30 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM MÊ LÀM THƠ VỀ BIỂN ĐẢO Tôi gặp Nguyễn Thị Hồng Diệu trong một lần chị đưa 2 đứa con về TP Vinh thăm ông, bà ngoại. Có bố là sỹ quan phòng không hay xa nhà nên từ nhỏ, chị em Diệu thường được bố cho ra thăm đơn vị ở Sơn Tây (Hà Nội). Những chuyến đi ấy đã khiến cô gái xứ Nghệ thấu hiểu cảnh nhọc nhằn, vất vả của người lính. Nhưng khi đó, Diệu vẫn chưa từng làm thơ. Năm 2015, lúc đang học Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật Nghệ An, Diệu đọc báo và thấy có mục kết bạn nên cô có viết thư làm quen với những người lính, đặc biệt là lính đảo công tác ở ngoài khơi xa. Những bức thư hồi âm chứa chan tình cảm của lính đảo và qua báo đài, Diệu mới phần nào biết được những gian khổ, thiệt thòi của người lính nơi đầu sóng ngọn gió. Cô nữ sinh yêu Trường Sa, yêu lính hải quân từ đó. Sau này Diệu bày tỏ lòng mình trong những câu thơ: “Em bật khóc khi đọc thư anh gửi/Từ đảo xa xôi nơi ấy sóng dồi/Kể về mầm xanh, vật nuôi nơi anh tới/Phải kì công thế nào để chống chọi với biển khơi...” (Thương lắm Trường Sa ơi!) “Bài thơ đầu tiên của mình ra đời từ câu chuyện của một người lính trên đảo Trường Sa viết thư hồi âm cho mình. Trong thư, người chiến sĩ ấy chỉ khao khát nhận được một chiếc vỏ chai rỗng có lá thư của một cô gái nào đó gửi ở bên trong. Dù chưa hiểu về nhau nhưng Diệu thấy đồng cảm. Cảm xúc dâng trào, cô gái xứ Nghệ viết xong bài thơ rồi gửi thư đi. Nhưng chờ mãi, Diệu vẫn không nhận được hồi âm. “Sau này mình mới biết, khi chưa kịp nhận bức thư đó, người lính đảo ấy đã hy sinh. Tiếc là bài thơ đầu tay ấy mình không còn nhớ, cũng không lưu lại”, Diệu ngậm ngùi. Khi đọc những bài thơ của chị viết về người lính đảo, về Trường Sa, người ta cứ nghĩ rằng chị đã ra đảo rất nhiều nhưng không, chị cho biết, trước năm 2016 - Trường Sa với chị vẫn chỉ là một niềm mong ước. “Trập trùng, trập trùng sóng/Tàu đưa chúng tôi ra thăm đảo/Đôi mắt rưng rưng, niềm hạnh phúc ùa về/Trường Sa ơi, chúng tôi đang đến/Mang những tâm tình thương mến đất mẹ gửi Trường Sa” (Trường Sa trong mơ tôi); hay “Trường Sa trong tim mẹ nặng hai tiếng quê hương/ Dẫu chưa lần đặt chân, chưa lần ra thăm đảo/ Nhưng nơi đó biết bao mùa giông bão/ Bao trái tim hồng đã vượt gian lao…” - (Con và Trường Sa của mẹ)… Lập gia đình và ở nhà chăm con nhỏ, Diệu thường lên mạng đọc những bài viết về người lính hải quân. Bài thơ “Viếng mộ anh” ra đời đúng ngày 27/7 nói về những ký ức Gạc Ma, lòng biết ơn vô hạn với những người lính đã hy sinh trên đảo năm nào: “Tôi chưa thể đến được Trường Sa/ Để thắp nhang lên hàng bia mộ/ Hôm nay đây bên bờ thành phố/ Tôi thả vòng hoa kính viếng các linh hồn...” Bài thơ ấy được nhiều độc giả của fanpage “Chúng tôi là chiến sĩ hải quân” trên mạng xã hội facebook đón nhận và nhiều người đã đề nghị Diệu tham gia làm quản trị cho trang page này, nhưng Diệu chỉ làm cộng tác viên. Cứ thế, mỗi khi có thời gian, có cảm xúc Diệu lại làm thơ về Trường Sa, về biển đảo. Mỗi lần nhắc đến hai từ Trường Sa thiêng liêng, Diệu không khỏi bồi hồi xúc động. Tuy không có người thân thích công tác nơi đảo xa nhưng qua báo đài, mạng xã hội, chị cảm nhận được tâm trạng của những người vợ, người mẹ, người yêu lính đảo và hóa thân vào đó để những bài thơ chứa chan cảm xúc cứ thế ra đời: “Chẳng dám hỏi thời gian anh xa đến bao giờ/ Xuân này qua và bao mùa xuân nữa/Khi đã biết trái tim anh chia nửa/ Cho Tổ quốc và cho biển yêu thương/ Và em là một góc quê hương/ Nơi anh nói “bờ vai anh tựa”/ Để ý chí trong tim anh thắp lửa/ Bảo vệ yên bình cho hai nửa thương yêu” (Tình theo cánh sóng). “NHỮNG DẶM