39 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM Khi luồng thông tin này dường như chiếm ưu thế, xuất hiện trong ý kiến của một số người làm báo, trên báo chí và mạng xã hội, ông Trịnh Lê Nguyên, Giám đốc Trung tâm Con người và Thiên nhiên viết trên trang Facebook cá nhân của mình: “Sa mạc vẫn có khu bảo tồn mà! Khu bảo tồn nghiêm ngặt Đại Gobi B ở Mông Cổ có diện tích khoảng 9.000 km2 hay Khu bảo tồn Uruq Bani Ma'arid ở Saudi Arabia có diện tích 12.000 km2 chẳng hạn. Ở sa mạc cũng có rất nhiều loài sinh vật quý hiếm, có nguy cơ bị tuyệt chủng cần được bảo tồn. Chưa kể sa mạc cũng là hệ sinh thái tự nhiên. Khu bảo tồn đâu phải chỉ để giữ mỗi rừng, ví dụ như khu bảo tồn đất ngập nước chẳng hạn”. Những người làm bảo tồn đều hiểu rằng, Tiền Hải của Thái Bình là Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước. Theo cách diễn giải của Nghị định Chính phủ, khu bảo tồn đất ngập nước là khu bảo tồn thiên nhiên có diện tích đất ngập nước chiếm tỷ lệ từ 50% diện tích của khu bảo tồn trở lên. Các vùng đất ngập nước là vùng đầm lầy, vùng đất than bùn, vùng ngập nước thường xuyên hoặc ngập nước tạm thời theo mùa, kể cả các vùng ven biển, ven đảo có độ sâu không quá 6 mét khi ngấn nước thủy triều thấp nhất. Để dư luận hiểu đúng về khu bảo tồn Tiền Hải, Tiền Phong đi “ngược chiều”, đăng thông tin “cần hiểu đúng về khu bảo tồn đất ngập nước” trong bài Rà soát, xác định lại quy mô Khu bảo tồn Tiền Hải trên nhật báo Tiền Phong ngày 13/9. Bài viết trích dẫn ý kiến của ông Trịnh Lê Nguyên cho rằng “hiện có những nhìn nhận chưa đúng về khu bảo tồn thiên nhiên nói chung và khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước nói riêng”. Ông Nguyên chia sẻ, rừng chỉ là một hợp phần của Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước. Ba cấu phần gồm vùng đất ngập nước, bãi bồi và rừng ngập mặn mới tạo thành một hệ sinh thái liên tục trong khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước, đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo tồn đa dạng sinh học, đặc biệt là các loài chim di cư. Sau loạt bài của Tiền Phong, trong Quy hoạch tỉnh Thái Bình thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, 12.500ha của Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải được giữ lại nguyên vẹn, không giảm xuống còn 1.320ha như Quyết định 731 mà UBND tỉnh Thái Bình ban hành trước đó. Nhớ năm 2016, khi sự cố môi trường Formosa gây ra hiện tượng cá chết ở 4 tỉnh miền Trung, một đường ống xả thải ngầm được ngư dân phát hiện tại vùng biển Vũng Áng (Kỳ Anh, Hà Tĩnh) gây chấn động dư luận. Hàng loạt ý kiến chỉ trích hướng về việc xả thải ngầm. Tuy nhiên, có một thực tế đã được khoa học chứng minh và áp dụng rộng rãi là hầu hết các nhà máy thép lớn trên thế giới đều được xây dựng ở ven biển và thực hiện xả thải ngầm do đặc thù tính chất và khối lượng nước thải của ngành thép. Thời điểm đó, một số chuyên gia trong lĩnh vực môi trường chia sẻ với phóng viên, nhiệt độ nước thải của nhà máy thép khá cao và khối lượng rất lớn nên cần xả thải sát đáy biển, nơi có nhiệt độ nước biển thấp và sức chịu tải môi trường lớn. Điều quan trọng nhất là phải có cơ chế kiểm soát, giám sát chất lượng nước thải của nhà máy trước khi ra môi trường. Hội đồng khoa học do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam chủ trì sau đó tìm ra nguyên nhân cá chết là từ hai độc tố Phenol và Xyanua có trong nước thải ngành thép. Công ty TNHH Gang thép Hưng Nghiệp Formosa Hà Tĩnh thừa nhận, sự cố xảy ra trong quá trình vận hành thử nghiệm nhà máy là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng cá chết ở 4 tỉnh miền Trung và bồi thường thiệt hại 500 triệu USD cho Chính phủ và nhân dân các tỉnh chịu ảnh hưởng. Sau sự cố, một chương trình giám sát đặc biệt Formosa trong 3 năm đã được triển khai nhằm kiểm