Tiền Phong số đặc biệt 21-6

5 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM BÁO DÂN CHÚNG Năm 1938, Mặt trận Bình dân do Đảng Cộng sản Pháp làm nòng cốt đang có thế mạnh để phát triển ra các nước thuộc địa, nên chính sách của Pháp đối với các thuộc địa có sự thay đổi. Nhân cơ hội này, những lãnh tụ của Đảng Cộng sản Đông Dương là Hà Huy Tập, Nguyễn Văn Cừ đã quyết định thành lập báo Dân Chúng để tuyên truyền đường lối Cách mạng của Đảng, trụ sở của báo được đặt tại Sài Gòn. Sau một thời gian chuẩn bị, ngày 22/7/1938, báo Dân Chúng xuất bản số báo đầu tiên mà không xin phép khiến chính quyền Thực dân hết sức bất ngờ. Nhưng trước tình hình chính trị lúc đó, chúng không thể cấm đoán. Theo cuốn “Lịch sử Báo chí Việt Nam 1865-1945”, khi đó, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đang hoạt động bí mật tại Quế Lâm (Trung Quốc) đã có báo cáo gửi Quốc tế Cộng sản về tình hình chính trị tại Đông Dương: “Dân Chúng xuất bản ở Sài Gòn từ tháng 7/1938 là tờ báo đầu tiên đã bất chấp đạo luật cấm phát hành nếu không được phép trước. Tôi nghĩ rằng Dân Chúng cũng là tờ báo được nhiều người đọc nhất ở Đông Dương…”. Cũng theo cuốn “Lịch sử Báo chí Việt Nam 1865-1945”, sau đó, Dân Chúng đã vinh dự được đăng bài “Những sự hung tàn của đế quốc Nhật” của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc với bút danh Đ. Clin, trên ba số báo 46 (ngày 21/1/1939), 47 (ngày 24/1/1939) và 48 (ngày 28/1/1939). Lịch sử báo chí Việt Nam ghi nhận, Dân Chúng là tờ báo cách mạng đầu tiên chống lại các sắc lệnh và nghị định của chính quyền Thực dân khi buộc các báo tiếng Việt nếu xuất bản phải xin phép. Ngay từ số báo đầu, Dân Chúng đã có những thông tin trung thực về đời sống tăm tối của người dân thuộc địa ở Đông Dương, đồng thời phản ánh nhanh nhạy tình hình quốc tế trước chiến tranh thế giới lần thứ hai nên đã thu hút được sự quan tâm của đông đảo người dân. Dân Chúng nhanh chóng trở thành diễn đàn về tự do, dân chủ nên đã dành được cảm tình của nhiều độc giả. Tầm ảnh hưởng của một tờ báo Đảng được thể hiện qua số lượng phát hành lớn khi số 1 báo Dân Chúng in 1.000 bản, số 2 in 2.000 bản, riêng số Xuân Kỷ Mão 1939 in tới 15.000 bản, xếp vào hàng tốp đầu về lượng phát hành so với các báo khác cùng thời. Trước sức hút mạnh mẽ của báo Dân Chúng, đến số báo 15, ra ngày 10/9/1938, chính quyền Thực dân phải chấp thuận cấp phép cho tờ báo này. Kể từ đó, Dân Chúng tiếp tục dành nhiều trang, bài viết cổ vũ người dân đấu tranh yêu cầu chính quyền thuộc địa thực hiện những khẩu hiệu mà Đảng đã đề ra như đòi tự do dân chủ, cơm áo, hòa bình… Với sứ mệnh của mình, trong giai đoạn trước Cách mạng Tháng Tám năm 1945, Dân Chúng là tờ báo đứng thứ 3 của Đảng ta ra được nhiều số báo nhất, đồng thời đứng đầu về số lượng phát hành. Đây cũng là tờ báo vinh dự được đăng bài đầu tiên của lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc viết cho báo trong nước ở thời kỳ vận động dân chủ. Khi chiến tranh thế giới thứ hai bắt đầu, Dân Chúng ra tờ cuối cùng, số 80, ngày 30/8/1939, sau đó ngừng xuất bản. Toàn bộ cán bộ, nhân viên tòa báo chuyển vào hoạt động bí mật. BÁO VIỆT NAM ĐỘC LẬP Báo Việt Nam Độc Lập là tờ báo cách mạng bằng tiếng Việt đầu tiên do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập trong nước khi Người về Pác Bó (Cao Bằng) vào tháng 2/1941, sau 30 năm hoạt động ở nước ngoài. Báo Việt Nam Độc Lập ra số đầu tiên ngày 1/8/1941, đánh số 101. Khi đó, mặc dù măng sét tờ báo ghi chữ Cao Bằng như một tờ báo của địa phương, nhưng thực chất Việt Nam Độc Lập là báo của Mặt trận Việt Minh. Báo đánh số 101, các số tiếp theo là 102, 103… với ý nghĩa kế tục lịch sử của những tờ báo cách mạng đã ra đời trước đó. Với việc ra đời báo Việt Nam Độc Lập, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc lấy đây là cơ quan ngôn luận để xây dựng lực lượng Việt Minh tại Cao Bằng, tiến tới thành lập các căn cứ địa cách mạng tại đây. Do vậy, báo Việt Nam Độc Lập lúc đầu là tiếng nói của Việt Minh Cao Bằng, sau là tiếng nói của Việt Minh Cao-Bắc-Lạng (Cao Bằng- Bắc Kạn- Lạng Sơn). Báo có 2 trang, khổ giấy 18,5cm x 27cm, mỗi số xuất bản từ 100 đến 400 bản. Tôn chỉ, mục tiêu của báo Việt Nam Độc Lập được nói rõ trong số đầu: “Cốt làm cho dân ta hết ngu hèn, biết các việc, biết đoàn kết, đặng đánh Tây, đánh Nhật, làm cho Việt Nam độc lập, bình đẳng tự do”. Báo Việt Nam Độc Lập có những chuyên mục xã luận, tin trong nước, tin thế giới và một số chuyên mục khác. Các bài viết trong báo Việt Nam Độc Lập được viết bằng một văn phong phổ cập, dễ hiểu, luôn hướng người dân đấu tranh vào kẻ thù trực tiếp là Thực dân Pháp và Phát xít Nhật. Nội dung tuyên truyền nhiều khi cũng được chuyển thành những bài thơ, bài ca như: Bài ca Dân cày, Phụ nữ, Ca binh lính… Đánh giá về nội dung báo Việt Nam Độc Lập, cuốn “Lịch sử Báo chí Việt Nam 1865-1945” đã viết: “Tất cả đều rõ phong cách, ngôn ngữ báo chí Nguyễn Ái Quốc trên báo Thanh Niên năm xưa. Nhưng chính ở những số báo đơn sơ, người làm Sử Văn học có thể tập hợp được khá nhiều thơ hay của Hồ Chí Minh như: Con cáo và tổ ong, Ca sợi chỉ, Hòn đá… Đó là không kể hàng loạt tranh minh họa của Người hết sức độc đáo”. Theo thông tin từ cuốn sách “Lịch sử Báo chí Việt Nam 1865-1945”, từ số 1 đến số 30, báo Việt Nam Độc Lập do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc trực tiếp chỉ đạo làm. Từ cuối tháng 8/1942, Người trao việc làm báo Việt Nam Độc Lập cho các đồng chí của mình là Phùng Chí Kiên, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp… đảm trách. Từ khi xuất bản số đầu đến ngày 30/9/1945, báo Việt Nam Độc Lập ra được 120 số, con số kỷ lục của báo chí Cách mạng Việt Nam thời gian đó. BÁO SỰ THẬT Trước khi nói về báo Sự