Tiền Phong số đặc biệt 21-6

40 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM Kể từ khi đặt chân xuống Phú Yên, bắt đầu chiến dịch Tiền Phong Marathon 2024, tôi đã luôn nghĩ về một ngày nào đó được lênh đênh trên biển cùng các ngư dân xứ Nẫu. Đó là trải nghiệm chắc chắn sẽ rất tuyệt vời với một người ít tiếp xúc với sông nước là tôi. Tuy nhiên để sắp xếp một chuyến đi như vậy không đơn giản bởi liên quan đến vấn đề an ninh, an toàn cũng như phụ thuộc lịch trình của các ngư dân. Sau nhiều ngày cố gắng tìm kiếm cơ hội và cả đợi chờ, chúng tôi dần thôi nghĩ về chuyện đó. Hơn nữa Tiền Phong Marathon 2024 đã đến rất gần. Những con đường ở Phú Yên được trang hoàng bởi cờ Tổ quốc, băng rôn, áp phích về sự kiện có sự tham gia của gần 12 ngàn vận động viên. Những người liên quan quá nhiều công việc phải lo, và tôi nghĩ chắc họ đã quên. Đến một buổi trưa, chỉ hai ngày trước Lễ Thượng cờ, chúng tôi bất ngờ nhận được cuộc gọi từ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Phú Yên, thông báo về chuyến tàu lúc 2h chiều. Trong sự phấn khích, chúng tôi lập tức về khách sạn, hoàn tất bài vở và chuẩn bị mấy món đồ tác nghiệp, sau đó lùa vội bát mỳ tôm rồi tức tốc phi xe máy tới cảng Phú Lạc, phường Hòa Hiệp Nam, thị xã Đông Hòa. Tại đó, tiếp tục nhận sự giúp đỡ của Đại úy Huỳnh Kim Đỉnh thuộc Đồn Biên phòng Hòa Hiệp Nam, chúng tôi lên con tàu mang số hiệu PY51629TS, cùng các ngư dân tiến ra khơi. Làm nghề đánh cá, những chuyến ra khơi phải theo trăng. Những hôm rằm, trăng sáng quá không đánh bắt được, ngư dân phải nghỉ. Ngày chúng tôi đi nhằm hôm 17 âm. Theo thuyền viên Huỳnh Thanh Tuấn, 51 tuổi, những ngày 16-17 đánh bắt khó khăn nhưng tàu buộc phải đi, nghỉ lâu không được. “Vậy bây giờ chúng ta đi đâu, chú?”, tôi hỏi. Chú Tuấn cho biết chú… cũng không biết. “Điều này tùy thuộc vào sự phán đoán của chủ ghe”, chú chỉ về thuyền trưởng Nguyễn Văn Thoại, 65 tuổi, người đang dồn hết sự tập trung sau bánh lái. Chú nói tàu này đánh bắt gần bờ, theo kiểu lưới quây (vây rút) chủ yếu đánh bắt cá theo đàn số lượng lớn. Địa điểm không cố định, căn cứ vào kinh nghiệm quan sát màu sắc nước biển hay gợn sóng, đồng thời kết hợp với máy rà (dò) cá. Trong lúc chờ thuyền trưởng đưa đến điểm đánh bắt, 4 thuyền viên còn lại không hề nhàn rỗi. Một người chui xuống dưới sàn tàu, bật bếp ga. Vài phút sau ông mang lên ấm nước sôi, bỏ vào đó vốc chè, biến thành ấm chè lớn. Những người khác ngồi trên thành tàu thả câu. Sau vài lần giật cần, kiếm được mấy con cá, họ cười: “Đây sẽ là bữa tối của chúng ta”. Khi tàu cắt qua mũi Đại Lãnh, chúng tôi có thể nhìn thấy rõ ràng hàng cờ được dựng lên ở Bãi Môn, nơi sẽ diễn ra Lễ Thượng cờ vô cùng đáng nhớ của Tiền Phong Marathon 2024. Các ngư dân vô cùng thích thú trước sự xuất hiện của hàng cờ, và hỏi chúng tôi về ý nghĩa của nó. Đồng thời họ cũng bận rộn chuẩn bị cho bữa ăn. Một nồi cơm lớn được nấu, bên cạnh là xoong thịt heo xào dưa và những con cá vừa bắt được trở thành nồi canh măng. Tất cả được bày lên sàn tàu kèm đống bát nhựa đủ loại. Mùi thơm lan tỏa khắp không gian, át đi mùi dầu máy. Mọi người quây quần trong không gian chật hẹp và bắt đầu ăn, khi mặt trời dần khuất sau dãy Đại Lãnh. Sau bữa cơm, thuyền đã tới điểm đánh bắt. Tuy nhiên vẫn còn một lúc lâu mới đến giờ buông lưới. Vì vậy 4 thuyền viên bắt đầu mang cần ra thành tàu nhằm giết thời gian, trong khi thuyền trưởng Thoại đi lại kiểm tra máy dò. Phải nói rằng đây là những “cần thủ” nhẫn nại nhất thế giới. Chú Tuấn và những người khác, mỗi người một mạn tàu, buông cần