Tiền Phong số đặc biệt 21-6

35 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM còn rơi rớt lại ở một số bà con thôn làng. Sau những buổi trò chuyện thấu tình đạt lý, tại cuộc họp của Hợp tác xã chị thẳng thừng phát biểu: “Các anh các chị có quyền sinh năm đẻ bảy, nhưng lại định kiến chê bai các cô gái đã mang tuổi thanh xuân của mình, cùng chung tay với nhân dân đánh giặc Mỹ để giành độc lập cho Tổ quốc. Nay các chị tôi trở về làng ở lứa tuổi quá lứa lỡ thì… đành kiếm một đứa con để nương tựa tuổi già thì lại bị nhiều người sỉ nhục cho là loại người thấp hèn trong làng xóm”. Chị Bích Hậu lại đi khắp thôn trên, xóm dưới để gặp và bàn bạc với cán bộ địa phương nhằm triển khai, thực hiện tốt chế độ chính sách của Đảng, của Chính phủ đã ban hành đối với Bộ đội- Thanh niên xung phong xuất ngũ về địa phương. Sau những ngày đối mặt với cái nắng gay gắt như đổ lửa ở miền Trung, nhà báo Bích Hậu đã viết bài “Nỗi niềm của 32 cô gái làng Lòi không chồng mà có con” đăng Tiền Phong số 32/1998. Hơn hai năm sau, chị Bích Hậu lại được phân công trở lại làng Lòi lần thứ hai. Dù đã đứng cả hai chân trên đất làng Lòi mà chị Bích Hậu cứ ngỡ mình đến nhầm địa chỉ. Đây là những dãy nhà mới mọc có mái ngói đỏ tươi chạy tít đến bờ sông Đào. Kia con đường bê tông phẳng lì chạy quanh làng Lòi thay thế con đường lầy lội năm xưa bùn lầy. Và kia nữa, tiếng trẻ nhỏ ríu rít chơi đùa, ê a trong nắng sớm đến trường. Rất nhiều đổi thay, nhưng vui nhất là sự thay đổi cách nhìn, cách đối xử với nhau nhân ái của bà con thôn Đông, thôn Đoài khi đến thăm làng Lòi. O Mậu rối rít khoe: “Sau bài báo Tiền Phong đăng về làng Lòi, chị em chúng tôi đã nhận được trên ba mươi lá thư của các bạn đọc. Lá thư từ những người chúng tôi chưa một lần gặp mặt, đã động viên chúng tôi, yên tâm nuôi con khôn lớn, nhắc nhở chúng tôi sống sao cho xứng với danh hiệu TNXP”. BẠN ĐỌC ĐÒI ĐỔI TÊN NHÀ BÁO BÍCH HẬU Một dạo, nhà báo Bích Hậu chăm chú đọc lá thư gửi từ đồng lúa Thái Bình. Thư viết: “Ông Chủ nhiệm báo Tiền Phong ơi, gia đình tôi đã lần mò vào miền Trung nhiều lần để tìm hài cốt chồng tôi Lê Văn Huỳnh đã hy sinh ở mặt trận Quảng Trị trong 88 ngày đêm khói lửa ở Thành Cổ để giành độc lập cho Tổ quốc. Những lần đi kiếm tìm ấy đều về tay không. Tiền Phong ơi! Giúp gia đình chúng tôi với!”. Đọc thư xong, nhà báo Nguyễn Bích Hậu đi tàu hỏa vào Quảng Trị, gặp cán bộ Đoàn tỉnh Thừa Thiên Huế. Chị được đưa đến tận bảo tàng của Thành Cổ. Ở chính gian giữa của bảo tàng có treo bức thư của liệt sỹ Lê Văn Huỳnh viết gửi người yêu, người vợ trẻ ở hậu phương Thái Bình. Đây là bức thư kỳ lạ, trước giờ xung trận: “...Em sẽ đọc thư này cho mọi người trong gia đình nghe trong buổi lễ truy điệu anh. Cho anh gửi lời chúc sức khoẻ những người quen thuộc trên quê hương trong buổi lễ truy điệu lịch sử này. Thôi nhé em đừng buồn, khi được sống hòa bình hãy nhớ tới anh. Nếu thương anh thực sự thì khi hòa bình có điều kiện vào Nam lấy hài cốt anh về. Đường đi như sau: Đi tàu vào thị xã Quảng Trị, qua sông Thạch Hãn là nơi anh đã hy sinh khi đưa hàng qua sông. Từ thị xã qua cầu ngược trở lại hỏi thăm về Nhan Biều 1, nếu tính xuôi theo dòng nước thì ở cuối làng. Về đấy tìm sẽ thấy bia ghi dòng chữ tên anh đục trên mảnh tôn. Thôi nhé, đó là có điều kiện, còn không thì em hãy cứ làm tốt những điều anh dặn ở trên là tốt lắm rồi...”