Tiền Phong số đặc biệt 21-6

Gia Lai nằm trong vùng Tam giác phát triển Campuchia - Lào - Việt Nam có điều kiện kết nối cả khu vực Đông Bắc Campuchia và Nam Lào thông qua Cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh, đồng thời liên kết với các trung tâm kinh tế vùng Tây Nguyên và vùng kinh tế trọng điểm Duyên Hải Trung bộ. Đây là lợi thế để thúc đẩy phát triển hạ tầng, dịch vụ logistics trên địa bàn trở thành một ngành dịch vụ đem lại giá trị gia tăng, hỗ trợ phát triển sản xuất, thương mại điện tử, dịch vụ kinh doanh, tiêu thụ, xuất nhập khẩu hàng hóa của tỉnh. Với những lợi thế đó, ông Phạm Văn Binh - Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Gia Lai cho biết, tốc độ tăng trưởng ngành công nghiệp bình quân giai đoạn 2021 - 2023 đạt 11,98%; Thương mại, dịch vụ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2023 đạt 14,33%; hoạt động xuất khẩu tăng trưởng bình quân giai đoạn 2021 - 2023 đạt 5,45%. Ông Binh nhấn mạnh: “Hoạt động sản xuất công nghiệp đều tăng cả về số lượng cơ sở cũng như về giá trị sản xuất. Thời gian tới sở sẽ tích cực chủ động xây dựng, ban hành các cơ chế, chính sách phát triển và thực hiện tốt chủ trương thu hút đầu tư hạ tầng Cụm Công nghiệp và đã được Hội đồng đánh giá lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật đối với 4 cụm công nghiệp, tổng vốn đăng ký đầu tư 1.541 tỷ đồng”. Ông Binh thông tin, hạ tầng thương mại dịch vụ phát triển khá nhanh về số lượng, quy mô hoạt động ở cả thành thị và nông thôn. Trong đó, có sự đóng góp và gia tăng của ngành dịch vụ logistics trong tăng trưởng kinh tế, mở rộng và phát triển thị trường quốc tế, nâng cao mức hưởng thụ của người tiêu dùng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế trên địa bàn tỉnh. Trong khi đó tại Gia Lai, hiện cơ sở vật chất của các dịch vụ logistics trên địa bàn tỉnh đã được quan tâm đầu tư xây dựng. Như hệ thống hạ tầng giao thông hiện có 2 phương thức vận tải chính là đường bộ và hàng không. Đường bộ có tổng chiều dài khoảng 12.862 km và Cảng hàng không Pleiku đã đáp ứng cơ bản nhu cầu vận tải, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh và từng bước cải thiện đời sống của nhân dân. Gia Lai cũng có 1 cửa khẩu quốc tế thực hiện việc xuất nhập khẩu hàng hóa với Vương quốc Campuchia, nằm trong Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh với tổng diện tích tự nhiên khoảng 41.515 ha; kết nối các hoạt động kinh tế của tỉnh, vùng Tây Nguyên, Duyên hải Trung bộ với các tỉnh Đông Bắc Campuchia. Về hệ thống vận tải hiện có 305 đơn vị kinh doanh vận tải hàng hóa, với tổng số 1.314 xe được cấp phù hiệu; đang khai thác 224 tuyến vận tải hành khách liên tỉnh đi đến 39 tỉnh, thành phố và 7 tuyến vận tải hành khách công cộng. Ngoài ra, ở Gia Lai có hệ thống kho, bãi tập kết hàng hóa, cơ sở đóng gói: Hiện tại Khu kinh tế cửa khẩu quốc tế Lệ Thanh có 6 dự án đầu tư xây dựng kho hàng nông, lâm sản (3 kho đã đi vào hoạt động và 3 kho đang xây dựng) và 3 địa điểm tập kết, kiểm tra hàng hóa đang đầu tư xây dựng… Ông Binh phân tích, bên cạnh những kết quả đạt được, việc phát triển trong các lĩnh vực hạ tầng cụm công nghiệp, logistics còn một số khó khăn, vướng