SÓNG YÊU THƯƠNG” Hồng Diệu bật mí: “Đôi khi chỉ cần nhìn qua một bức ảnh, mình có thể làm thành một bài thơ. Và mình làm thơ về Trường Sa, về lính đảo cũng chủ yếu theo những hình ảnh trên facebook”. Đặc biệt, từ những bài thơ của chị trên facebook, nhiều nhạc sỹ nổi tiếng đã phổ nhạc. Đến nay, chị nhẩm tính đã sáng tác được trên 600 bài thơ về biển đảo, trong đó có 60 bài được phổ nhạc. Chị vẫn nhớ như in khi bài thơ “Thư con” ra đời sau khi xem chương trình thời sự về biển đảo. “Lúc ấy ánh mắt của một đứa trẻ thơ ở nhà cứ nhìn chăm chú vào màn hình nơi đang chiếu hình ảnh về người cha là lính đảo ở Trường Sa, quá xúc động nên mình sáng tác luôn bài thơ này. Sau khi bài thơ đưa lên facebook, nhạc sỹ An Thuyên gọi điện nói đã phổ nhạc và lúc ấy, cảm xúc của mình vỡ òa”, Hồng Diệu kể lại. Những bài thơ về biển đảo, về Trường Sa đăng tải trên facebook, Hồng Diệu có thêm nhiều bạn bè là lính đảo, sỹ quan hải quân, bộ đội. Những chiếc áo lính hải quân, quả bàng vuông hay cây phong ba… là những món quà giản dị mà thiêng liêng từ đảo xa gửi về giúp chị thấy cuộc sống ý nghĩa và có thêm động lực để sáng tác thơ. “KHÔNG XA ĐÂU TRƯỜNG SA ƠI!” Để Trường Sa gần hơn, Nguyễn Thị Hồng Diệu tham gia CLB “Tuổi trẻ vì biển đảo quê hương”. Hồng Diệu cho biết, công việc chính của chị là làm lễ tân cho một khách sạn ở Hà Nội. Ngoài thời gian cho công việc, chăm lo cho 2 đứa con nhỏ, chị cùng các thành viên trong CLB giao lưu hàng tháng theo các chủ đề về biển đảo, về Trường Sa. Tại đây, Diệu có điều kiện để kêu gọi đóng góp nhiều hơn không chỉ bằng tinh thần mà cả về vật chất, công sức nhỏ bé của mình dành cho biển đảo qua các hoạt động vô cùng ý nghĩa không chỉ dành cho người lính mà cả hậu phương người lính đảo. Khao khát được một lần đặt chân đến nơi đảo tiền tiêu của Tổ quốc, cô gái quê xứ Nghệ làm hồ sơ dự tuyển đi Trường Sa. Tháng 5/2016, Diệu là một trong 200 đại biểu khắp cả nước vinh dự được ra thăm Trường Sa trong chương trình “Hành trình vì biển đảo quê hương 2016”, do Trung ương Đoàn và Quân chủng Hải quân tổ chức. Chuyến đi ấy đã để lại trong tâm trí cô gái xứ Nghệ nhiều cảm xúc đặc biệt và viết thêm nhiều bài thơ về người lính hải quân, về Trường Sa. Lần thứ 2 là năm 2022, Diệu cùng đoàn đi vào dịp cuối năm đầy bão giông của đại dương. “Khi ấy, mình cảm nhận được sâu sắc hơn về sự vất vả của những người lính hải quân, đặc biệt là khi đặt chân đến với đảo An Bang. Đây là nơi mà người ta thường nói ai đi Trường Sa mà chưa qua An Bang thì cũng xem như chưa tới Trường Sa. Vất vả, gian nan vô cùng”, cô gái xứ Nghệ chia sẻ. Đến nay, nhờ nhiều bạn bè giúp đỡ thủ tục, kinh phí in ấn, Hồng Diệu xuất bản được 2 tập thơ “Những dặm sóng yêu thương” (NXB Hội Nhà văn, 2015) và tập thơ “Thư con gửi Trường Sa” do NXB Quân đội Nhân dân in ấn và phát hành năm 2020. Những tập thơ ấy đều được đông đảo đồng bào, chiến sĩ - đặc biệt là lính đảo Trường Sa đón nhận… n Từ tình yêu quê hương đất nước, nhiều năm qua Nguyễn Thị Hồng Diệu (SN 1984), quê ở xã Nghi Phú, TP Vinh (Nghệ An) đã sáng tác trên 600 bài thơ về biển đảo, đặc biệt là về Trường Sa. CẢNH HUỆ “Mình làm thơ không hy vọng để được đăng báo, để thành người nổi tiếng mà chỉ mong muốn mọi người trên dải đất hình chữ S này hiểu hơn về cuộc sống, những hy sinh thầm lặng của người lính đảo, qua đó để thêm yêu đất nước, yêu chủ quyền biển đảo”. NGUYỄN THỊ HỒNG DIỆU Trao những món quà gửi người lính đảo Hồng Diệu bên cạnh cột mốc chủ quyền ở đảo Đá Đông C Hồng Diệu bên cạnh cột mốc chủ quyền ở đảo Trường Sa Nỗi lòng 8X xứ Nghệ với TRƯỜNG SA
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==