. Ghi vội bức thư ấy, nhà báo Nguyễn Bích Hậu vội vàng bám tàu hỏa Sài Gòn - Hà Nội để về ga Nam Định, rồi cuốc bộ gần 20 km đến đất Kiến Xương, tỉnh Thái Bình, trao tận tay chị Đặng Thị Xơ. Nhận được thư chồng, chị Xơ cùng hai em trai của liệt sỹ tức tốc bám tàu đêm đến đất Quảng Trị. Được bà con cô bác ở thôn Nhan Biều nhiệt tình giúp đỡ, họ đã đào bới cả nửa quả đồi và đã thấy hài cốt của liệt sỹ Lê Văn Huỳnh. Nhìn ngôi mộ yên ấm nằm trong lòng đất mẹ, nhà báo Nguyễn Bích Hậu đã viết bài “Ba mươi năm đi tìm chồng” đăng trên Tiền Phong. Từ bài báo ấy, chị Đặng Thị Xơ đã nhận được ba mươi sáu bức thư của bạn đọc Tiền Phong gửi lời động viên chị sống xứng đáng với người chồng đã dũng cảm hy sinh để giành độc lập thống nhất nước nhà. Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ ở quân cảng Sài Gòn đã cử cán bộ của Đoàn ra tận đất Thái Bình xây cho vợ liệt sỹ Lê Văn Huỳnh một căn nhà khang trang. Căn nhà mà chị Xơ mơ ước để thờ chồng... Hôm khánh thành ngôi nhà tình nghĩa, chị Xơ ôm chặt di ảnh của liệt sỹ Lê Văn Huỳnh đặt vào gian giữa với hàng nước mắt tuôn trào. Ở cuối bức thư gửi Tiền Phong, chị Đặng Thị Xơ viết “Đề nghị ông Chủ nhiệm báo Tiền Phong đổi tên nhà báo Bích Hậu thành nhà báo Nhân Hậu ạ…”. n NẮM BẮT THÔNG TIN Đêm 19/2, thông tin về vụ cháy rừng ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên (Lào Cai) được đăng tải trên mạng xã hội thu hút sự chú ý của nhiều người. Trên nhóm trao đổi nghiệp vụ, thư ký tòa soạn nhắn cho phóng viên (PV) thường trú Tây Bắc tại Lào Cai tìm hiểu vụ việc. Ngay lập tức, phóng viên liên hệ với chính quyền thị xã Sa Pa và được xác nhận có đám cháy rừng tại khu vực thôn Séo Mý Tỷ xã Tả Van và xã Dền Thàng. Lúc này gần 0h đêm từ thành phố Lào Cai, PV di chuyển bằng xe cá nhân gần một tiếng đồng hồ lên đến trung tâm thị xã Sa Pa. Trời hanh khô và gió rít từng hồi. Trên đường phố, một số biển bảng rơi đổ. Men theo tỉnh lộ 152, PV đến UBND xã Tả Van và hỏi đường đến địa điểm vụ cháy. Hơn 6h sáng ngày 20/2, trao đổi qua điện thoại với lãnh đạo thị xã Sa Pa và được gửi vị trí trung tâm chỉ huy, PV nhanh chóng lên đường vào tận nơi. Sau hơn một giờ đồng hồ di chuyển qua tuyến đường đồi núi quanh co, nhỏ hẹp, đất đá lởm chởm, PV cũng tiếp cận được trạm kiểm lâm Tả Van - nơi đặt trung tâm chỉ huy chữa cháy. Tại đây, các lãnh đạo chủ chốt của thị xã Sa Pa gồm Bí thư Thị ủy Phan Đăng Toàn, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa Tô Ngọc Liễn; Giám đốc Vườn Quốc gia Hoàng Liên Nguyễn Hữu Hạnh cùng nhiều lãnh đạo của công an tỉnh, quân đội, lực lượng dân quân tự vệ cùng có mặt, bàn các phương án tác chiến, khống chế và dập tắt đám cháy càng nhanh càng tốt. Không khí tại trại chỉ huy khá căng thẳng. Phía xa, cánh rừng đầu nguồn vẫn đang âm ỉ cháy. Các cơ quan báo chí địa phương và Trung ương cũng có mặt đưa tin. Trong khi các đồng nghiệp phỏng vấn những người liên quan, phóng viên Tiền Phong tìm gặp ông Nguyễn Việt Hà, Chi cục trưởng kiểm lâm tỉnh Lào Cai. Ngỏ ý muốn theo chân