Tiền Phong số đặc biệt 21-6

4 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM BÁO THANH NIÊN RA ĐỜI Đến Bảo tàng Báo chí Việt Nam, điều đầu tiên tôi tìm là tới nơi trưng bày báo Thanh Niên để mục sở thị tờ báo quý giá này. Báo Thanh Niên được trưng bày mang số 63, ra ngày 3/10/1926, có màu ngả vàng. Măng sét tờ báo kẻ ô hình chữ nhật, chính giữa có chữ “Thanh Niên” bằng chữ Việt và chữ Hán, số 63 của tờ báo được viết trong ngôi sao 5 cánh đặt bên trái măng sét. Phía dưới măng sét, góc bên phải đề thời gian ra báo. Chữ trong tờ báo được viết tay, các bài viết được phân bố hợp lý cho dễ đọc, dưới mỗi bài không có tên tác giả. Anh Nguyễn Văn Ba, Phó Trưởng phòng Nghiệp vụ Bảo tàng Báo chí Việt Nam cho biết, tháng 11/1924, từ Liên Xô, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc được Quốc tế Cộng sản cử về Quảng Châu (Trung Quốc) để hoạt động. Tại đây, năm 1925, Người thành lập Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên (còn gọi là Việt Nam thanh niên Cách mạng đồng chí Hội) và quyết định cho xuất bản tờ báo Thanh Niên tại ngôi nhà số 13 (nay là số 248-250) đường Văn Minh, thành phố Quảng Châu. Báo Thanh Niên số 1 ra ngày 21/6/1925. Kể từ khi báo xuất bản, lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc đã viết nhiều tin bài, vẽ tranh phê bình, châm biếm cho tờ báo. Thời gian đầu, báo ra mỗi tuần một kỳ với trên 100 bản, về sau do khó khăn về điều kiện in nên số sau cách số trước có khi tới 3 tuần, 5 tuần. Phần lớn mỗi số báo Thanh Niên có 2 trang, một số ít ra 4 trang, khổ trang báo 13cm x 19cm. Giới thiệu tờ báo Thanh Niên số 63 trưng bày trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam, anh Nguyễn Văn Ba cho biết, bản chính tờ báo này hiện được lưu giữ, bảo quản tại Bảo tàng Lịch sử Quốc gia. Đây là một hiện vật quý giá, bởi việc sưu tầm lẫn lưu giữ để báo Thanh Niên còn tới hôm nay là rất khó khăn. Sau khi thành lập Bảo tàng Báo chí Việt Nam (năm 2017), tờ Thanh Niên số 63 được scan và phóng to hơn so với bản gốc để trưng bày tại đây. Giới thiệu bài viết “Kấm đi ra ngoài” trong số báo 63, anh Nguyễn Văn Ba cho biết đây là một bài tiêu biểu nêu rõ quan điểm của tờ báo là vạch trần ách đô hộ của chế độ thực dân, kêu gọi người dân phá bỏ xiềng xích, giành quyền tự do cho bản thân mình. Bài báo bày tỏ: “… Đồng bào ơi! Quyền tự do là giời cho mình. Người mà không được tự do thà rằng chết. Tỉnh dậy, đập vỡ cái lồng Tây nó nhốt người mình đi. Đồng bào ơi! Cam chịu như gà như lợn mà hay sao? Chỉ có gà lợn mới chịu người ta giam nhốt mãi, nếu là người thế nào cũng kiếm cách phá lồng mà ra”. Với những bài viết chân thực, sắc bén thời kỳ đầu Cách mạng, sau khi xuất bản, báo Thanh Niên được chuyển về nước bằng đường bí mật, số còn lại gửi đi các cơ sở cách mạng của Việt kiều ở Pháp, Trung Quốc, Thái Lan. Báo Thanh Niên ngày ấy đã thực sự có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong đời sống của nhân dân ta thời kỳ đầu Cách mạng. VAI TRÒ ĐẶC BIỆT CỦA BÁO THANH NIÊN Để tìm hiểu thêm về báo Thanh Niên, cán bộ Bảo tàng Báo chí Việt Nam giới thiệu tôi đến gặp GS-TS Đỗ Quang Hưng, người có nhiều năm nghiên cứu lịch sử báo chí Việt Nam. GS-TS Đỗ Quang Hưng cho biết, báo Thanh Niên được coi là tờ báo đầu tiên của báo chí Cách mạng Việt Nam vì đó là cơ quan ngôn luận của Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên, một tổ chức tiền thân quan trọng nhất của Đảng ta do lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc sáng lập. Rồi ông cho hay, sau khi Thanh Niên xuất bản được khoảng 10 số báo, mật thám Pháp đã “đánh hơi” được. Khi đó, Chánh mật thám Đông Dương là Louis Marty đã lệnh cho tay sai phải tìm cho được một số tờ báo Thanh Niên để nghiên cứu. Sau khi đọc báo Thanh Niên, Chánh mật