Tiền Phong số đặc biệt 21-6

Tại Hội nghị đánh giá tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia (CTMTQG) xây dựng nông thôn mới (XDNTM) năm 2023, triển khai nhiệm vụ năm 2024 và biểu dương các điển hình tiên tiến trong thực hiện phong trào thi đua hiến đất chung sức XDNTM, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn ghi nhận những kết quả đã đạt được, đồng thời chỉ ra những bất cập để khắc phục trong thời gian tới. Theo đó, từ sự đồng thuận và chung tay góp sức của cả hệ thống chính trị và nhân dân, trong năm 2023 và quý I năm 2024, toàn tỉnh Thanh Hoá có thêm 1 đơn vị cấp huyện, 17 xã và 17 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM; 40 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 14 xã và 173 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 187 sản phẩm được công nhận OCOP. Bình quân toàn tỉnh đạt 16,85 tiêu chí/xã. Lũy kế đến nay, Thanh Hóa đã có 13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn và hoàn thành nhiệm vụ XDNTM; 363 xã và 717 thôn, bản miền núi đạt chuẩn NTM; 97 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 23 xã, 480 thôn, bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu.Gần đây, nhiệm vụ chuyển đổi số trong XDNTM đã mang lại kết quả tích cực. 100% hồ sơ công việc cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã đã được xử lý trên môi trường mạng, vượt so với mốc chỉ tiêu ban đầu là năm 2025. Toàn tỉnh đã triển khai xây dựng được 23 thôn thông minh thuộc các xã NTM kiểu mẫu; có 6 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu với lĩnh vực nổi trội về chuyển đổi số. So với các kế hoạch của tỉnh đề ra, tính riêng năm 2023, số lượng xã NTM nâng cao đạt và vượt 150% kế hoạch; số lượng sản phẩm OCOP đạt và vượt 130% kế hoạch. Thanh Hóa có số lượng xã đạt chuẩn NTM thuộc tốp đầu cả nước. Chất lượng của các xã được công nhận đạt chuẩn NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu được nâng lên. Số lượng sản phẩm OCOP thuộc top 5 cả nước và đa dạng về chủng loại. Từ thực tế thực hiện chương trình, Chủ tịch UBND tỉnh Đỗ Minh Tuấn chỉ ra những hạn chế cần khắc phục để thực hiện mục tiêu năm 2024, toàn tỉnh phấn đấu có thêm 1 huyện, 19 xã và 60 thôn/ bản miền núi đạt chuẩn NTM; 2 huyện và 19 xã đạt chuẩn NTM nâng cao; 10 xã và 30 thôn/bản đạt chuẩn NTM kiểu mẫu; 120 sản phẩm OCOP được cấp có thẩm quyền công nhận. Đồng thời, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá Đỗ Minh Tuấn nhấn mạnh, để hoàn thành các mục tiêu đó, đòi hỏi phải có quyết tâm cao, nỗ lực lớn, hành động quyết liệt, hiệu quả của cả hệ thống chính trị, các cấp, các ngành, cộng đồng doanh nghiệp và các tầng lớp nhân dân. n Phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” được phát động, triển khai sâu rộng trong toàn ngành đã góp phần đưa giáo dục Thanh Hóa thực hiện thắng lợi các mục tiêu và nhiệm vụ đã đặt ra trong năm học 2023-2024. Tại kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia năm học 2023-2024, tỉnh Thanh Hóa có 9 đội tuyển tham gia với tổng số 90 học sinh, kết quả có 84 học sinh đoạt giải (gồm 9 giải nhất, 22 giải nhì, 23 giải ba, 30 giải khuyến khích), là tỉnh dẫn đầu toàn quốc về tỷ lệ học sinh đoạt giải, xếp thứ 4 toàn quốc về số học sinh đoạt giải nhất (sau TP Hà Nội, Trường chuyên Đại học Khoa học tự nhiên và tỉnh Bắc Ninh). Theo ghi nhận, từ phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, ngành giáo dục TP Sầm Sơn đã gặt hái được