các lực lượng vào hiện trường vụ cháy, ông Hà e ngại nói: “Chú không vào được đâu, từ đây lên các điểm cháy phải đi bằng xe máy và đi bộ hơn 5 km đường rừng”. Có chút bối rối, nhưng với suy nghĩ có mặt rồi tại sao không cố gắng di chuyển vào tận hiện trường vụ cháy để ghi nhận những hình ảnh thực tế nhất, PV trao đổi nhanh với một đồng chí dân quân tự vệ và được đồng ý đi cùng xe. HÀNH TRÌNH Ngồi sau chiếc xe máy do một đồng chí dân quân tự vệ cầm lái, người viết cùng di chuyển khoảng 2 km đường bê tông. Tiếp đó, hiện ra trước mắt là con đường mòn chênh vênh chỉ vừa 2 người tránh nhau, uốn lượn qua các triền núi. Trong khi PV xách theo một máy ảnh, 4 đồng chí trong đoàn xách các túi cơm. Độ dốc của con đường mỗi lúc một lớn, cả đoàn chỉ đi bộ được khoảng 20 phút phải ngồi nghỉ. Sau phút nghỉ ngơi, cả đoàn lại tiếp tục bộ hành, vượt các con dốc. Trên đường đi, tàn tích của vụ cháy hiện ra với những mảng màu đen bao trùm lớp thảm thực bì. Những cây gỗ còn sót lại ám khói đen toàn bộ phần thân. PV ghi lại những bức hình một cách rõ nét. Vào đến đỉnh một ngọn núi nơi cả vạt rừng đã bị thiêu rụi, tốc độ gió thổi mạnh khiến PV và những người có mặt không đứng vững. Mọi người phải “né” gió bằng cách ngồi xuống tại các vị trí có độ chênh lớn. Tiếp cận đồng chí Phó Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa cùng lực lượng công an, quân đội, dân quân tự vệ, PV nhận được những thông tin tại điểm cháy này đồng thời ghi chép phương án tác chiến, phát đường băng dập lửa ở cánh rừng đang cháy phía quả núi đối diện. Có trong tay các hình ảnh cận cảnh cùng thông tin, PV một mình quay trở ra để xử lý thông tin gửi về tòa soạn. Tiền Phong là tờ báo duy nhất có bài về hiện trường bên trong vụ cháy rừng Hoàng Liên. Trong hai ngày sau đó, một số điểm cháy mới phát sinh khiến công tác chữa cháy lại khẩn trương hơn bao giờ hết. 4h sáng ngày 22/2, từng đoàn xe máy đến địa điểm lấy cơm và lên đường để tiếp cận các điểm cháy mới phát sinh. PV tiếp tục lên xe một thành viên trong đoàn và được chở đến chân một quả đồi. Tại đây, từng đoàn người lấy từng suất ăn, ăn vội trong ánh sáng từ các đèn pin đội đầu. Ở vạt rừng hàng chục ha, đoàn người trở nên vô cùng nhỏ bé. Nhưng với quyết tâm cao, các tốp cũng tiếp cận được vị trí cháy và tiến hành dập lửa. Theo chân các lực lượng, PV báo Tiền Phong cũng lên được đến đỉnh núi. Đôi chân mỏi nhừ, mồ hôi ướt sũng, mặc dù vậy, PV cố gắng ghi lại những hình ảnh cận cảnh và chuyển tải đến độc giả. n Theo chân các lực lượng chữa cháy, PV báo Tiền Phong ghi nhận hình ảnh hiện trường vụ cháy hơn 30 ha rừng ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên. Đó là kỷ niệm tác nghiệp khó quên trong cuộc đời làm báo. HÂN NGUYỄN Đoàn dân quân tự vệ băng rừng, xách cơm tiếp sức các lực lượng chữa cháy Vạt rừng trên đỉnh núi với tàn tích cháy đen PV báo Tiền Phong trèo đèo tiếp cận hiện trường vụ cháy Vào “hỏa diệm sơn” Thống kê của UBND thị xã Sa Pa, vụ cháy rừng từ ngày 19 đến 22/2 tại Vườn Quốc gia Hoàng Liên đã khiến khoảng 30 ha rừng bị thiêu rụi, tác động đến hệ sinh thái là rất lớn, phải mất thời gian dài để phục hồi.

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==