27 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM chuyện nữ sĩ Ngân Giang (lúc đó cũng trên 80 tuổi) nhà ở ngoài đê sông Hồng. Tôi đến gặp Mộng Tuyết định hỏi chuyện về phong trào Thơ Mới xưa mà bà là một cây bút nữ được Hoài Thanh đưa vào tập “Thi nhân Việt Nam” trứ danh và kể chuyện làm quà về người “chịu trách nhiệm nghệ thuật” về cái chết của chồng bà cho vui nhưng cuộc trò chuyện không thành vì hôm đó Mộng Tuyết đang bị cơn huyết áp cao, người mỏi mệt và rất cáu kỉnh. Lần đó, tôi không qua đêm ở Hà Tiên mà sáng đến thì thuê một cậu xe ôm trọn ngày, bảo cậu ta chở đi khắp nơi, lên cả cửa khẩu biên giới với Campuchia, ăn uống, hát hò cùng nhau như hai người bạn, chơi đến 11 giờ khuya thì cậu ta chở tôi luôn ra bến xe lên chiếc xe đò đường dài tiếp tục hành trình. Tháng 4 vừa rồi tôi nghỉ lại qua đêm ở Khu Du lịch Khai Long, thuộc xã Đất Mũi của huyện Ngọc Hiển, Cà Mau. Sáng ra chỗ cây cầu ngoạn cảnh nhô ra biển chừng trăm rưỡi mét, tôi nhìn thấy một doi đất mà người ở đó nói rằng đó chính là “mũi thuyền ta đó Mũi Cà Mau”, cái điểm nhọn xa nhất về phía Nam ta thấy trên bản đồ Tổ quốc. Qua cái mũi ấy là biển tây, là Vịnh Thái Lan rồi. Từ cây cầu này còn nhìn thấy một hòn đảo - Hòn Khoai. Nghe tên hòn đảo, lập tức nhớ tới một truyện ngắn của Nguyễn Ngọc Tư, không còn biết tên là gì nhưng một câu trong đó “Tau nhớ thầy quá bây ơi” đóng đinh vào vào trí nhớ. Truyện ngắn có nói đến Hòn Khoai đó. Hôm ở chính Đất Mũi, đang được chở bằng xe điện dưới trời nắng toé lửa đi dạo qua các công trình quan trọng giờ có khá nhiều ở mảnh đất cùng này, tôi chợt nhớ đến nhà thơ Trần Tuấn, đồng sự của tôi ở Tiền Phong nhưng trấn nhậm ở Đà Nẵng. Cách đó ít lâu, thấy Tuấn khoe trên phây cái bút ký “Cà Mau quê xứ” của gã được đưa vào sách giáo khoa. Vội bốc máy. Tuấn gửi ngay qua zalo cái “Cà Mau quê xứ” nhé, luôn nhé, đang ở Đất Mũi đây. Vậy là trong khi nhà báo, nhà văn Xuân Ba đi cùng đang tán gẫu với hai cán bộ Vườn Quốc gia Đất Mũi, tôi lánh vào dưới bóng đước, đứng choãi chân đọc cái bút ký Tuấn vừa gửi. Đọc xong thấy rưng rưng. Vẫn biết từ lâu rằng sau khi anh Xuân Ba hồi hưu thì Trần Tuấn là cây bút phóng sự, bút ký văn nhất Tiền Phong nhưng vẫn phải thầm trầm trồ thằng cha viết hay thật! 3. Lần đầu đi Đất Mũi, năm 2000, tôi cứ nghĩ đó phải là một nơi hoang sơ, nghèo rớt. Nhầm! Khi cái xuồng cao tốc lướt trên đoạn sông Cửa Lớn đi những trăm mét cuối cùng của Đất Mũi để ra cửa biển, tôi choáng khi nhìn bờ khá nhiều những tàu thuyền và có biển hiệu của hai… tiệm vàng. Lãnh đạo Đoàn xã vừa thất cử dẫn chúng tôi vào nhà bạn, một căn nhà nửa trên bờ nửa nhô ra sông