Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được thành lập năm 2011 trên cơ sở sáp nhập giữa Bảo tàng Lịch sử Việt Nam và Bảo tàng Cách mạng Việt Nam, là bảo tàng đầu hệ và là một trong những trung tâm nghiên cứu và khai quật khảo cổ hàng đầu ở Việt Nam. Đặc thù hoạt động khảo cổ học của Bảo tàng Lịch sử quốc gia là mang tính ứng dụng cao, không chỉ thực hiện nhiệm vụ của khảo cổ học thuần túy mà sau hoạt động khai quật, còn tiếp tục thực hiện các bước chỉnh lý, phục dựng hiện vật, hoàn thiện hồ sơ, bổ sung hiện vật cho kho cơ sở phục vụ trưng bày, phát huy giá trị; xây dựng, đề xuất phương án bảo tồn, phát huy giá trị di tích; nghiên cứu, xuất bản ấn phẩm… Trong những năm gần đây, hoạt động khảo cổ học của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia được chú trọng và thu được những thành quả khả quan, phục vụ hiệu quả cho các hoạt động chuyên môn của Bảo tàng cũng như công tác lập quy hoạch bảo tồn, phát huy di tích đồng thời góp phần quan trọng trong tư vấn chuyên môn, nghiệp vụ cho các bảo tàng, di tích ở Việt Nam và mở rộng quan hệ hợp tác với các quốc gia trong khu vực và trên thế giới trong lĩnh vực nghiên cứu, khai quật khảo cổ. Trong đó, tiêu biểu là hoạt động khai quật, Bảo tàng Lịch sử quốc gia đã phối hợp với các địa phương và các đối tác quốc tế Nhật Bản, Hàn Quốc…triển khai hàng chục cuộc khai quật khảo cổ học trên địa bàn các tỉnh trải dài từ miền Bắc, miền Trung, miền Nam và Tây Nguyên. - Miền Bắc: Khai quật chùa Bình Long (Bắc Giang) năm 2021; Khai quật di tích thành cổ Luy Lâu lần thứ 6 và lần thứ 7 (Bắc Ninh) năm 2022; Khai quật di chỉ Gò Chon (Phú Thọ) năm 2023. - Miền Trung: Khai quật 2 lần di tích núi Bân (Thừa Thiên Huế) năm 2021, 2022; Khai quật Đàn Nam Giao (Thừa Thiên Huế) năm 2023; Khai quật Điện Cần Chánh (Thừa Thiên Huế) năm 2023. - Miền Nam; Khai quật di tích Gò Ba Cảnh (Long An) năm 2019. - Tây Nguyên: Khai quật 2 lần di chỉ Thác Hai (Đắk Lắk) năm 2021, 2022; Khai quật di chỉ Thôn Tám (Đắk Nông) năm 2024. Kết quả các cuộc khai quật đã góp phần làm sáng rõ những vấn đề nghiên cứu cơ bản trong việc tìm hiểu diễn trình lịch sử dân tộc và cung cấp các dữ liệu khoa học, phục vụ cho công tác quy hoạch, bảo tồn, trùng tu, tôn tạo và phát huy giá trị di tích. Trong những năm qua, Bảo tàng Lịch sử Quốc gia đã phối hợp với các cơ quan trong và ngoài nước tổ chức những chương trình khảo sát nhằm tập hợp tư liệu, chuẩn bị cơ sở khoa học phục vụ các công tác nghiên cứu, khai quật, trùng tu tôn tạo, phát huy giá trị lịch sử các di tích, tiêu biểu như: Khảo sát các di tích khảo cổ học ở các tỉnh Kon Tum, Đắk Lắk, Đắk Nông năm 2020-2022; Khảo sát một số di tích khảo cổ học tại Hải Dương năm 2021; Phối hợp với Viện nghiên cứu Di sản Văn hóa biển Quốc gia (Hàn Quốc) thực hiện đợt khảo sát hệ thống thuyền truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam trên địa bàn một số tỉnh cao nguyên và ven biển miền Trung Việt