Tiền Phong số đặc biệt 21-6

Huyện Krông Nô nằm phía Đông Bắc tỉnh Đắk Nông, cách trung tâm TP Gia Nghĩa 120km. Cùng với sự phát triển của xã hội, tại địa phương này cũng phát sinh nhiều vấn đề được cử tri, nhân dân quan tâm. Do đó, theo bà H’Thủy Bon Jốc Ju - Phó Chủ tịch HĐND huyện Krông Nô, để kịp thời nắm bắt tâm tư, nguyện vọng của cử tri, nhân dân, thời gian qua, HĐND hai cấp xã, huyện tại huyện Krông Nô có nhiều đổi mới về phương thức, cách thức tổ chức hoạt động. Với hoạt động giám sát, Thường trực HĐND huyện, và các xã, thị trấn đã điều chỉnh phương thức tổ chức hoạt động chất vấn phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, chủ yếu là chất vấn tại kỳ họp. Đối với cấp huyện, từ năm 2023 đến nay đã tiến hành 6 buổi thảo luận, chất vấn tại các kỳ họp. Nội dung chất vấn tập trung vào các lĩnh vực mà dư luận, cử tri và nhân dân quan tâm, phản ánh: Đất đai, tài nguyên, môi trường, nông nghiệp, lâm nghiệp, xây dựng, quy hoạch, giao thông vận tải, sạt lở, bồi thường, hỗ trợ… Kết thúc phiên chất vấn đã kịp thời ban hành kết luận được lồng ghép vào Thông báo kết quả kỳ họp để Thường trực, các Ban HĐND, Tổ đại biểu và đại biểu HĐND theo dõi, giám sát. Tình hình chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp luôn được thực hiện nghiêm túc; thể hiện tính dân chủ, công khai, minh bạch trong các hoạt động quản lý, điều hành của nhà nước. Những ý kiến của đại biểu thẳng thắn và cụ thể từng vụ việc. Đối với các cơ quan, đơn vị được chất vấn đều có thái độ tiếp thu tốt, trả lời đúng trọng tâm và hướng giải quyết vụ việc. Về giám sát chuyên đề, theo bà H’Thủy Bon Jốc Ju trong thời gian qua, HĐND cấp huyện đã tổ chức 7 cuộc giám sát và 4 cuộc khảo sát liên quan đến tình hình phát triển kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh trên địa bàn. Nội dung tập trung những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, bức xúc, nổi cộm được dư luận xã hội, cử tri, nhân dân quan tâm, phản ánh. Phương thức đổi mới thích ứng, linh hoạt với tình hình dịch bệnh COVID-19, đảm bảo hiệu quả, sát với tình hình thực tế của từng địa bàn nơi đoàn đến giám sát. Các kiến nghị sau giám sát, khảo sát được các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát nghiêm túc tiếp thu, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo đúng cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như Nghị quyết của HĐND huyện. Ngoài ra, Thường trực HĐND, các Ban HĐND huyện còn phối hợp, tham gia đầy đủ các cuộc giám sát của Thường trực HĐND cấp trên thực hiện giám sát trên địa bàn. HĐND các xã, thị trấn thực hiện từ 4 - 6 cuộc khảo sát, giám sát, nội dung tập trung những vấn đề trọng tâm, trọng điểm, bức xúc, nổi cộm được dư luận xã hội, cử tri, nhân dân quan tâm, phản ánh. Các kiến nghị sau giám sát được các cơ quan, đơn vị chịu sự giám sát nghiêm túc tiếp thu, tạo sự chuyển biến tích cực trong việc tổ chức thực hiện nhiệm vụ theo đúng cơ chế, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước cũng như Nghị quyết của HĐND huyện. “Với việc đổi mới về phương thức, cách thức tổ chức hoạt động, HĐND hai cấp tại huyện Krông Nô nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, đi sâu giám sát, góp phần giải quyết những vấn đề nổi cộm trong nhân dân”, bà H’Thủy Bon Jốc Ju, Phó Chủ tịch HĐND huyện Krông Nô chia sẻ. n Thời gian qua, HĐND hai cấp tại huyện Krông Nô (Đắk Nông) đã đổi mới về phương thức, cách thức tổ chức hoạt động, nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động để làm tốt vai trò, nhiệm vụ. Đặc biệt, hoạt động của HĐND hai cấp tập trung vào các lĩnh vực mà dư luận, cử tri và nhân dân quan tâm như đất đai, môi trường, quy hoạch, xây dựng, sạt lở, bồi thường… Một kỳ họp của HĐND hai cấp tại huyện Krông Nô PHƯƠNG KHÁNH HĐND HAI CẤP TẠI HUYỆN KRÔNG NÔ: Bám sát những vấn đề nổi cộm HĐND hai cấp tại huyện Krông Nô đi sâu giám sát, góp phần giải quyết những vấn đề nổi cộm