trên những hàng cọc. Ở thời điểm năm 2000 mà thấy cái nhà vách và mái đều bằng tôn ấy đã có màn hình TV cỡ trăm inch, thứ ở Hà Nội lúc đó cũng còn hiếm. Đất Mũi là nơi cửa sông, nơi ra vào của tàu thuyền đánh cá không chỉ của Cà Mau mà còn nhiều tỉnh. Phần đông dân ở đây nghèo cứ nghèo chứ người biết làm ăn buôn bán thì dễ giàu. Hôm đó, tôi được một bữa trưa đơn giản mà ngon đến giờ, sau ngót một phần tư thế kỷ vẫn còn nhớ. Mấy thằng chúng tôi ngồi trên sàn nhà bằng gỗ trên mặt nước sông đục ngầu, quanh một cái rổ nhựa đựng tôm lột vỏ, cá khoai xắt khúc và mực thái miếng. Nồi lẩu chả đun nước dùng gì hết, chỉ đổ vào ít dấm ăn, thêm vài thìa bột canh, quấy đều, đun sôi, nhúng mấy thứ hải sản kia vào và chén. Đó là lần tôi được ăn những miếng cá khoai, tôm, mực ngọt nhất trong đời. Người ta nói hải sản cốt ở tươi, chắc chả trật tẹo nào. Bây giờ đến Đất Mũi, ta có thể thăm cả một quần thể những công trình, cái nào cũng đáng để ta đứng vào ghi một kiểu ảnh lưu giữ kỷ niệm hay ít ra là để nuôi phây: Cột cờ uy nghi làm theo mẫu Cột Cờ ở Thủ đô Hà Nội (công trình do Thành phố Hà Nội xây tặng kèm một một sân lớn như quảng trường mà hôm khánh thành năm 2000 có Thủ tướng đến dự, và khánh thành xong thì quan khách và nhiều nghìn đồng bào xem luôn trận chung kết Sea Games được phát trên các màn hình lớn ngay sân cột cờ); Đền thờ Lạc Long Quân và các Vua Hùng, Tượng Người mẹ Việt Nam (làm hình tượng Mẹ Âu Cơ); Công trình mốc điểm cuối đường Hồ Chí Minh - Km 2.436; Tượng con cua khổng lồ (đặc sản Cà Mau); Mốc Toạ độ Quốc gia GPS 0001 và đặc biệt là công trình tượng đài Mũi Cà Mau hình con tàu trên sóng với cánh buồm cách điệu trên đỉnh cắm lá cờ Tổ quốc. Trên tượng đài này ghi tọa độ điểm đặt tượng đài 8037'30" độ vĩ Bắc, 104043' độ kinh Đông (không thể ghi tọa độ của điểm mũi vì sự bồi đắp phù sa làm điểm này luôn dịch ra phía biển). Sự giàu có về công trình của Đất Mũi bây giờ khác hẳn thời điểm tôi đến vào năm 2000. Khi đó chiếc xuồng cao tốc chở chúng tôi đã rời sông vào con rạch chạy đến rất gần tấm pa nô to đại đánh dấu điểm Đất Mũi. Cả Đất Mũi lúc đó chỉ có tấm pa nô này là đáng kể. Tôi tìm được tấm ảnh chụp tôi và bạn Phó Bí thư huyện Đoàn Năm Căn đứng trước tấm pa nô nội dung ghi đơn giản “Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam. MŨI CÀ MAU” và tọa độ hình như cũng chính là tọa độ trên đây. Tôi nhớ khi ấy để đến tấm pa nô, chiếc xuồng đã chạy vào chỗ bùn loãng sền sệt như cháo hoa, mấy cậu bé quanh đó lập tức nhảy xuống bùn ngập đến bụng, phụ giúp chúng tôi đẩy nó đến sát chỗ bùn chắc hơn nhưng lội xuống chân vẫn thụt đến bẹn. Tôi nhớ chi tiết ấy