Nam: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông, Bình Thuận, Ninh Thuận năm 2022, tỉnh Hòa Bình năm 2024; Khảo sát một số di tích khảo cổ học tại tỉnh Sơn La năm 2022; Khảo sát các di tích khảo cổ học tại tỉnh Bình Thuận năm 2023; Khảo sát các di tích Óc Eo ở các tỉnh miền Tây Nam bộ năm 2022- 2024. Bảo tàng Lịch sử Quốc gia còn tham gia tư vấn chuyên môn, nghiệp vụ, đặc biệt là các hội đồng chuyên môn trong việc giám định hiện vật cho các bảo tàng, di tích địa phương và một số nhà sưu tập tư nhân trong cả nước: Bảo tàng Lạng Sơn, Bảo tàng Hùng Vương, Ban Quản lý Di tích lịch sử Lam Kinh, một số sưu tập tư nhân tại thành phố Hải Phòng, thành phố Hồ Chí Minh… Điều này cũng đã phản ánh trình độ năng lực và uy tín của đội ngũ cán bộ khảo cổ của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Hiện nay, ngành khảo cổ học của Việt Nam có nhiều bước phát triển quan trọng và đạt được những thành tựu lớn, trong đó có những đóng góp nhất định của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Trong những năm tới, với sự quan tâm phối hợp chặt chẽ hơn nữa của các cấp, các ngành, đơn vị trung ương và địa phương cũng như các cơ quan, đơn vị liên quan trong và ngoài nước, hoạt động khảo cổ học của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia sẽ tiếp tục đạt được nhiều thành tựu và có nhiều đóng góp hơn nữa trong việc nghiên cứu và phát huy giá trị di sản văn hóa dân tộc, xứng tầm là một trong những trung tâm nghiên cứu khảo cổ học hàng đầu của Việt Nam, có uy tín và trở thành đầu mối hợp tác quốc tế về lĩnh vực khai quật khảo cổ học trong khu vực và trên thế giới.n Hố khai quật di chỉ Thác Hai năm 2022 (Nguồn: Chu Mạnh Quyền - BTLSQG) Dấu tích bậc cấp và kè chân đế đàn tế Núi Bân ở phía tây bắc, khai quật năm 2023 (Nguồn: Nguyễn Ngọc Chất - BTLSQG) Hoạt động khảo cổ học của Bảo tàng Lịch sử Quốc gia trong những năm gần đây NGUYỄN MẠNH THẮNG (Bảo tàng Lịch sử Quốc gia) ĐAU DÂY THẦN KINH SỐ 5 HÀNH HẠ 4 NĂM VÀ NIỀM VUI Ở TUỔI 90 KHI TÌM ĐƯỢC GIẢI PHÁP Bà L.T.Cẩm nhập viện trong tình trạng mệt mỏi, đau giật liên tục một bên mặt, đau khi có tác nhân kích thích như gió thổi, đau không ăn được cơm, đau khi đánh răng, uống nước... Được biết, bà bị những cơn đau dây thần kinh số 5 hành hạ suốt 4 năm nay, trước đây có dùng thuốc điều trị nhưng giờ thuốc không còn tác dụng. TS.BS Trịnh Tú Tâm, trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh - Điện quang can thiệp Bệnh viện Đa khoa Hồng Ngọc, cũng là người trực tiếp điều trị cho bà Cẩm cho biết: “Bà Cẩm bị đau dây thần kinh số 5 không còn đáp ứng thuốc. Tuổi của bà cũng cao nên tôi nhận định tiêm cồn diệt hạch Gasser là phương pháp tối ưu nhất để điều trị". Sau 20 phút vào phòng can thiệp để tiêm cồn, bà Cẩm bước ra với khuôn mặt tươi cười, phấn khởi. Bà chia sẻ: “Trước đây, đang ăn cơm, cơn đau ập đến tôi phải bỏ bát cơm ngay xuống, không ăn thêm được gì, há miệng uống nước cũng khó khăn. Ngay cả đi ngủ cũng phải nằm ngửa, một tay ôm mặt. Nhiều lúc tôi