Dự án đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối có tổng chiều dài khoảng 519 km, đi qua địa bàn 211 xã, phường, của 43 huyện, thị xã thuộc 9 tỉnh gồm: Quảng Bình, Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, Ninh Bình, Nam Định, Thái Bình, Hải Dương, Hưng Yên. Dự án có tổng số 1.177 móng cột, tổng mức đầu tư trên 22.000 tỷ đồng. Dự án có ý nghĩa quan trọng nhằm tăng cường năng lực lưới điện truyền tải 500kV Bắc - Trung, giúp tăng năng lực truyền tải giữa miền Trung và miền Bắc từ khoảng 2.200 MW hiện nay lên khoảng 5.000 MW, góp phần bảo đảm cung cấp điện cho miền Bắc ngay ở thời điểm hiện tại và trong những năm tới. Dự án khi đóng điện đưa vào vận hành sẽ giúp nâng cao độ tin cậy cung cấp điện, góp phần tăng cường truyền tải điện từ các nguồn điện khu vực Bắc Trung Bộ về trung tâm phụ tải khu vực miền Bắc, đồng thời, tăng cường an ninh năng lượng quốc gia. Với tinh thần “tất cả vì dự án đường dây 500 kV mạch 3”, EVNSPC đã huy động các đội xung kích để tiếp sức cho dự án trọng điểm này. Các tổ xung kích đã triển khai lực lượng đến các vị trí được phân công, dựng lán trại, chuẩn bị các trang thiết bị phục vụ thi công, đồng thời phối hợp thi công các vị trí trụ đang được lắp đặt. Tại các tỉnh Hà Tĩnh, Nghệ An, Thanh Hóa, EVNSPC đã thành lập Ban chỉ huy tại công trường, đồng thời lực lượng xung kích hỗ trợ thi công của EVNSPC đã và đang khẩn trương vào guồng công việc sau ba lần chi viện với hơn 700 cán bộ, kỹ sư, công nhân cho “tiền tuyến 500 kV mạch 3”. Công trường tại các vị trí thi công trở nên sôi động, bầu không khí làm việc đoàn kết, nhất quán và hừng hực khí thế với lòng tự hào, quyết tâm cao nhất của từng người kỹ sư, công nhân ngành điện. Tất cả cùng gắng sức với quyết tâm cao nhất để đưa dự án hoàn thành vào tháng 6/2024 theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. n Hàng trăm cán bộ, công nhân viên thuộc các đội xung kích của Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) phấn khởi, tự hào khi được góp sức mình trên các điểm thi công của Dự án xây dựng đường dây 500kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên). Lãnh đạo EVNSPC đến hiện trường động viên lực lượng xung kích PC Long An, tại trụ số 172 địa bàn xã Đông Hoàng, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa ĐỘI XUNG KÍCH EVNSPC: Quyết liệt hỗ trợ thi công dự án đường dây 500kV mạch 3 NHẬT HUY Nhóm xung kích đang cố gắng nắn, chỉnh, căn đưa vào lỗ cho chính xác để bắt đai ốc các thanh đà chính, ráp thành hình (tại trụ 84 xã Kỳ Tân, thị xã Kỳ Anh, tỉnh Hà Tĩnh) Ba dịch vụ công trực tuyến bao gồm: Đăng ký biện pháp đảm bảo bằng quyền sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất; Xóa đăng ký biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản khác gắn liền với đất; Đăng ký, cấp Giấy chứng nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất cho người nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất, mua nhà ở, công trình xây dựng trong các dự án phát triển nhà ở. Theo yêu cầu của Sở Tài nguyên Môi trường, 3 dịch vụ nêu trên triển khai từ ngày 8/4/2024 tại Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội và 28 Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai quận, huyện, thị xã. Bộ phận Một cửa của hệ thống văn phòng tiếp nhận 100% hồ sơ trực tuyến trên hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính thành phố. Để làm được dịch vụ này, Văn phòng đăng ký đất đai đã tổ chức triển khai việc số hóa thành phần hồ sơ, ứng dụng chữ ký số cá nhân chuyên dùng đối với hồ sơ từ khâu tiếp nhận, thụ lý, giải quyết, trả kết quả trên Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính của thành phố. Đại diện Văn phòng đăng ký đất đai cho biết, sau gần 3 tháng triển khai dịch vụ công trực tuyến, người dân đã được phục vụ tốt hơn, giảm chi phí và công sức đi lại. Tình trạng xếp hàng chờ đợi lâu tại các phòng giao dịch thuộc hệ thống của Văn phòng cũng giảm nhiều. Theo ghi nhận của PV Tiền Phong, những tháng cuối năm 2023 và đầu năm 2024, giao dịch liên quan nhà đất tại nhiều quận, huyện tăng mạnh, cá biệt có nơi tăng lên đến gần 200% so với cùng kỳ năm trước. Chính vì vậy, việc triển khai dịch vụ công trực tuyến góp phần quan trọng giảm tình trạng chờ đợi cho người dân khi đến làm thủ tục giao dịch trược tiếp. Theo lãnh đạo VPĐKĐĐ Hà Nội, thời gian tới, Văn phòng sẽ tập trung nhiều biện pháp cải thiện chỉ số tiếp cận đất đai của thành phố, nâng cao chỉ số hài lòng để góp phần cải thiện chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh của thành phố Hà Nội. Văn phòng sẽ tiếp tục rà soát và tự kiểm tra tại các phòng, chi nhánh văn phòng trong công tác tiếp nhận, giải quyết góp ý, phản ánh, kiến nghị, cần bố trí các hình thức tiếp nhận giúp người dân, tổ chức dễ dàng khai thác thông tin, có thông báo kịp thời kết quả xử lý góp ý, phản ánh, kiến nghị bảo đảm đúng quy định; xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ, viên chức người lao động gây khó khăn cho người dân, tổ chức… “Văn phòng sẽ xây dựng phong cách giao tiếp và làm việc đối với các cơ quan, đơn vị, các tổ chức, cá nhân đến liên hệ công tác theo hướng hiện đại thân thiện, chuyên nghiệp và tạo điều kiện tối đa, không để xảy ra tình trạng gây phiền hà, nhũng nhiễu, gây khó khăn”, đại diện lãnh đạo VPĐKĐĐ Hà Nội cho biết. n Đại diện lãnh đạo Văn phòng đăng ký đất đai Hà Nội cho biết, sau gần 3 tháng triển khai dịch vụ công trực tuyến đã đạt được nhiều kết quả tích cực... TUẤN MINH - THÙY DƯƠNG VĂN PHÒNG ĐĂNG KÝ ĐẤT ĐAI HÀ NỘI: Dịch vụ công trực tuyến tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp Văn phòng Đăng ký đất đai Hà Nội thường xuyên chỉ đạo các phòng, chi nhánh trực thuộc đẩy mạnh công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Kết quả đến đầu tháng 1/2024, tổng số cần đăng ký, cấp giấy chứng nhận lần đầu cho hộ gia đình, cá nhân trong khu dân cư là 1.678.912 thửa; trong đó, đăng ký và cấp đạt 99,6% với 1.672.222 thửa... Dịch vụ công ngày càng thuận lợi cho người dân CĐ13 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==