thám L.Marty nhận xét chỉ có lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc mới là người đủ tầm cỡ để làm tờ báo này. Bởi các bài viết trong tờ báo có nội dung sắc bén, việc tuyên truyền chủ nghĩa Mác-Lê Nin rất sinh động, dễ hiểu. Sau đó, để ngăn chặn tầm ảnh hưởng của báo Thanh Niên, chế độ thực dân đã có lệnh ai chỉ cần đọc tờ báo này sẽ phải chịu án phạt từ 1-3 năm tù. Tuy nhiên, lệnh cấm này cũng không làm ảnh hưởng sức chuyển tải của báo Thanh Niên. Ở trong nước, tổ chức Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên dùng tờ báo để vận động, tuyên truyền, giác ngộ, kết nạp hội viên. Điều ít biết là tờ báo đến mỗi cơ sở lại được chép tay để nhân lên thành nhiều bản. GS-TS Đỗ Quang Hưng cho biết, báo Thanh Niên được viết tay bằng bút thép, in trên giấy sáp. Thời kỳ lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc ở Quảng Châu, Người làm Tổng Biên tập báo, viết những tin bài quan trọng, tổ chức báo Thanh Niên xuất bản được 88 số. Đến tháng 4/1927, tại Quảng Châu xảy ra sự kiện Tưởng Giới Thạch làm phản đã khủng bố Cách mạng Trung Quốc và những người Cách mạng Việt Nam trên đất Quảng Châu. Tình hình đó khiến lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc phải rời sang Liên Xô, Tổng bộ Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên cũng chuyển sang Hồng Kông. Tại Hồng Kông, báo Thanh Niên vẫn tiếp tục xuất bản. Một số thành viên từng đồng hành với lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc từ thời ra báo Thanh Niên là Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn… tiếp tục làm tờ báo này, nhưng thời gian xuất bản báo không ổn định. Đến năm 1929, khi Hội Việt Nam Cách mạng Thanh niên ngừng hoạt động, báo Thanh Niên cũng ngừng xuất bản. Khi ngừng xuất bản, báo Thanh Niên dừng lại ở số bao nhiêu, ra ngày nào hiện chưa xác định được. Trong nền báo chí Cách mạng Việt Nam, báo Thanh Niên giữ một vai trò lịch sử đặc biệt quan trọng, mở đầu cho việc tuyên truyền chủ nghĩa yêu nước theo quan điểm Mác-Lê Nin, được những người làm cách mạng và thanh niên yêu nước đọc say sưa. Báo đã góp phần tích cực chuẩn bị về tư tưởng, lý luận, chính trị và tổ chức cho việc thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam sau này. n Nội dung chính trị của báo Thanh Niên có thể quy tụ vào những điểm chính: Khơi gợi lòng căm thù quân cướp nước để cổ vũ nhân dân nổi dậy làm cách mạng; Học tập kinh nghiệm lịch sử làm thế nào để đưa Cách mạng Việt Nam đến thắng lợi triệt để, giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước giàu mạnh; Phải có một Đảng Cách mạng chân chính, có học thuyết Mác-Lê Nin soi đường. Trải qua thời gian gần 100 năm, ngôi nhà số 248-250 đường Văn Minh (thành phố Quảng Châu), nơi ra đời báo Thanh Niên đã được đầu tư, cải tạo nhiều lần. Năm 1971, Nhà nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa quyết định giữ địa chỉ này làm di tích lưu niệm về Chủ tịch Hồ Chí Minh. Di tích lịch sử này vừa đáp ứng được nhu cầu bảo tồn, vừa đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, tham quan của khách Việt Nam, Trung Quốc và bạn bè quốc tế. Ngày 21/6/1925, báo Thanh Niên xuất bản số báo đầu tiên, đánh dấu sự ra đời của báo chí Cách mạng Việt Nam. Sáu mươi năm sau, năm 1985, Trung ương Đảng đã quyết định lấy ngày 21/6 là ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam. tờ báo Cách mạng đầu tiên Anh Nguyễn Văn Ba giới thiệu về báo Thanh Niên trưng bày trong Bảo tàng Báo chí Việt Nam ẢNH: KIẾN NGHĨA 99 năm KIẾN NGHĨA GS-TS Đỗ Quang Hưng ẢNH: KIẾN NGHĨA Ngôi nhà số 13 (nay là số 248-250) đường Văn Minh (thành phố Quảng Châu, Trung Quốc), nơi ra đời báo Thanh Niên ẢNH: T.L Báo Thanh Niên số 63, ra ngày 3/10/1926

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==