nhiều thành tích đáng tự hào ở cả giáo dục đại trà và giáo dục mũi nhọn. Thành phố có 12/12 học sinh đoạt giải tại kỳ thi học sinh giỏi cấp quốc gia... Để có được những thành tích nổi bật nêu trên, đội ngũ giáo viên của các trường học trên địa bàn TP Sầm Sơn đã nỗ lực hết mình. Nhiều thầy, cô giáo là tấm gương sáng cho học sinh noi theo về tinh thần nỗ lực không ngừng học hỏi, trau dồi tri thức, kiên trì thực hiện mục tiêu đã đề ra. Tại các huyện miền núi của tỉnh, phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” cũng được các địa phương triển khai, trở thành phong trào thi đua lớn, rộng khắp trong toàn ngành. Thầy Hoàng Hải Vinh, Hiệu trưởng Trường THCS Dân tộc nội trú Cẩm Thủy chia sẻ: “Thực hiện phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt”, mỗi cán bộ, giáo viên nhà trường đã tích cực rèn luyện phẩm chất đạo đức, năng lực chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng sư phạm, nỗ lực đổi mới phương pháp, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động giảng dạy, soạn giáo án, tăng cường các hoạt động thực hành, rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tăng cường giáo dục đạo đức, lối sống, văn hóa cho học sinh. Cùng với đó, các em học sinh cũng tích cực học tập, rèn luyện, nâng cao ý thức tự học, tích cực, chủ động, sáng tạo, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong nhà trường”. Những thành tích đạt được trong thực hiện phong trào thi đua “Dạy tốt, học tốt” là động lực để toàn ngành tiếp tục nỗ lực nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, thực hiện thành công nhiệm vụ đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT. n THANH HÓA: Nông thôn mới tiếp tục gặt hái nhiều thành tựu HOÀNG LAM Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa thăm vùng tích tụ sản xuất lúa tập trung theo hướng hữu cơ đạt tiêu chuẩn VietGAP của HTX Định Long, xã Định Long, huyện Yên Định Lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa trao tặng Bằng khen cho các học sinh đoạt giải quốc gia HOÀNG LAM THANH HÓA: Đẩy mạnh phong trào “Dạy tốt, học tốt” Việc xây dựng Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hoá trên cơ sở định hướng của Chính phủ về quản lý, kết nối, chia sẻ dữ liệu số của cơ quan nhà nước và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Thông tin và Truyền thông; đồng thời nhằm cung cấp một ứng dụng công nghệ số make in Việt Nam giúp cơ quan nhà nước thực hiện tốt và hiệu quả hơn nhiệm vụ quản lý hành chính nhà nước trên các lĩnh vực, nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác quản lý. Năm 2023, cổng dữ liệu mở của tỉnh đã được vận hành chính thức tại địa chỉ: opendata.thanhhoa.gov.vn. Cổng dữ liệu mở của tỉnh Thanh Hoá đã công khai 242 cơ sở dữ liệu thuộc 15 lĩnh vực như: công nghiệp, giáo dục, giao thông vận tải, khoa học công nghệ, kinh tế, lao động, nông nghiệp, nông thôn mới, tài chính, tài nguyên và môi trường, thông tin và truyền thông... Triển khai chia sẻ những dữ liệu tra cứu cần thiết cho người dân như: Dịch vụ tra cứu giấy phép lái xe; dữ liệu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh trên địa bàn tỉnh; CSDL quản lý hộ nghèo, hộ cận nghèo trên địa bàn tỉnh; CSDL về Bảo trợ xã hội; CSDL trực tuyến người có công; cung cấp danh sách chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; dịch vụ cung cấp thông tin người lao động hưởng chế độ BHTN; dịch vụ cung cấp thông tin hồ sơ quy hoạch; dịch vụ cung cấp