Tiền Phong số đặc biệt 21-6

48 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM KÝ ỨC BUỒN Do ảnh hưởng hoàn lưu của bão, nước sông Luồng dâng cao, tối ngày 2/8/2019, nhiều người dân bản Sa Ná sinh sống ven suối đã sơ tán. Sáng 3/8, trời quang mây, khi người dân trở về bản dọn dẹp nhà cửa thì cơn lũ bất ngờ ập đến. Hàng chục nóc nhà ở Sa Ná bị cuốn trôi, hơn 10 người mất tích. Ngay trong sáng 3/8, phóng viên các cơ quan báo chí cập nhật các cung đường để di chuyển lên Sa Ná (cách thành phố Thanh Hoá gần 200km). Thời điểm này, bản Sa Ná đang bị cô lập với bên ngoài, nước lũ dâng cao. Sau khi di chuyển bằng nhiều phương tiện khác nhau, một số phóng viên cùng lực lượng chức năng đi bộ, vượt qua cánh rừng phía trên núi rồi vòng xuống bản; một số phóng viên khác ghi nhận tại hiện trường điểm chia cắt... Trước khi tiếp cận hiện trường, từ số liệu báo cáo nhanh của cơ quan chức năng, những bản tin đầu tiên, các phóng viên đã sử dụng những hình ảnh được người dân quay, chụp lại bằng điện thoại cung cấp. Tại hiện trường vùng lũ Sa Ná, ngồn ngộn thông tin như người dân bị nước lũ cuốn trôi bám trên cành cây giữa dòng lũ cuồn cuộn; lực lượng chức năng nỗ lực tiếp cận hiện trường; người dân bơi ra giữa dòng lũ cứu người... Quần xắn gối, các phóng viên khi ngồi ở góc chòi người dân bỏ không, khi ngồi ven đường để cập nhật hình ảnh, thông tin gửi về toà soạn. Một ngày qua đi, từ những bản tin được cập nhật, cả nước hướng về Sa Ná, theo dõi tình hình tìm kiếm hơn 10 nạn nhân bị nước lũ cuốn. Và những ngày sau đó, các phóng viên tiếp tục cập nhật hiện trường bản Sa Ná tan hoang, những hoàn cảnh gia đình mất người thân sau khi nước rút. Ám ảnh, thương tâm là hình ảnh nhân vật Hà Văn Vân (SN 1990, có bố mẹ, vợ, 2 con và chị gái bị lũ cuốn mất tích) tìm kiếm người thân dọc ven suối; tiếng khóc ai oán của người dân Sa Ná; những đoạn suối được máy móc múc, đào để tìm thi thể người... Nén lại những cảm xúc riêng, các phóng viên lặng lẽ trên nền lũ cuốn tan hoang, gõ những thông tin, cập nhật những hình ảnh. Không lâu sau, từng đoàn cứu trợ hướng về Sa Ná, trong đó có nhiều chuyến cứu trợ do lãnh đạo báo Tiền Phong trực tiếp triển khai và kết nối. Nước rút, nhưng đường vào Sa Ná những ngày đầu sau lũ vẫn phải đi bộ nhiều km ven rừng. Cứ thế, chúng tôi liên tục di chuyển nhiều lượt để ghi nhận công tác khắc phục, cứu trợ của ngành chức năng, người dân trong cả nước hướng về Sa Ná... Trong nhiều chuyến đi bộ LAN TỎA SỨC TRẺ ĐẾN CẢ NƯỚC Chị Lư Thị Ngọc Anh, Bí thư Thành Đoàn Cần Thơ cho biết, thời gian qua, Thành Đoàn Cần Thơ nói riêng và các tỉnh/thành Đoàn khu vực Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) nói chung, luôn nhận được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ, đồng hành, gắn kết từ báo Tiền Phong trong mọi hoạt động Đoàn, Hội, Đội. Báo Tiền Phong đã kịp thời lan toả