn tranh thủ, ngủ khẩn trương”, “vượt nắng, thắng mưa”, “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. n Gần 700 cán bộ, kỹ sư, công nhân các đơn vị trực thuộc Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã xung kích tham gia xây dựng công trình đường dây 500 kV mạch 3 (Quảng Trạch - Phố Nối). Các tổ xung kích đã triển khai lực lượng đến các vị trí được phân công trên địa bàn các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa và nhanh chóng bắt tay vào việc. Lực lượng xung kích của Công ty Điện lực Kiên Giang đang thực hiện lắp ghép các tổ hợp thân trụ tại vị trí trụ VT39 (xã Lâm Trường, Nghi Sơn, Thanh Hóa) PHỤC LỄ EVNSPC dốc sức cho “tiền tuyến” 500 kV mạch 3 CĐ21 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==