33 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM “ÔNG rY THÂN VỚI NHIỀU NHÂN VẬT CỠ BỰ VÀ CẢ BỌN TRẺ ĐÁNH GIÀY” Điệp viên Tám Thảo (tên thật là Nguyễn Thị Mỹ Nhung) năm nay đã ngoài 90 nhưng trí nhớ còn tốt, còn có thể đọc sách mà không cần kính. Tôi cầm theo cuốn “Một người Việt trầm lặng” của tác giả Jean Claude Pomonti đến thăm bà, nhìn bìa sách chỉ có một nửa khuôn mặt của người sếp cũ, bà cười hóm hỉnh bảo: Chào ông Ẩn! Trong câu chuyện miên man của chúng tôi, “ông Ẩn” là một đại từ được nhắc đi nhắc lại nhiều lần. “Nói lại là tôi với ông ấy không có tình ý trai gái như người ta nói đâu. Có tình đồng chí, nhưng nhiều hơn là tình anh em. Nhà tôi với nhà ông Ẩn biết nhau từ khi chúng tôi còn nhỏ. Ông đối với tôi như người nhà ấy, càm ràm suốt”. Là con gái một thương nhân lớn bán vải, lụa ở Sài Gòn. Tám Thảo tạo được vỏ bọc thuận lợi để hoạt động tình báo. Khi Phạm Xuân Ẩn từ Mỹ về Sài Gòn hoạt động báo chí, chính Tám Thảo là người tổ chức móc nối, đưa ông ra căn cứ ở Củ Chi, gặp lại tổ chức tình báo. Từ đó, bà trực tiếp làm liên lạc viên cho Phạm Xuân Ẩn: vừa mang những chỉ thị mật của tổ chức cho ông, vừa mang tài liệu mật ông Ẩn lấy được về chiến khu một cách trót lọt. Đó là công việc đi trên lưỡi đao, mà sự sơ sẩy, dù chỉ là một chút đều có thể phải trả giá bằng mạng người. “Ông Ẩn là một trí thức rất kỳ lạ, vô cùng hài hước, yêu chó, yêu chim, và hút thuốc lá liên tục. Ông ấy kết bạn với nhiều nhân vật cỡ bự của Sài Gòn, kể cả quan chức cao cấp lẫn tướng lĩnh, đồng thời ông ấy cũng rất thân thiết với đám trẻ đánh giày. Cứ thấy ông ấy ngồi ở cà phê Givral trên đường Tự Do (nay là Đồng Khởi, Q.1) là sẽ có đứa sà đến. “Cha nội” lúc nào trông cũng tay chơi lắm, sơ mi thẳng thớm, giày tây bóng loáng, thế nhưng nói chuyện với bọn trẻ đường phố cũng không có khoảng cách gì. Sau này có lần ông ấy bảo, đấy là những nguồn cung cấp tin. Mà ông ấy tài, lấy tin chỉ bằng những câu hỏi nghe như lơ đãng”, bà Tám Thảo nhớ lại. Để tạo vỏ bọc với giới chức Sài Gòn, khi Phạm Xuân Ẩn làm công việc của một ký giả tạp chí Time, thì Tám Thảo đóng vai tiểu thư sành chơi. Họ cặp kè vào ra những tụ điểm tin tức chính trị, xã hội quan trọng nhất thời ấy, mà quán Givral là một ví dụ. Lượng thông tin được phát ra từ Givral phong phú đến mức người ta đã đặt cho nó cái tên Radio Givral hay là Đài phát thanh Catina. “Trông thì bóng bẩy chứ ai mà nghĩ, việc tôi biết nói tiếng Anh là do ông Ẩn dạy, tôi biết nhảy đầm, uống rượu vang đúng cách cũng là ông ấy cầm tay chỉ việc. Bề ngoài chúng tôi giống như một cặp, ông ấy đóng vai “trồng cây si” tôi, nhưng sau lưng thì chính là một đàn anh khó tính. Tôi vẫn nhớ, ngồi trong quán tôi không để ý cứ quay lưng ra ngoài, ông ấy gắt lên: quay lại, mày ngồi thế nó bòm vào lưng cũng không biết. Mỗi lần cần phải giao tế hay “moi tin”, ông ấy lại nhắn tôi: đi nhảy đầm đi, cà phê đi!”. Nữ điệp viên 92 tuổi khi hồi tưởng về quãng thời gian làm việc cùng “sếp Ẩn” thì đều giữ một nụ cười nhẹ nhàng. Cũng theo lời bà Tám Thảo, tất cả những công việc của bà và nhiều điệp viên khác đều là vỏ bọc cho hoạt động tình báo. Nhưng riêng Phạm Xuân Ẩn, nghề báo đối với ông không đơn thuần là ngụy trang, “ông đã thật sự sống bằng nghề đó”. NGHỀ TÌNH BÁO VÀ LÀM BÁO TUY MÂU THUtN NHƯNG LẠI GIỐNG NHAU “Nhiệm vụ của ông Ẩn phức tạp hơn chúng tôi, công việc của ông cũng có độ khó cao hơn vì lúc nào cũng phải moi móc cái tiêu cực. Có lần ông ấy nói, nghề tình báo với làm báo tuy rất mâu thuẫn nhưng lại giống nhau. Một đằng lấy được tin tức thì phân tích ra, sau đó giấu đi như mèo giấu cứt. Một đằng thì lấy được tin gì, phân tích xong lại đăng toạc móng heo lên