soát chặt chẽ chất lượng nước thải, khí thải và chất thải của nhà máy này trước khi ra môi trường. Tôi được giao theo dõi mảng khoa học, công nghệ và môi trường từ năm 2011, khi vừa rời ghế nhà trường, bước vào môi trường báo chí chuyên nghiệp ở Tiền Phong. Gần 13 năm theo dõi lĩnh vực này, được tham gia vào một số sự kiện nóng, dư luận quan tâm, tôi hiểu hơn câu nói của thầy giáo mình “nhà báo luôn cần nghi ngờ lành mạnh trước mọi thông tin”. Với các thông tin có tính khoa học và chuyên ngành, điều này càng cần thiết hơn bao giờ hết dù rất nhiều trường hợp, sự thật đi ngược chiều dư luận, khác với ý kiến của đa số, đám đông. n mới kể… tạo nên một khung cảnh tráng lệ, của niềm tự hào và nhiệt huyết sục sôi. Rồi sự náo động trở lại. Hơn một vạn người chen nhau dưới vạch xuất phát. Cuối cùng thì Tiền Phong Marathon 2024 đã có thể bắt đầu. Lẫn trong thanh âm rít xé của hàng chục chiếc flycam múa lượn trên đầu là tiếng đếm ngược của MC. Đây rồi, không thể chờ đợi thêm nữa, đoàn người bắt đầu lao đi, nện những bước chân dũng mãnh xuống các con đường thành phố Tuy Hòa. Gần 12.000 người chạy vào lúc 4 rưỡi sáng, bỏ lại màn đêm sau lưng và tiến về phía bình minh, thật là một cảnh tượng gây choáng ngợp, đủ khiến tất cả phải nổi da gà mỗi khi nhớ lại. Được truyền cảm hứng từ Ban tổ chức, tất cả đã chạy không ngừng. Cho đến khi chạm tay vào ánh mặt trời. Và tận hưởng đỉnh cao mà họ thuộc về. Còn với những người Tiền Phong, đỉnh cao vẫn chưa tới, khi một VĐV phải nhập viện khẩn cấp vì sốc nhiệt và được tiên lượng xấu. Dù giải đấu đã khép lại nhưng toàn bộ Ban tổ chức vẫn nín thở, theo dõi và cập nhật tình hình liên tục từ bệnh viện. Đến chiều 1/4, tin tốt lành gửi đến: Runner mạnh mẽ của Tiền Phong Marathon 2024 đã hồi phục. Không ai bảo ai, tất cả đều thở phào, sau đó đứng dậy vỗ tay, mừng cho VĐV, mừng cho giải đấu thực sự thành công trọn vẹn. Không thể chờ lâu, nhà báo Lê Xuân Sơn lập tức bỏ dở tiệc tri ân để tới thăm hỏi, động viên, đồng thời chúc anh sớm trở lại và có mặt tại giải đấu năm sau. Đó chắc chắn là một trải nghiệm tuyệt vời khác, những kỳ công khác được Tiền Phong tạo ra. Chứng kiến nụ cười của nhà báo Vũ Tiến, gương mặt hạnh phúc của chị Hà mới thấy hết tâm huyết của người Tiền Phong. Nhà báo Lê Xuân Sơn đã nói: “Báo Tiền Phong dành cho giải đấu rất nhiều sự quan tâm và tâm huyết. Đặc biệt, Tiền Phong có nhóm thường trực rất mạnh, tìm hiểu rất sâu, khám phá những nét độc đáo về mặt thiên nhiên, con người, lịch sử, văn hóa và sáng tạo nên các ý tưởng, sau đó thực hiện với rất nhiều tâm huyết”. Tại Tiền Phong Marathon 2024, những con người Tiền Phong từ nhiều ban chuyên môn, bộ phận đã hợp thành một khối thống nhất, đồng lòng và đoàn kết. Mỗi người đều có một ngọn lửa trong tim, để khi sát cánh cùng nhau thổi bùng lên ngọn lửa lớn. Ngọn lửa mang tên những chiến binh Tiền Phong.n Những chiến binh Tiền Phong trong quá trình chuẩn bị cho Lễ Thượng cờ Nhà báo Lê Xuân Sơn trao huy chương cho vận động viên trên vạch đích ẢNH: PHẠM DUY Những người Tiền Phong có thể tận hưởng thành quả của chính mình. Liên tiếp những lời tri ân của lãnh đạo, người dân PhÚ Yên, của các vận động viên tham gia giải đấu được gửi về đã xác tín cho một giải đấu thành công. dư luận Khi loạt bài Thái Bình thu hẹp gần 90% diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải của Tiền Phong đăng tải ít ngày, gây được tiếng vang, nhận được sự đồng thuận của cơ quan quản lý, các chuyên gia, tổ chức bảo tồn thì trên dư luận xuất hiện luồng thông tin cho rằng, khu bảo tồn là rừng mà rừng ở đây còn ít, nên để địa phương làm kinh tế. NGUYỄN HOÀI Một phần Khu bảo tồn thiên nhiên đất ngập nước Tiền Hải, tỉnh Thái Bình Phóng viên Nguyễn Hoài, Ban Khoa giáo, báo Tiền Phong “Ngược chiều”
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==