nghĩ 90 tuổi rồi còn phải chịu đau như thế này thì thà không sống nữa còn hơn. Thật may vì con gái đã đưa tôi đến bệnh viện để được bác sĩ Tâm điều trị. Sau khi ăn hết bát cháo, tôi vui lắm, giờ thì yên tâm ăn ngủ được rồi, kết quả điều trị hơn cả mong đợi". Sau can thiệp 1 ngày, bà Cẩm được xuất viện. TIÊM CỒN DIỆT HẠCH GASSER - KỸ THUẬT XÂM LẤN TỐI THIỂU, CHỈ 20 PHÚT CHẤM DỨT ĐAU DÂY THẦN KINH SỐ 5 Tiêm cồn diệt hạch Gasser là phương pháp điều trị đau dây thần kinh số 5 với nhiều ưu điểm vượt trội. Phương pháp này là lựa chọn tối ưu cho các đối tượng điều trị nội khoa không đáp ứng, đau tái phát sau phẫu thuật, người cao tuổi, người có bệnh lý nền không thể gây mê… Kỹ thuật sử dụng một kim nhỏ như sợi tóc đưa vào vị trí hạch Gasser dưới hướng dẫn của màn tăng sáng hoặc máy chụp mạch số hóa xóa nền DSA hiện đại. Hạch Gasser là vị trí chia nhánh của dây thần kinh tam thoa, tên gọi khác của dây thần kinh số 5 do có 3 nhánh. Dây thần kinh số 5 là dây thần kinh sọ lớn nhất, chi phối vận động (cơ nhai, cơ thái dương hàm…) và cảm giác (toàn bộ các cơ vùng mặt, miệng, xoang mũi và hốc mũi). Sau khi xác định chính xác vị trí kim sẽ tiêm 0,3ml cồn tuyệt đối để diệt hạch. Đặc biệt, kỹ thuật có thời gian thực hiện rất nhanh, chỉ khoảng 20 phút, xâm lấn tối thiểu, bệnh nhân không cần gây mê, không mất máu. Ngay sau thủ thuật, các triệu chứng đau giảm rõ rệt, người bệnh ăn ngon ngủ tốt hơn. Tại BVĐK Hồng Ngọc, kỹ thuật tiêm cồn diệt hạch Gasser được thực hiện thường quy bởi đội ngũ bác sĩ chuyên môn cao, đứng đầu là TS.BS Trịnh Tú Tâm, Trưởng khoa Chẩn đoán hình ảnh & Điện quang can thiệp, hơn 15 năm kinh nghiệm trong điều trị đau, đã can thiệp thành công cho hàng trăm bệnh nhân đau dây thần kinh số 5. Bên cạnh đó, người bệnh được điều trị tại phòng can thiệp vô khuẩn tuyệt đối, đảm bảo an toàn trong suốt quá trình thực hiện. Hệ thống máy móc hiện đại như máy chụp mạch số hóa xóa nền DSA (Hà Lan) giúp tăng hiệu quả can thiệp và hạn chế tối đa biến chứng cho người bệnh. BS Tâm chia sẻ: “Mỗi bệnh nhân đến với chúng tôi đều phải chịu các cơn đau hành hạ. Sau khi tiêm, bệnh nhân giảm đau ngay. Nhìn người bệnh tươi cười, vui vẻ khác hẳn trạng thái lúc mới vào viện, bác sĩ chúng tôi thật sự rất vui mừng. Đây cũng là động lực để chúng tôi cố gắng hơn nữa, mang đến những kỹ thuật điều trị hiện đại giúp bệnh nhân nhanh chóng đẩy lùi bệnh”. n “Đau như chết đi sống lại, đau không ăn không uống được” là những cảm nhận của bà L.T.Cẩm - 90 tuổi khi phải chịu đựng căn bệnh đau dây thần kinh số 5 suốt 4 năm, uống thuốc không còn tác dụng. Sau khi tiêm cồn diệt hạch Gasser tại Bệnh viện Hồng Ngọc, bà không còn đau, ăn được, ngủ được, cười nói vui vẻ. HÀ ANH Hình ảnh bệnh nhân trước và sau khi can thiệp tiêm cồn diệt hạch Gasser bằng kỹ thuật xâm lấn tối thiểu Chấm dứt đau dây thần kinh số 5 hành hạ cụ bà 90 tuổi Phòng can thiệp hiện đại tại Bệnh viện Hồng Ngọc CĐ12 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==