các công trình, hoạt động của Đoàn, Hội, Đội, cán bộ đoàn, đoàn viên thanh niên và người dân. Tờ báo đã đóng vai trò quan trọng trong việc nhân rộng mô hình hay, cách làm hiệu quả của cán bộ Đoàn, đoàn viên, thanh thiếu nhi tới bạn đọc trong và ngoài nước. Qua đó tạo điều kiện tiếp cận, học hỏi, đổi mới cách làm, cách học, nâng cao chất lượng cuộc sống, các hoạt động Đoàn. Báo Tiền Phong cũng đăng tải các gương người tốt, việc tốt trong cán bộ đoàn, đoàn viên, thanh niên và thiếu nhi. “Đây là việc làm quan trọng, khích lệ cho tuổi trẻ vượt khó, học tốt, làm tốt, đóng góp vào sự phát triển của các địa phương, đơn vị”, chị Ngọc Anh chia sẻ. Đặc biệt, báo Tiền Phong còn giữ vai trò quan trọng trong việc truyền tải các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước. Từ đó, tạo điều kiện thuận lợi cho tuổi trẻ kịp thời nắm bắt chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, các định hướng từ Đoàn cấp trên. Chị Lâm Như Quỳnh, Bí thư Tỉnh Đoàn Bến Tre cho biết thêm, trong nhiều năm qua, báo Tiền Phong đã hỗ trợ, tuyên truyền rất tích cực và kịp thời về các thông tin, hoạt động về Đoàn, Hội, Đội, các phong trào hành động cách mạng, gương điển hình, mô hình tốt của tuổi trẻ Bến Tre và cả nước. Thông qua đó, kết quả công tác Đoàn và phong trào thanh thiếu nhi của tỉnh được giới thiệu rộng rãi đến các tỉnh, thành trong cả nước, tạo điều kiện thuận lợi để Tỉnh Đoàn kết nối các nguồn lực, phù hợp với đặc thù hoạt động của địa phương. LAN TỎA LỐI SỐNG ĐẸP ĐẾN VỚI CỘNG ĐỒNG Với Đồng Tháp - vùng đất Sen Hồng, phong trào Đoàn, Hội, Đội diễn ra rất sôi nổi, đặc biệt chiến dịch Thanh niên tình nguyện hè - mỗi năm có hàng nghìn chiến sĩ tình nguyện về xây dựng quê hương. Các bạn trẻ làm hàng trăm công trình, phần việc từ đường giao thông nông thôn, đến xây cầu, nhà cho người dân… Những hình ảnh ấy được báo Tiền Phong ghi nhận, phản ánh, truyền tải sinh động đến đông đảo bạn đọc trên cả nước. Anh Lê Hoàng Quyết, Phó Bí thư Tỉnh Đoàn Đồng Tháp nói: “Cá nhân tôi và tổ chức Đoàn địa phương luôn trân trọng, cảm ơn sự đồng hành, hỗ trợ của báo Tiền Phong dành cho tuổi trẻ Đồng Tháp suốt thời gian qua. Từng trang báo Tiền Phong đã ghi chép, phản ánh một cách chân thực về những hoạt động sôi nổi, Trong thời gian qua, báo Tiền Phong luôn đồng hành với các tỉnh/thành Đoàn trong lan tỏa hình ảnh, việc làm của tuổi trÀ vùng đất chín Rồng đến với đông đảo bạn đọc trên cả nước. Những cánh rừng đuổi nhau trên con đường bê tông về bản Sa Ná, xã Na Mèo, huyện Quan Sơn (Thanh Hoá), gợi nhắc sự nỗ lực của người dân, chính quyền sau trận lũ cuốn trôi hơn 10 người của bản. Lan tỏa sức trẻ ĐỒNG BẰNG HÒA HỘI HOÀNG LAM Bí thư thứ nhất Trung ương Đoàn Bùi Quang Huy trồng cây xanh tại Cà Mau vào năm 2023 ẢNH: HÒA HỘI Một góc bản Sa Ná hiện nay Năm ấy ... SA NÁ

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==