Thật, cần nói về tiền thân của tờ báo này là Cờ Giải Phóng. Báo Cờ Giải Phóng số 1 xuất bản ngày 10/10/1942, do Tổng Bí thư Trường Chinh phụ trách, đồng thời là cây bút chính luận chủ yếu của báo. Khác với nhiều tờ báo của Cách mạng trước đó, trên măng sét báo Cờ Giải Phóng ghi rõ là “Cơ quan tuyên truyền, cổ động Trung ương của Đảng Cộng sản Đông Dương”. Thời kỳ xuất bản bí mật trước Cách mạng tháng 8/1945, Cờ Giải Phóng ra được 15 số (số 15 ra ngày 17/7/1945), in li-tô trên giấy xanh nhạt khổ 27cm x 38cm, số lượng in ít, chủ yếu lưu hành trong nội bộ Đảng. Thời kỳ này, Cờ Giải Phóng số sau cách số trước không có kỳ hạn nhất định, với nội dung tập trung phổ biến những đường lối, chính sách lớn của Đảng; tuyên truyền, cổ động hướng nhân dân chuẩn bị tổng khởi nghĩa. Sau khi Cách mạng Tháng Tám thắng lợi, Cờ Giải Phóng xuất bản công khai tại Hà Nội từ số 16 (ra ngày 12/9/1945) đến số cuối cùng 33 (ra ngày 18/11/1945). Nội dung báo Cờ Giải Phóng giai đoạn này chủ yếu khẳng định nền độc lập của dân tộc sau khi thành lập nước, lên án thực dân Pháp cố tình gây hấn để tái xâm lược Việt Nam, kêu gọi người dân sẵn sàng chống quân xâm lược, bảo vệ nền độc lập vừa giành được… Sau khi báo Cờ Giải Phóng ngừng xuất bản, báo Sự Thật được thay thế, ra số đầu ngày 5/12/1945. Khi đó, báo Sự Thật là “Cơ quan tuyên truyền kháng chiến của Hội Nghiên cứu Chủ nghĩa Mác ở Đông Dương”, nhưng thực chất đây là tờ báo của Đảng, do Tổng Bí thư Trường Chinh làm chủ nhiệm. Báo Sự Thật ra một tuần 2 số, mỗi số 4 trang, nhưng có số chỉ có 2 trang, khổ giấy 23cm x 37cm. Sau này, ngoài những số báo thường, báo Sự Thật còn có những số đặc biệt dành cho ngày tết và những ngày kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, Quốc khánh 2/9, Quốc tế Lao động 1/5 ... n So với những tờ báo Cách mạng trước đó, thì ở báo Sự Thật, tính lý luận về vai trò của Đảng, về đường lối Cách mạng đi theo con đường của chủ nghĩa Mác-Lê Nin đã trở nên sắc bén hơn. Có thể nói, khi thay thế báo Cờ Giải Phóng, báo Sự Thật đã đảm nhiệm trọn vẹn vai trò của mình trong giai đoạn đấu tranh mới của Đảng. Ngày 2/12/1950, báo Sự Thật ra số cuối cùng, nhường vị trí tiếp nối cho sự ra đời của báo Nhân Dân vào năm 1951. Những tờ báo Bên cạnh báo Thanh Niên (xuất bản số đầu ngày 21/6/1925), nền báo chí Cách mạng Việt Nam ghi dấu một số tờ báo của Đảng có tính chiến đấu cao. Nhân ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam, xin cùng nhìn lại một số tờ báo điển hình thể hiện tính tiên phong cách mạng, góp phần vào sự nghiệp giành độc lập cho nước nhà. Chủ tịch Hồ Chí Minh thăm và làm việc với cán bộ, nhân viên báo Sự Thật tại Chiến khu Việt Bắc ẢNH CHỤP LẠI TẠI BẢO TÀNG BÁO CHÍ VIỆT NAM KIẾN NGHĨA Báo Việt Nam Độc Lập số 101, ra ngày 1/8/1941 Báo Dân Chúng tiên phong cách mạng

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==