37 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM GÓC PHỐ ÊM ĐỀM Dạo nhiều buổi quanh các quận trung tâm TP Hà Nội, tôi mới tìm được 4 sạp báo nhỏ. Toàn bộ 4 sạp này nằm ở quận Hoàn Kiếm, quận giàu có, đông đúc nhất, trung tâm của trung tâm Hà Nội. Ghé sạp báo ở số 22 phố Cửa Nam (phường Cửa Nam, quận Hoàn Kiếm), giới thiệu phóng viên báo Tiền Phong, bà chủ sạp Tô Thị Tuyết Trinh (68 tuổi) mời ngay cốc cà phê thơm ngon rồi mới vào chuyện. Bà Trinh nói, sạp báo của gia đình bà đã có gần 50 năm và bà là đời thứ 2 tiếp quản, duy trì. Bà có nhiều kỷ niệm với báo Tiền Phong, một thời, bán hàng nghìn bản báo Tiền Phong mỗi ngày. Đến nay, lượng độc giả ít đi nhưng bà lúc nào cũng dành một phần trang trọng trên sạp để đặt tờ Tiền Phong. “Mẹ tôi ngày xưa là cán bộ Bưu điện Hà Nội. Khi nghỉ hưu, bà thấy nhiều người có nhu cầu đọc báo nhưng không tìm đâu ra nên bà mở sạp báo, cũng là cách kiếm thêm tiền trang trải cuộc sống. Hồi đó, đang còn chính sách bao cấp, báo cũng được phát theo tiêu chuẩn, mọi người muốn mua một tờ báo rất khó. Mỗi ngày, mẹ tôi cũng chỉ mua được 10 tờ báo các loại. Mỗi tờ bán ra lãi 2 hào, đủ rau dưa cho cả nhà”, bà Trinh kể về sự hình thành của sạp báo gia đình. Sau thời bao cấp là lúc bùng nổ của các sạp báo; có ngày, sạp báo của nhà bà Trinh bán cả chục nghìn tờ. Bà Trinh kể: “Cứ mỗi sáng trước khi đi làm, rồi lúc tan ca sáng, tôi lại đạp xe đến các nhà in, tòa soạn báo lấy báo về cho mẹ bán. Nguồn thu từ sạp báo giúp cho gia đình có cuộc sống rất tốt”. Bà Trinh cho biết thêm, năm 1997, khi mẹ cao tuổi, sức khỏe yếu, bà tiếp quản sạp báo. Ngày đó, người mua báo nườm nượp, chồng con đều phụ bà bán báo. Năm giờ sáng, chồng bà đi đến nhà in nhận báo về để bà bán, các con ngoài việc học tập, tranh thủ thời gian phụ thêm mẹ. Nói rồi giọng bà Trinh chùng xuống: “Mười năm trở lại đây, báo giấy càng ngày càng ít bạn đọc, chỉ còn lại những độc giả lớn tuổi, họ có thói quen đọc báo giấy từ khi còn trẻ. Việc duy trì sạp báo để có công việc đi lại rèn luyện sức khỏe, được tiếp xúc với nhiều người và lưu giữ kỷ niệm của một thời”, bà Trinh tâm sự. Theo bà Trinh, con trai bà cũng xác định sẽ duy trì sạp báo như một truyền thống đẹp của gia đình. Rời sạp báo bà Trinh, tôi đến sạp báo số 3 Hàng Trống của ông Chu Hữu Phán (60 tuổi). Tại đây, mỗi sáng chỉ lác đác vài người đã ở cái tuổi “thất thập cổ lai hi” ghé mua. Ông Phán kể, cách đây vài thập kỷ, hầu như bất kỳ góc phố nào của Hà Nội cũng có sạp báo. Không chỉ có các sạp cố định trên hè phố, mà còn nhiều người làm nghề rao báo dạo len lỏi trong các góc phố, con ngõ. Hình ảnh đó đã trở thành một phần ký ức thân thương của nhiều người dân Thủ đô. Riêng ông Phán đã gắn bó với Hàng Trống ngót nghét hơn 30 năm. Khi đó, các sạp báo nằm sát nhau, dọc vỉa hè; nhưng đến nay chỉ còn mỗi sạp của ông còn sót lại. Ban đầu, hai vợ chồng ông mỗi người một việc. Bán báo, ban đầu chỉ là nghề tay trái, nhưng rồi nhanh chóng trở thành nguồn thu nhập chính của gia đình. Mỗi sáng, khi mọi người chuẩn bị bước vào ngày làm việc mới cũng là lúc sạp báo của ông sôi động nhất. Mỗi người đến sạp, ít nhất mua một tờ báo trên tay. Hồi đó, có ngày ông bán đến cả chục nghìn tờ. Bây giờ, mỗi ngày, ông bán được vài chục tờ. Để duy trì sạp báo, ông bán thêm sim, thẻ điện thoại, kinh doanh văn phòng phẩm… Bà Oanh, chủ sạp báo duy nhất còn lại trên phố Phan Huy Chú cũng nói rằng, thời kỳ vàng son của việc kinh doanh báo giấy đã rời xa lắm rồi. Bà duy trì sạp báo để tri ân những độc giả trung thành, chứ không phải nghề kiếm sống. Sắp