trong nhân dân Trong những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng bộ Tỉnh Lào Cai, hệ thống chính trị thị xã Sa Pa nêu cao tinh thần trách nhiệm, quán triệt sâu sắc Nghị quyết số 25 của BCH Trung ương Đảng, kết luận số 43 của Ban Bí thư về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”... Hằng năm, Thường trực Thị ủy, Ban Thường vụ Thị ủy Sa Pa đã ban hành các kế hoạch, chương trình hành động để triển khai thực hiện… Một trong những “sáng tạo” trong công tác dân vận đem lại hiệu quả cao đó là việc thành lập Tổ công tác 1902 của Thị ủy với nhiệm vụ tuyên truyền, vận động người dân trong công tác giải phóng mặt bằng, xây dựng các công trình, dự án trên địa bàn... Với phương châm “Kiên quyết, kiên trì, bền bỉ, thường xuyên, liên tục”, không quản ngại, vất vả khó khăn, nguy hiểm, từ khi thành lập và đi vào hoạt động, đến nay, tổ công tác 1902, đã làm tốt công tác dân vận, vận động thành công trên 300 hộ dân ở 45 dự án. Tuyên truyền, vận động nhân dân thi đua yêu nước, phát triển kinh tế, xây dựng nông thôn mới đạt 4/10 xã, trong đó có 01 xã hoàn thành nông thôn mới nâng cao; 6/6 phường thực hiện chỉnh trang đô thị văn minh... Một giải pháp quan trọng cũng được triển khai có hiệu quả, đó là đổi mới công tác dân vận của các cơ quan hành chính nhà nước, với phương châm. “gần dân, sát cơ sở”… Tăng cường công tác tiếp xúc cử tri trước và sau các kỳ họp để nắm bắt được tâm tư, nguyện vọng của cử tri để chỉ đạo, giải quyết kịp thời các ý kiến, phản ánh của cử tri, tạo lòng tin của cử tri với đảng và chính quyền các cấp. Xây dựng tốt mô hình “Chính quyền thân thiện”, đẩy mạnh cải cách hành chính… Thực hiện tiếp xúc đối thoại, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát. Kết quả từ năm 2019 đến nay, đã tổ chức 13 cuộc đối thoại với trên 950 lượt cán bộ, đảng viên và nhân dân tham gia. Tổ chức 15 cuộc kiểm tra, giám sát về công tác Dân vận đối với các xã, phường; đồng thời tổ chức lồng ghép 160 cuộc về kiểm tra, giám sát cấp ủy, người đứng đầu cấp ủy và cấp phó của người đầu cấp ủy. Bên cạnh đó, những năm qua, Ủy ban MTTQ Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội thị xã luôn đổi mới, đa dạng hóa các loại hình tập hợp nhân dân. Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân tộc. Thực hiện có hiệu quả các Cuộc vận động, phong trào thi đua yêu nước như “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”; “Toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc, phòng chống tội phạm và tệ nạn xã hội”... gắn với thực hiện Chỉ thị số 05- của Bộ Chính trị… Trong 10 năm qua, phong trào thi đua “Dân vận khéo” đã được triển khai sâu rộng với gần 100 mô hình và đạt được nhiều kết quả nhất định trên các lĩnh vực phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, Quốc phòng - An ninh, xây dựng đảng, củng cố hệ thống chính trị... Những giải pháp được triển khai thực hiện, những kết quả đạt được cùng những bài học kinh nghiệm được rút ra… sẽ là những hành trang quan trọng để Đảng bộ, Chính quyền và nhân dân các dân tộc thị xã Sa Pa tiếp tục thực hiện có hiệu quả Nghị quyết số 25 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng. Kết luận số 43 của Ban Bí thư về “Tăng cường và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác dân vận trong tình hình mới”. Quyết tâm xây dựng thị xã Sa Pa ngày càng giàu đẹp, văn minh. n Thị xã vùng cao Sa Pa nằm ở phía Tây của tỉnh Lào Cai, có diện tích tự nhiên gần 69 nghìn km2 bao gồm 16 xã, phường . Dân số trên 69 nghìn người với 6 dân tộc anh em cùng nhau sinh sống là Mông, Dao, Tày, Giáy, Kinh và Xa Phó. Đồng chí Phan Đăng Toàn (thứ 2 bên trái) – TUV, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sa Pa đi khảo sát công trình dự án tại xã Thanh Bình Trao nhà đại đoàn kết tại xã Liên Minh Sa Pa phát huy hiệu quả công tác dân vận trong tình hình mới HÂN NGUYỄN CĐ11 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==