thông tin quy hoạch;… Cổng dữ liệu tỉnh Thanh Hoá còn cung cấp nhiều dữ liệu có ích cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh trên địa bàn tỉnh như: Danh sách, danh mục đầu tư công trên địa bàn tỉnh; dữ liệu về bảng giá đất nông nghiệp; dữ liệu công khai ngân sách địa phương và ngân sách cấp tỉnh; dữ liệu về bảng giá đất phi nông nghiệp; bảng giá về tính thuế tài nguyên trên địa bàn tỉnh; thông tin về làng nghề;… Các dữ liệu được đưa lên dưới dạng word, excel, pdf tạo điều kiện dễ dàng cho người dân, người lao động, doanh nghiệp có thể tải về, tra cứu và sử dụng dữ liệu một cách dễ dàng. Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa có giao diện thân thiện và đầy đủ tất cả các tính năng mà người dùng có thể dễ dàng sử dụng nhất, khi tìm kiếm dữ liệu phục vụ mục đích cá nhân. Người dùng có thể vào tìm kiếm theo lĩnh vực chứa dữ liệu mình cần tìm kiếm, hoặc là đi vào dữ liệu của cơ quan, ban ngành cung cấp dữ liệu mà mình cần tìm kiếm. Người dùng nếu còn thấy khó khăn có thể vào mục hướng dẫn trên cổng dữ liệu mở, hoặc trao đổi trực tiếp với hệ thống hỗ trợ của cổng dữ liệu mở. Với những tính năng trên cho thấy Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hoá đã làm mọi thứ đơn giản nhất, tiện lợi nhất và nhanh nhất để người dân, doanh nghiệp có thể tìm kiếm và tiếp cận với tài liệu mình cần. Dữ liệu mở không chỉ là công cụ hỗ trợ quản lý, điều hành của các cơ quan nhà nước, mà còn là nguồn tài nguyên quý báu cho sự sáng tạo, đổi mới của người dân, doanh nghiệp và các tổ chức trên địa bàn tỉnh. Hiện tại số lượng dữ liệu được tiếp tục bổ sung và chia sẻ đưa lên cổng dữ liệu mở liên tục và thường xuyên. Lượng truy cập vào một số bộ dữ liệu trên Cổng dữ liệu mở lên đến hàng nghìn lượt xem (bộ dự liệu Quản lý trường học có hơn 3.900 lượt xem, bộ dữ liệu về quy hoạch du lịch có hơn 2.500 lượt xem,...). Với số lượng lớn lượt truy cập, cho thấy dữ liệu mở nhận được sự quan tâm của người dân và doanh nghiệp về việc tiếp cận nguồn dữ liệu chính thống, mang tính chính xác và việc tiếp cận dễ dàng. Việc sử dụng, khai thác dữ liệu trên cổng dữ liệu mở của tỉnh trở nên phổ biến với người dân và doanh nghiệp. Người dân và doanh nghiệp có thể tìm kiếm sử dụng thông tin trong dữ liệu một cách dễ dàng mà không cần phải tới các trụ sở cơ quan nhà nước, điều này cho thấy việc ứng dụng chuyển đổi số mang lại nhiều lợi ích và tiết kiệm thời gian, chi phí cho cả người dân, doanh nghiệp và cơ quan nhà nước. Dữ liệu mở khi đã được chuẩn hóa và đưa lên Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hoá cho phép người dân và tổ chức ở cả khu vực công và tư có thể truy cập và sử dụng cho các mục đích thương mại và phi thương mại. Từ đó cộng đồng kiến tạo ra tri thức mới, dịch vụ và sản phẩm góp phần vào sự phát triển của kinh tế, xã hội của tỉnh. n Thực hiện nhiệm vụ được Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hoá giao, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa đã phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa trên cơ sở tích hợp các cơ sở dữ liệu nền, chuyên ngành phục vụ dùng chung của các cơ quan trong tỉnh và mở ra bên ngoài để các tổ chức, doanh nghiệp, người dân cùng khai thác, sử dụng. Giao diện Cổng dữ liệu mở tỉnh Thanh Hóa CỔNG DỮ LIỆU MỞ TỈNH THANH HÓA: Góp phần công khai, minh bạch thông tin phục vụ tổ chức, doanh nghiệp và người dân HOÀNG LAM CĐ8 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==