Tiền Phong số đặc biệt 21-6

50 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM KHỞI NGUỒN ĐAM MÊ Đó là những bạn trẻ đang sinh hoạt trong Câu lạc bộ (CLB) Kịch khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia TPHCM. Ban đầu CLB chỉ là sân chơi của các bạn trẻ không chuyên, nhưng với niềm yêu thích kịch nói, các thành viên đã lập ra dự án Sân khấu Kịch báo chí Nhân văn với mục tiêu lan tỏa loại hình nghệ thuật này đến với nhiều bạn trẻ. Hiện tại, CLB tập hợp khoảng 50 bạn sinh viên yêu mến bộ môn này. Nói về sự ra đời của CLB, Đức Huy (cựu sinh viên khoa BC&TT) cho biết trong một lần sinh viên khoa về Bình Phước tham gia chiến dịch Xuân tình nguyện, chàng cán bộ Đoàn và các bạn tự tập một số tiết mục kịch để diễn cho bà con xem. Dần dà, với niềm yêu thích kịch nói, các bạn đã quyết định thành lập câu lạc bộ để có một “mái nhà chung” cùng nhau phát huy niềm yêu thích. Nhiều năm nay, mặc dù đã ra trường và bận rộn với công việc bên ngoài, chàng đạo diễn nhiệt tâm của CLB vẫn luôn gắn bó, đồng hành cùng các thế hệ đàn em sáng tạo những vở diễn đậm đà hơi thở cuộc sống. Đa số các vở diễn của CLB đều do Huy viết kịch bản và làm đạo diễn. “Mặt trời soi kiếp rong chơi” năm 2018 là vở đầu tiên CLB ra mắt với ý nghĩ chỉ thử nghiệm cho một mùa diễn - một suất diễn chứ chưa xác định làm lâu dài. Thế nhưng, nhờ sự ủng hộ của khán giả, cả những lời tán dương lẫn đóng góp, phê bình cùng niềm hạnh phúc của ekip khi cùng nhau tạo nên tác phẩm sân khấu đã là động lực để tác giả trẻ này và các cộng sự xây đắp những mùa diễn tiếp theo. Đến nay, Sân khấu Kịch Báo chí Nhân văn đã tổ chức thành công 8 mùa diễn, ra mắt khán giả nhiều vở kịch dài ấn tượng như: Lá hát như mưa, Nằm khóc một mình, Trái tim hóa thạch, Đạo chích và Quốc vương... “TRẺ HÓA” NGHỆ THUẬT TRUYỀN THỐNG Mới đây, Sân khấu Kịch Báo chí Nhân văn đã ra mắt Mùa diễn 8 với vở kịch “Buồn hết đêm nay”. Đây cũng là vở kịch đầu tiên được lấy bối cảnh nước ngoài. Hồng Hạnh, Phó ban Sản xuất cho hay, vì đều là sinh viên không chuyên làm kịch nên các thành viên tiếp cận với văn hóa nước ngoài chỉ đơn giản là tìm hiểu gián tiếp thông qua mạng xã hội và sách báo. “Điều khó khăn nhất là làm sao để khán giả hình dung được không gian văn hóa, phong cách sống của đất nước Nhật Bản thông qua đạo cụ và cảnh trí trên sân khấu”, cô bạn nói thêm. Đêm cuối tháng 5 vừa qua, suất diễn đầu tiên của vở đã chính thức ra mắt đông đảo khán giả ngay tại hội trường Văn khoa của nhà trường, nơi các bạn học tập. Say sưa theo dõi tác phẩm này, Khánh An (sinh viên năm 3, Đại học Swinburne Việt Nam) bày tỏ bất ngờ từ nội dung đến khả năng diễn xuất của các diễn viên không chuyên. Theo Khánh An, các bạn sinh viên đã làm cô bất ngờ khi các bạn nhập vai rất hay, thể hiện cảm xúc một cách chuyên nghiệp cứ như thành viên của một đoàn lưu diễn nào đó. “Vở kịch kể một câu chuyện dù ở một đất nước xa xôi nhưng khi xem mình cảm giác nó như đang hiện diện xung quanh mình”, nữ sinh nói thêm. Cũng là một khán giả theo dõi vở diễn, ThS. Nguyễn Thị Minh Diệu, giảng viên khoa BC&TT vui mừng, xúc động với sự hóa thân của các bạn trẻ. Cô cho hay, xem các bạn sinh viên đóng nhưng không nghĩ các bạn diễn mà đang sống cuộc đời của các nhân vật. “Mình không nhận ra đó là sinh viên quen thuộc mà chỉ nhìn thấy những nghệ sĩ thực thụ đã sống cạn mình cho vai diễn. Vở kịch dài 3 tiếng đã chạm đến cảm xúc khán giả. Bỏ qua những vụng về của sinh viên không phải trường sân khấu - điện ảnh, thoại hay, mảng miếng tung tẩy đủ duyên, dàn diễn viên lung linh là những điểm cộng thêm cho vở diễn”, nữ giảng viên chia sẻ trên trang cá nhân ngay sau khi theo dõi buổi diễn. TRUYỀN LŸA ĐAM MÊ Đa số thành viên CLB đều là sinh viên, các bạn đều phải tự cân bằng thời gian giữa việc học chính khóa, làm thêm và tham gia tập kịch. Trải lòng về thời gian tập luyện vở kịch “Buồn hết đêm nay” mà mình là diễn viên chính, Bích Duy cho hay: “Giai đoạn ấy rất nhiều thử thách vì ngoài việc học và tập kịch, mình vẫn phải đảm bảo công việc cá nhân đúng tiến độ. Buổi sáng và trưa mình cố gắng hoàn tất các công việc cá nhân và việc học, buổi tối trong tuần thường sẽ đi tập kịch. Rất may mắn là các anh chị và bạn bè trong đội luôn hỗ trợ, đồng hành nên mọi thứ vẫn suôn sẻ, không gặp quá nhiều trở ngại”. Với một số thành viên khác, việc được tham gia vào sân khấu kịch đã giúp bạn có thêm nhiều kỹ năng, trau dồi nhiều kiến thức bổ ích. Gia Bảo khẳng định, nhờ những kỹ năng và trải nghiệm từ môn kịch nói, bạn học được nhiều nhất kỹ năng để thấu hiểu, bày tỏ tình cảm. Ngoài ra, Bảo cũng học được cách điều khiển các biểu cảm trên gương mặt, kỹ năng biên tập, kỹ năng điều chỉnh giọng nói… “Sau nhiều lần tìm hiểu và phân tích tâm lý của nhân vật, mình cũng học được cách thấu hiểu những người xung quanh qua những điều họ làm, những lời họ nói. Hiểu được rằng con người ai cũng có mâu thuẫn nội tâm và nỗi lòng riêng của họ, do đó cần yêu thương và lắng nghe nhiều hơn là chỉ trích hay phản đối”, Gia Bảo tâm sự. Với Thanh Hương, được sống trong không khí làm việc hăng say của tập thể đồng trang lứa, các bạn đã tự dung hòa, cân đối việc học, việc làm thêm và tham gia mùa diễn. “Nhờ sức trẻ của các thành viên như dám đam mê, dám thử, dám làm đã tiếp thêm rất nhiều ngọn lửa để mình tham gia đội kịch”, Hương nói. Hoàng Khôi cho biết, sau khi tốt nghiệp bạn vẫn muốn tham gia CLB, có thể ở một vai trò hỗ trợ khác như viết kịch bản, hoặc hướng dẫn cho các em đi sau để truyền lửa đam mê cho thế hệ nối tiếp. “Dù bằng cách nào, mình vẫn muốn đóng góp cho CLB bằng hết cái tâm”, Khôi bộc bạch. n Liên hoan phim tài liệu của sinh viên báo chí Với mục đích giới thiệu các tác phẩm phim tài liệu của sinh viên, đồng thời tạo cơ hội học hÐi, giao lưu cho sinh viên các lớp, khoa Báo chí và Truyền thông, Trường Đại học KHXH&NV TPHCM tổ chức Liên hoan Phim tài liệu sinh viên lần thứ nhất – năm 2024, với sự tham gia của gần 20 tác phẩm là phim tài liệu của các sinh viên năm 3 trong khoa. Đây là những sản phẩm từ quá trình học tập bộ môn Phim tài liệu. Ở đó, các nhóm sinh viên đều tự tìm kiếm đề tài, lập kế hoạch sản xuất, tổ chức quay phim và hậu kỳ để cho ra tác phẩm hoàn chỉnh. Dự kiến đêm Chung kết sẽ diễn ra ngày 29/6 tới. Giữa rất nhiều loại hình nghệ thuật, sân chơi đặc sắc, các bạn sinh viên báo chí đã chọn trải nghiệm bộ môn kịch nói để phát triển và lưu giữ nét đẹp của loại hình nghệ thuật truyền thống này, đồng thời cũng trau dồi bản thân những kỹ năng cần thiết cho công việc tương lai. với kịch nói Một phân cảnh trong vở diễn “Buồn hết đêm nay” Các bạn sinh viên tự tay lo liệu đạo cụ, cảnh trí cho mỗi vở diễn ẢNH: CLB KỊCH Các bạn hăng say tập luyện để mang đến vở diễn chất lượng ẢNH: CLB KỊCH Sinh viên báo chí TH–Y LINH - NGÔ T–NG

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==