từ khoảng 6h chiều. Thế nhưng cho đến giờ thả lưới, khoảng 8 rưỡi tối, sau cả ngàn cú giật, không một con cá, con mực nào mắc câu. Điều ngạc nhiên là họ không có vẻ gì chán nản, tiếp tục lặp lại một lần, một lần nữa, và lại một lần nữa. Với vẻ mặt trầm ngâm, chú Tuấn nói: “Biển càng ngày càng quắt qué, cá tôm dần ít đi. Cuộc sống bám biển thu nhập trở nên bấp bênh, tháng được 10-15 triệu, nhưng thường chỉ 5-7 triệu. Để chu cấp cho con gái lớn đang học kế toán ở Đại học Phú Yên, nhiều khi chú phải vay, ứng trước tiền của chủ ghe. Thành ra nhiều người bỏ nghề, lên bờ làm việc khác. Trong 4 thuyền viên trên tàu này, chỉ một gốc Phú Lạc”. Rồi giờ buông lưới cũng tới. Mọi người gấp rút thực hiện công việc mà họ đã thành thạo nhiều năm. Lần lượt đèn được bật, phao tiêu, cánh lưới, thân và tùng lưới được thả xuống, mang theo hy vọng về một mẻ lớn cá tôm. Công cuộc thu lưới cũng được tiến hành nhanh chóng. Đây là công đoạn vất vả, nặng nhọc nhất. Thật không may, dù đã lường trước khi ra khơi ngày 17 âm, các ngư dân vẫn thất vọng trước thành quả không như mong đợi. Công sức bỏ ra chỉ thu về một nhúm cá con con. Theo lệ thường, một buổi đánh bắt có thể kéo dài đến 3-4 giờ sáng với nhiều lần buông lưới. Thế nhưng chứng kiến những gì nhận lại, thuyền trưởng Thoại quyết định kết thúc sớm. Kinh nghiệm nói với ông rằng cố tiếp cũng chỉ hoài công, đồng thời lỗ nặng hơn vì tăng thêm chi phí nhiên liệu. Sau khi thu dọn, trả lại sự ngăn nắp cho con thuyền, mỗi người ngồi một góc, không ai nói với ai câu nào. Trong không gian tĩnh lặng chỉ còn lại tiếng động cơ đưa con thuyền rẽ sóng trở về. Gió từng cơn phả vào những khuôn mặt sạm đen khắc khổ. Nhưng giống như lúc các ngư dân ngồi ôm cần lúc chiều tối, tôi thấy ở đó sự nhẫn nại và bình thản trở lại. “Cuộc sống mà, mình phải chấp nhận thôi”, thuyền trưởng Thoại quay sang bọn tôi nói, “uýnh (đánh) cá thế này hôm có, hôm chả có con nào”. Tuy nhiên người ngư dân đã 20 năm coi ghe là nhà, biển cả là quê hương, ngày đêm bám biển cũng mơ về một cuộc sống khác. “Các cháu thấy đấy, đi biển vất vả đêm hôm, đủ chuyện sóng gió. Chú ráng làm để con cháu ăn học, có trình độ, sau này làm việc trên bờ, tính toán đầu óc phẻ (khỏe) hơn”, ông tâm sự. Tàu cập bến lúc 10 giờ tối. Trên bờ là bầu không khí nhộn nhịp với những bà con làm việc luôn tay, tiếp nhận, phân loại thành quả thu được từ các chuyến tàu trước đó. Có những tàu may mắn, nhưng cũng có những tàu trở về với khoang rỗng như PY51629TS. Lúc chia tay, chúng tôi hỏi mai có ra khơi nữa không, chú Thoại cười đầy lạc quan: “Có chớ. Vì mai là một ngày khác”. n Cảng cá PhÚ Lạc là công trình thuộc quy hoạch cảng cá, bến cá đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Đây là một trong bốn cảng cá lớn của tỉnh PhÚ Yên được đưa vào sử dụng từ cuối tháng 8/2015 với tổng mức đầu tư gần 69 tỷ đồng. Sản lượng hải sản thông qua cảng 10.000 tấn/năm. Phú Yên có cánh đồng cò bay mỏi cánh, có núi rừng hùng vỹ, biển cả hiền hòa, và cả những con người chất phác, thuần hậu. Trong một lần vươn khơi cùng các ngư dân nơi đây, chúng tôi hiểu hơn về họ, về cuộc sống trên ngọn sóng, nỗi vất vả mưu sinh và cả khát vọng vươn lên. Trải nghiệm khó quên Con tàu mang số hiệu PY51629TS tiến ra khơi... ẢNH: NHƯ Ý Khung cảnh tuyệt đẹp của con thuyền buông lưới trong đêm ẢNH: NHƯ Ý Bữa cơm nấu vội trên tàu của các ngư dân ẢNH: NHƯ Ý cùng các ngư dân Phú Yên THANH HẢI …mang theo ước vọng về cuộc sống tốt đẹp hơn của những ngư dân Phú Yên ẢNH: NHƯ Ý

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==