mắc. Bởi vậy, để triển khai thực hiện có hiệu quả quy hoạch tỉnh Gia Lai được phê duyệt, Sở Công Thương cũng đã đề xuất một số giải pháp trọng tâm nhằm phát triển nhanh và bền vững trong phát triển hạ tầng cụm công nghiệp và logistics. Cụ thể: Cần thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước, quản lý quy hoạch các cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, hướng dẫn với các địa phương có nhu cầu thành lập, mở rộng cụm công nghiệp để hướng dẫn công tác lựa chọn chủ đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật cụm công nghiệp và thành lập, mở rộng cụm công nghiệp. Ưu tiên lựa chọn các nhà đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp có năng lực tài chính, kinh nghiệm; ưu tiên lựa chọn các tập đoàn, doanh nghiệp/dự án đầu tư thứ cấp có năng lực, kinh nghiệm vào đầu tư tại các cụm công nghiệp… Về phát triển logistics, theo ông Binh, cần phải xây dựng cơ chế chính sách ưu đãi, tạo điều kiện thông thoáng, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư nhằm thu hút kêu gọi các nhà đầu tư vào lĩnh vực logistics của tỉnh. Cùng với đó triển khai kêu gọi, đầu tư phát triển hạ tầng dịch vụ logistics (phát triển hạ tầng giao thông, xây dựng các cảng cạn, trung tâm logistics) theo Quy hoạch tỉnh Gia Lai được phê duyệt. Trong đó, cần đẩy nhanh tiến độ hoàn thành dự án tăng cường kết nối giao thông khu vực Tây Nguyên (Quốc lộ 19); sớm triển khai đầu tư Cao tốc Bắc - Nam phía Tây, Cao tốc Quy Nhơn - Pleiku và mở rộng Cảng hàng không Pleiku. Đặc biệt, cần tổ chức hội nghị tập huấn, phổ biến các nội dung, đẩy mạnh cải cách hành chính, giảm thời gian giải quyết các thủ tục hành chính, đặc biệt là các thủ tục liên quan đến đầu tư, xây dựng, thuế, hải quan... n Gia Lai luôn chú trọng để phát triển hạ tầng, dịch vụ logistics Thế mạnh của Gia Lai trong phát triển hạ tầng, dịch vụ logistics TIỀN LÊ Những năm gần đây, hoạt động giao thương, xuất, nhập khẩu hàng hóa giữa Việt Nam và Trung Quốc ngày càng gia tăng. Lượng hàng hóa xuất khẩu tăng mạnh; trong đó, mặt hàng nông sản, trái cây tươi của Việt Nam xuất khẩu sang nước bạn chiếm khoảng 80% tổng giá trị kim ngạch hàng hóa xuất khẩu qua địa bàn Lạng Sơn. Vào thời điểm chính vụ, nhiều mặt hàng nông sản, trái cây chủ lực như thanh long, vải thiều, dưa hấu, xoài, sầu riêng... chở đến Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị và Cửa khẩu Tân Thanh thường bị ùn ứ, gây thiệt hại về kinh tế cho doanh nghiệp, thương nhân và ảnh hưởng đến an toàn giao thông cũng như vệ sinh môi trường... Để giải quyết tình trạng này, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, lực lượng chức năng liên quan triển khai nhiều biện pháp như điều tiết phương tiện đến bãi chờ để phân luồng dần vào khu vực cửa khẩu, trao đổi, hội đàm với phía Trung Quốc nhằm kéo dài thời gian thông quan. Tuyên truyền, khuyến cáo các doanh nghiệp, thương nhân đẩy nhanh hoàn thiện hồ sơ, thủ tục thông quan đầy đủ theo quy định, chủ động cân đối nguồn hàng, phương tiện trong từng thời điểm... Tuy nhiên, các biện pháp trên chỉ là giải pháp tình thế, không giải quyết được triệt để tình trạng ùn ứ hàng hóa tại các cửa khẩu trên địa