báo, loa cho cả xã hội đều biết”. Mỗi lần kể lại lời ăn tiếng nói của Phạm Xuân Ẩn, bà Tám Thảo thường cười tủm tỉm. “Ông ấy coi tôi như em nên nói răng cũng không cần làm dáng, tức lên dùng ngôn ngữ đường phố cũng thuận miệng lắm”. Là một nhà báo được đánh giá cao, Phạm Xuân Ẩn từng được tướng lĩnh Mỹ lấy máy bay chở đi để tiếp cận với những tài liệu quý. Việc này khiến ông trở thành một tay viết “nóng bỏng tay” đến nỗi nhiều phen bị gọi lên truy hỏi nguồn tin. Khi người ta chất vấn ông có phải đã đọc tài liệu mật của Mỹ, ông thẳng thắn bảo có đọc. Nhưng khi truy đến nguồn cung, ông lại trả lời: “Chính người Mỹ dạy tao là thà mất việc chứ không được nói ra nguồn tin, đây là nguyên tắc nghề nghiệp”. Sau một thời gian làm liên lạc cho Phạm Xuân Ẩn, tổ chức nhận thấy vỏ ngoài của Tám Thảo quá bắt mắt, lại cứ thường xuyên đi từ thành phố vào căn cứ nên đã phân công bà tiến sâu vào cơ quan đầu não của địch, vào Trung ương cục miền Nam, rồi sau đó là Bộ Tư lệnh Hải quân chính quyền Sài Gòn. “Tôi với ông Ẩn ít gặp nhau, mãi cho đến khi hòa bình lập lại”, bà Tám Thảo bổ sung. Về thời gian làm báo của “điệp viên X6” (bí danh của Phạm Xuân Ẩn), trong số tài liệu mà tôi đọc được trên tờ Time (đến nay vẫn đang xuất bản), có hồi ức của Stanley Cloud, lúc đó là giám đốc văn phòng của Time tại Sài Gòn, Stanley đánh giá Phạm Xuân Ẩn là “nhà báo hạng nhất với nụ cười thoải mái”. Còn Roy Rowan, nhân viên lâu năm của Time, từng làm việc cho tạp chí ở Sài Gòn vào cuối chiến tranh, kể lại: “Tôi không nghĩ anh ấy từng cố tình cung cấp cho chúng tôi thông tin sai lệch. Đó là cách anh ấy sống sót. Anh ấy có thể đã bị giết nếu làm vậy”, Rowan cũng nói mình không thể quên cuộc trò chuyện đầy cảm xúc kéo dài ba tiếng đồng hồ vào một ngày cuối tháng 4/1975, trong đó ông cố gắng thuyết phục Phạm Xuân Ẩn tự cứu mạng mình bằng cách sơ tán cùng các nhân viên còn lại, nhưng “nhà báo người Việt” lại khẳng định anh ở lại để chăm sóc người mẹ ốm yếu của mình. n Phạm Xuân Ẩn là người Việt Nam đầu tiên làm việc cho tạp chí Time của Mỹ tại Việt Nam từ năm 1966 và kéo dài cho đến khi chiến tranh kết thÚc. B¹ng nghề báo, Phạm Xuân Ẩn đã thiết lập quan hệ thân mật với CIA và các sĩ quan bộ tham mưu quân đội Việt Nam cộng hòa, từ đó khai thác được những tin tức quan trọng được Đại tướng VÑ Nguyên Giáp nhận xét: “Dường như chÚng ta có m½t ngay trong phòng tác chiến của Mỹ”. Chuyện làm báo của “điệp viên hoàn hảo” PHẠM XUÂN ẨN Quen biết từ nhỏ, lại trực tiếp làm liên lạc viên cho tướng tình báo Phạm Xuân Ẩn, điệp viên Tám Thảo nói rằng, bà có thể quên một số chuyện của hiện tại, nhưng quãng thời gian cùng làm việc với “nhà báo, tình báo, người anh, người thầy” Phạm Xuân Ẩn bà chưa từng quên dù là những chi tiết nhỏ ví như cái cách mà ông Ẩn thường dùng để lấy tin tức. Khi tất cả phóng viên của Time được sơ tán trước ngày Sài Gòn thất thủ ngày 30/4 /1975, Phạm Xuân Ẩn là người ở lại ẢNH TƯ LIỆU “Trong lịch sử tình báo chiến tranh, ít ai thành công như Phạm Xuân Ẩn. Suốt mười lăm năm chiến tranh ở Đông Dương, ông bước đi giữa hai thế giới, vừa làm một nhân viên tình báo, vừa làm báo, đầu tiên cho Reuters và trong 10 năm sau đó là phóng viên chính của Time - một vai trò khiến ông tiếp cận được với các căn cứ quân sự và việc thông báo tin tức. Ông nổi tiếng về các nguồn tin của mình đến mức nhiều người Mỹ quen biết ông tưởng ông làm việc cho CIA”. HÃNG THÔNG TrN AP HẠNH ĐỖ Phạm Xuân Ẩn khoe thÀ nhà báo năm 1965 tại nhà riêng ở thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, ngày 26/4/2000 ẢNH TƯ LIỆU Phóng viên Tiền Phong và điệp viên Tám Thảo
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==