nên tháng 5 năm ngoái, 2023, tôi đã xúc động khi thấy bà Võ Thị Ánh Xuân, Phó Chủ tịch nước, đi ủng gọn gàng, tự mình leo theo cái thang làm dã chiến bằng những thân đước tươi được dựng gần như dốc đứng ở một chỗ bờ kè gần Đền thờ Lạc Long Quân để xuống bãi sình trồng đước trong Lễ phát động Thanh niên tình nguyện Hè. Thật chẳng phải dễ dàng gì ngay cả đối với một thanh niên chứ đừng nói đến một phụ nữ đã đứng tuổi lại đã từ lâu giữ trọng trách quốc gia. Bờ biển Đất Mũi phía Đông, bao lấy các công trình kể trên đã phải làm bờ bao kè do bị lở. Còn bờ phía Tây thì liên tục bồi. “Ngay cả phía Đông bờ biển đang lở trên nhưng vẫn bồi dưới, và đất ở cả hai bờ vẫn đang tiến ra biển” - Chủ tịch xã Đất Mũi Võ Công Trường cho biết khi tiếp chúng tôi trong trụ sở uỷ ban xã. Đó là một quan chức cơ sở có trình độ thạc sĩ, hiểu biết và nắm vững các thông tin, các vấn đề của địa phương thuộc phận sự phải coi sóc và mặn chuyện. Khoảng gần một tiếng đồng hồ làm việc với anh, tôi đã hình dung rõ cái xã Đất Mũi, quy mô của nó, mức độ phát triển, các vấn đề kinh tế - xã hội của một điểm đến rất đặc biệt của đất nước cũng như chuyện anh chàng ngụ cư Võ Công Trường bén rễ nơi đất mới rồi phát triển từ một nhân viên kế toán lên chủ tịch xã cực nam của Tổ quốc diện tích đến 14 nghìn héc ta, có 3.422 hộ dân với 13.134 khẩu, có gần 100 doanh nghiệp, 3 tháng đầu năm có gần 100 nghìn khách du lịch tới thăm, dự kiến sang năm sẽ đạt chuẩn nông thôn mới này. Trước khi rời Đất Mũi trong chuyến đi tháng 5 năm 2023, tôi hỏi một cậu lái đò máy chở mấy bà mấy cô qua sông Cửa Lớn là tôi muốn thuê chạy một vệt dọc sông để nhìn nhà cửa hai bên bờ. Cậu đã chạy đò ra sát cửa biển rồi lại chạy ngược lên phía trên cho đến khi hết nhà. Tôi đã nhìn thấy đôi biển tiệm vàng, có thể là tiệm vàng đã thấy ngày xưa (Chủ tịch Võ Công Trường đã cười khi tôi nhắc kỷ niệm xưa và đọc được tên tới 5 tiệm vàng hiện có: Mỹ Hồng, Tuấn Vũ, Quốc Thới, Mỹ Tiên, Kim Út). Tôi cũng thấy rất nhiều tàu đánh cá biển số nhiều tỉnh khác nhau vào neo đậu san sát ở bến sông. Đó là một trong số các nguồn sống và đi lên của Đất Mũi. Khi tôi hỏi hết bao nhiêu tiền để trả, cậu lái đò buông một câu: Chú đưa bao nhiêu cũng được. Đó là cái chân chất vẫn còn ở Đất Mũi. n Tác giả trên sông Cửa Lớn đoạn qua Đất Mũi Đông đúc ở bến tàu Rạch Giá Cuối năm ngoái ở Rạch Giá, tôi ngồi ở một quán cà phê nổi tiếng ven biển, nhìn quầng sáng rực rỡ của phố thị rồi lại nhìn m½t biển th¶m lại trong bóng đêm mà ng¶m ngợi về sự thay đổi quá nhanh chóng của cuộc sống bây giờ. hành Cột cờ tại Đất Mũi
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==