Tiền Phong số đặc biệt 21-6

31 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM LAN TỎA TIẾNG NÓI SINH VIÊN “Nhà phát thanh” là tên gọi thân thuộc của Câu lạc bộ Phát thanh - Truyền hình sinh viên Ký túc xá ĐHQGHCM (CLB), tọa lạc ở tầng trệt toà A1, khu A của ký túc. Căn phòng hơn chục mét vuông, trang bị nhiều thiết bị số chuyên dụng thu - phát âm thanh, hình ảnh như micro, âm ly, loa, máy ảnh số, máy vi tính… được xem là “linh hồn” của CLB. Từ đây, những bản tin, chương trình gắn với các chuyên mục như: Điểm tin tuần qua, Nhịp sống ký túc xá, Kịch truyền thanh, Tri thức và bạn trẻ, Du hành và điểm đến, Nốt nhạc ngân, Góc nhìn nghệ thuật… ngân vang trên hệ thống loa truyền thanh ký túc xá và trên các nền tảng số như website, fanpage mạng xã hội của CLB, youtube, tiktok… thu hút nhiều bạn trẻ theo dõi, tương tác. Riêng fanpage của CLB hiện có hơn 20.000 lượt thích, 23.000 lượt theo dõi. Tiếng nhạc hiệu và giọng đọc, hình ảnh của các phát thanh viên, MC “nhà phát thanh” từ lâu đã trở thành một phần của nhịp sống cư dân ký túc. Bạn Lê Thanh Toàn - sinh viên khoa Văn, Chủ nhiệm CLB cho biết, “nhà phát thanh” hiện có 90 thành viên, đều là sinh viên gen Z, đang theo học nhiều chuyên ngành khác nhau của ĐHQG - HCM, nhiều nhất là ngành báo chí. CLB như một nhà đài thu nhỏ, được chia thành ban sản xuất chương trình về tin tức - đời sống nội trú, văn hoá - xã hội, nghệ thuật - giải trí; ban kỹ thuật - truyền thông, sự kiện - hậu cần. Thời lượng chương trình phát thanh 6 số/tuần, từ 45 - 60 phút; chương trình truyền hình 8 - 10 số/tháng. Theo Toàn, đề tài, nội dung phản ánh đều bám sát đời sống sinh viên, người trẻ và những chủ trương, chính sách, sự kiện quan trọng của đất nước; tư vấn trang bị những kiến thức, kỹ năng cần thiết đối với sinh viên, cũng như giới thiệu nhiều nét văn hoá, nghệ thuật truyền thống dân tộc. Qua hệ thống chương trình, chuyên mục ngày càng phong phú, “nhà phát thanh” đã lan tỏa tiếng nói sinh viên, trở thành nhịp cầu kết nối, trạm cảm xúc xoa dịu tâm hồn và nâng niu những cảm xúc của người trẻ. HỒI SINH KỊCH TRUYỀN THANH Nhắc đến kịch truyền thanh, bạn Lê Thanh Toàn hồ hởi: “Đây là chương trình nổi bật, được các thành viên gen Z trong CLB rất tâm đắc thực hiện, với mong muốn không chỉ gói gọn trong sinh viên nội trú mà hướng tới cộng đồng rộng lớn hơn”. Toàn kể, năm 2023, các gen Z của “nhà phát thanh” quyết định khôi phục chương trình kịch truyền thanh đã bị gián đoạn trong một thời gian dài trước đó. Vở kịch đầu tiên được dựng là “Người sót lại của rừng cười”, dựa theo truyện ngắn cùng tên của nhà văn Võ Thị Hảo. Các thành viên đã từng bước vượt qua thách thức của loại hình kịch truyền thanh về xử lý, sử dụng tiếng động, âm nhạc chuyển tải nội dung, tạo bối cảnh; nhập vai “diễn” hoàn toàn bằng giọng nói. Miệt mài hơn một tháng dàn dựng, sản xuất, vở kịch gồm 3 tập đã lên sóng dịp kỷ niệm 76 năm ngày Thương binh Liệt sĩ. Trên fanpage CLB, vở kịch đã nhận được nhiều lượt tương tác bình luận, yêu thích và hàng nghìn lượt xem. Sau thành công vở kịch đầu tiên, “nhà phát thanh” tiếp tục cho ra mắt nhiều vở diễn về đề tài lịch sử gắn với các ngày lễ lớn của đất nước; về đời sống, tình cảm và những trăn trở, khát vọng của sinh viên…, như “Ngày trở về”, “Nhật Hạ”. Toàn cho biết, CLB đang bắt đầu dựng vở mới từ tiểu thuyết “Bến không chồng” của nhà văn Dương Hướng. “Kịch truyền thanh là chương trình đầy tiềm năng, giàu giá trị văn hoá nghệ thuật, mang đến sân chơi bổ ích, nâng cao kỹ năng sáng tạo, giúp các thành viên có thêm cơ hội trải nghiệm, thể hiện năng lực và làm phong phú dạng thức sản phẩm trong CLB. Bên cạnh đó, sức mạnh của truyền thông, công nghệ hiện đại có thể giúp kịch truyền thanh dễ dàng tiếp cận đến đông đảo thính giả ở mọi nơi, mọi lúc hơn. Đây