tới, số nhà 11A Phan Huy Chú, nơi bà đặt sạp báo được đầu tư xây dựng lại thì bà cũng phải nghỉ. CÕI RIÊNG Sau một ngày la cà ở các sạp báo cuối cùng ở Hà Nội, tôi nhận thấy độc giả đọc báo giấy chủ yếu là những người từ 50 tuổi trở lên, hiếm hoi lắm mới có vài thanh niên tìm đến. Những người đọc báo giấy hiện nay có nhiều lý do, người thì do có thói quen đọc báo giấy từ lúc nhỏ; người muốn tìm hiểu, nghiên cứu; người thì muốn “nhâm nhi” những câu từ chỉnh chu của báo giấy và có người chưa đặt niềm tin vào báo điện tử… Ông Mạc Văn Lương (80 tuổi, quận Đống Đa) mỗi sáng vẫn đạp xe 5km xuống 22 Cửa Nam để mua báo đọc. Ông Lương cho hay: “Cầm tờ báo giấy trên tay đọc, tôi vẫn cảm thấy có gì đó sang trọng. Dù đã nghỉ hưu 20 năm, nhưng thói quen đọc báo giấy mỗi sáng không bỏ được. Ngày trước, cạnh nhà có sạp báo, mỗi sáng, cô bán báo đều đặn đưa vào nhà 3 tờ gồm báo Tiền Phong, Văn Nghệ, Thanh Niên. Nhưng giờ sạp báo không còn nữa nên tôi đạp xe đến đây mua báo”. Mua được báo, ông về uống cà phê với bạn bè để đọc báo và bàn luận các vấn đề xã hội. “Nay đã ở cái tuổi xưa nay hiếm, có nhiều thời gian nên đọc báo, trò chuyện với bạn bè trở thành thú vui không thể bỏ. Điều đó tạo cho tôi sự minh mẫn, nhanh nhẹn”, ông Lương chia sẻ. Cũng tại sạp báo 22 Cửa Nam, ông Trần Thái (87 tuổi, quận Hoàn Kiếm) khách hàng quen thuộc của bà Trinh cho biết, ông đọc báo từ thủơ lên 10 và đây là “món ăn”, “hương vị” cuộc sống không thể thiếu của ông. Mỗi ngày không được ngửi mùi giấy của các tờ báo là trong người ông như thiếu một cái gì đó. “Tôi cũng đọc báo điện tử, nhưng chủ yếu đọc các tin tức. Còn báo giấy, có sự chỉnh chu về câu từ, văn phong trong sáng. Tôi có thể đọc các bài báo giấy nhiều lần không chán, vì ngoài thông tin, nó còn hàm chứa văn hóa, ngôn ngữ…”, ông Thái bộc bạch. Trên phố Phan Huy Chú, ông Nguyễn Văn Công, nay đã ở tuổi thất tuần nhưng mỗi sáng ông vẫn ra sạp báo ngồi nghiền ngẫm những trang báo giấy. Ông Công cho hay, đọc báo là để giải trí, đọc nhiều tin, bài trên báo giấy ông có cảm giác nhẹ nhõm, thư thái. “Báo giấy hàm lượng thông tin cao, đầy đủ, có chiều sâu, đặc biệt độ chính xác, tin cậy rất cao. Tôi không thích đọc báo điện tử vì có nhiều tờ viết không chỉnh chu, giật tít câu view, tít một đường nội dung một nẻo; đọc xong phải suy nghĩ thông tin có chính xác không? Việc này khiến mình mất đi thi vị sau khi thưởng thức bài báo”, ông Công nói. n Theo số liệu thống kê năm 2009, trên địa bàn TP. Hà Nội có đến hơn 60 đại lý, khoảng 700 sạp báo lớn nhÐ. Nhưng đến năm 2017, cả Thủ đô chỉ còn khoảng 60 sạp, tập trung chủ yếu ở các quận Hoàn Kiếm, Đống Đa, Thanh Xuân. của những sạp báo cuối cùng Những sạp báo có thể gọi là lẫy lừng nhất Thủ đô, bán hàng chục nghìn bản mỗi ngày, nay cơ bản đã biến mất. Một số hiếm hoi còn tồn tại lại như một cõi riêng, “cõi thiêng” của báo giấy; tồn tại lặng lẽ, trang nhã và đầy những ân tình của quá vãng… Sạp báo duy nhất còn sót lại trên phố Hàng Trống VIẾT HÀ Khi nhắc đến việc sạp báo có thể không còn nữa, ông Nguyễn Văn Công có chÚt trầm ngâm, đôi mắt đượm buồn nói: “Chắc giờ chỉ còn thế hệ của tôi còn đọc báo in. Đọc báo in đã từng là một nét đẹp trong đời sống sinh hoạt của người Việt Nam. Nhưng theo xu thế phát triển của xã hội, công nghệ số phát triển, báo giấy không thể đáp ứng thị hiếu của công chÚng, nên sự mai một là điều không tránh khÐi”. Cõi riêng Mỗi buổi sáng, ông Mạc Văn Lương (80 tuổi) lại đạp xe 5km đi mua báo Rất ít những người trÀ mua báo giấy
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==