bàn tỉnh những lúc cao điểm. Ông Đoàn Thanh Sơn, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn cho biết, trong khuôn khổ chuyến thăm và dự Diễn đàn Kinh tế thế giới tại Thiên Tân năm 2023, đại diện lãnh đạo UBND tỉnh Lạng Sơn đã cùng lãnh đạo chính quyền tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) ký kết thỏa thuận khung giữa hai bên nhằm cùng thúc đẩy xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh. Theo đó, hai bên đồng ý đẩy mạnh xây dựng thí điểm cửa khẩu thông minh tại tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (Việt Nam)-Hữu Nghị quan (Trung Quốc) và tuyến đường chuyên dụng vận tải hàng hóa Cửa khẩu Tân Thanh (Việt Nam)-Pò Chài (Trung Quốc). “Việc xây dựng mô hình cửa khẩu thông minh là phù hợp chủ trương, định hướng của Chính phủ cũng như của tỉnh Lạng Sơn, phù hợp mục tiêu chương trình chuyển đổi số quốc gia và của tỉnh; qua đó, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động thông quan hàng hóa giữa hai bên tiến hành nhanh chóng, không tiếp xúc, không bị gián đoạn, nâng cao hiệu suất thông quan và giải quyết được vấn đề ùn tắc hàng hóa xuất, nhập khẩu, nhất là trong thời gian cao điểm, giảm chi phí cho doanh nghiệp, thương nhân. Mô hình cửa khẩu thông minh cũng góp phần tăng năng lực, hiệu suất thông quan, nâng cao lợi thế cạnh tranh của tỉnh, thu hút các doanh nghiệp thực hiện hoạt động xuất, nhập khẩu qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn”, Phó Chủ tịch Đoàn Thanh Sơn nhấn mạnh. Trong năm 2024, tỉnh đưa ra nhiều giải pháp, phấn đấu xây dựng Lạng Sơn sớm trở thành một trong những trung tâm, đầu mối hoạt động xuất, nhập khẩu, thương mại, dịch vụ, du lịch và khu kinh tế cửa khẩu trọng điểm của vùng Đông Bắc, cửa ngõ quan trọng thông thương hàng hóa giữa các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc và các nước khác. Hiện địa phương đang xây dựng cơ chế thu hút, huy động khoảng 14.000 tỷ đồng nguồn vốn ngoài ngân sách để đầu tư các dự án trong khu kinh tế cửa khẩu, phấn đấu đến năm 2030, phát triển khu kinh tế cửa khẩu thành trung tâm kinh tế cửa khẩu hiện đại, năng động, xanh. Xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, hiện đại và có mạng lưới dịch vụ hoàn thiện; trở thành một trong những trung tâm, đầu mối hoạt động xuất, nhập khẩu, thương mại, dịch vụ, du lịch và kinh tế động lực trên tuyến hành lang kinh tế Lạng Sơn-Hà Nội-Hải Phòng-Quảng Ninh, đồng thời là cửa ngõ quan trọng thông thương hàng hóa của các nước ASEAN với thị trường Trung Quốc và các khu vực khác trên thế giới. n Tỉnh Lạng Sơn luôn xác định phát triển kinh tế cửa khẩu sẽ tạo động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế-xã hội của tỉnh nên đã xây dựng nhiều giải pháp đồng bộ từ quy hoạch, phát triển cơ sở hạ tầng cũng như xây dựng nền tảng cửa khẩu số, hướng tới xây dựng cửa khẩu thông minh, góp phần nâng cao hiệu suất thông quan hàng hóa xuất, nhập khẩu. Lãnh đạo tỉnh Lạng Sơn cùng ban ngành chức năng kiểm tra, chỉ đạo xây dựng biên giới vững mạnh NGUYỄN DUY CHIẾN Lạng Sơn nỗ lực xây dựng cửa khẩu thông minh Cửa khẩu quốc tế Hữu Nghị (huyện Cao Lộc) CĐ9 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==