là những động lực để chúng tôi quyết tâm khôi phục, phát triển chương trình này nhằm truyền tải được những thông điệp ý nghĩa, giàu tính giáo dục và nhân văn đến các bạn trẻ”, Toàn nói. TRẢI NGHIỆM NGHỀ DrN THÂN Theo từng nhịp sóng của “nhà phát thanh”, các thành viên - sinh viên từng bước được nâng cao kỹ năng trong lĩnh vực phát thanh, truyền hình, truyền thông và trang bị thêm một số kỹ năng mềm như làm việc nhóm, tổ chức sự kiện, thuyết trình… Theo Chủ nhiệm CLB, nhiều thành viên đã có cơ hội kết nối, chắp cánh đến gần hơn với nghề báo, nhất là truyền hình, phát thanh. Bản thân Toàn cũng đã nhận được lời đề nghị và tham gia thu âm chương trình, sản phẩm cho một số cơ quan báo chí tại TPHCM. Bạn Trần Thu Hà (SN 2004) - sinh viên khoa Báo, tham gia CLB từ năm nhất, là một giọng đọc đa năng, với nhiều thể loại của ban sản xuất chương trình văn hoá - xã hội, từ dẫn chương trình, truyện thiếu nhi, tản văn. Cô gái gen Z này cho biết, từ những ngày đầu “nhập môn” đã được hướng dẫn luyện tập điều chỉnh khẩu hình, phát âm, cột hơi… và kỹ năng đọc, nuôi dưỡng cảm xúc. “Những bài học, trải nghiệm từ các hoạt động của CLB và hướng dẫn của các anh chị thành viên đi trước đã giúp tôi thay đổi nhiều nhất, đồng thời xác định rõ hơn theo đuổi lĩnh vực phát thanh truyền hình”, Hà nói. Trong xu hướng truyền thông đa phương tiện phát triển ngày càng đa dạng với sự phát triển của công nghệ, nhất là trí tuệ nhân tạo (AI), Lê Thanh Toàn, Trần Thu Hà và những người trẻ gen Z của “nhà phát thanh” luôn vững tin, mỗi loại hình có những thế mạnh riêng và phát thanh luôn có “chỗ đứng” quan trọng. Sản phẩm chất lượng với nội dung sinh động, chính xác, kịp thời phù hợp với nhu cầu khán thính giả và được thể hiện bằng những hình thức hấp dẫn luôn có sức lôi cuốn. Vì vậy, định kỳ CLB đã kết nối, tổ chức giao lưu, tập huấn nhằm trang bị kỹ năng cho các thành viên với những chủ đề khác nhau, như: lồng tiếng - nghệ thuật biến hoá trong giọng nói; tô điểm giọng nói với thuyết minh và thu âm sách nói; một ngày làm biên tập viên và linh hoạt, ứng phó tình huống trong phát thanh. Hà cũng tin rằng: “AI không thể thay thế hoàn toàn con người trong nghề báo. Bởi, báo chí là nghề cần phản ánh, chuyển tải được những hơi thở cuộc sống và luôn đòi hỏi người làm báo phải dấn thân, thâm nhập cuộc sống, cung cấp thông tin giá trị, có tính định hướng. Còn AI có thể đọc, dẫn chương trình nhưng khó để có những biểu cảm sinh động. Chừng nào cộng đồng, khán thính giả còn muốn được gần gũi với những cảm xúc con người thì AI không thể thay thế được”. n “Nhà phát thanh” được thành lập năm 2003 với tên gọi ban đầu là CLB Phát thanh sinh viên ĐHQG -HCM, có 8 thành viên và một chiếc đài cassette, 2 cụm loa. Đây là đơn vị truyền thông đầu tiên và lớn nhất của Trung tâm Quản lý KTX ĐHQG-HCM. Nhiều “nhà báo tập sự” trưởng thành từ “nhà phát thanh”, trở thành những người d¶n chương trình, phát thanh viên nhiều cơ quan báo chí, phát thanh, truyền hình. Với những chuyên mục Nhịp sống kí túc xá, Kịch truyền thanh, Tri thức và bạn trÀ, Nốt nhạc ngân… “nhà phát thanh” gồm các thành viên thế hệ gen Z đã lan tỏa tiếng nói sinh viên, trở thành trạm xoa dịu tâm hồn và nâng niu những cảm xúc của người trÀ. Đây cũng là nơi kết nối, chắp cánh cho nhiều người trÀ đến với nghề báo. Nhà phát thanh… “Trở thành sinh viên khoa báo, tham gia CLB và cộng tác viết bài, làm chương trình… giúp tôi có thêm hiểu biết, trang bị kỹ năng, kiến thức để tương lai gần làm trong lĩnh vực báo chí”. TRẦN THU HÀ – thành viên CLB Phát thanh – Truyền hình sinh viên KTX ĐHQG-HCM Phòng thu của CLB được trang bị nhiều thiết bị số hiện đại ẢNH: NVCC Thành viên của CLB tác nghiệp tại phòng thu ẢNH: NVCC gen XUÂN T–NG Z

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==