Tiền Phong số đặc biệt 21-6

26 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM 1. Tôi lại đến những miền đất cực Tây Nam và Nam của Tổ quốc. Những Rạch Giá, Hà Tiên, Năm Căn, Đất Mũi... Những tháng năm qua, tôi đã qua lại Kiên Giang, Cà Mau nhiều lần rồi, nhưng vẫn nhớ chuyến đi đầu tiên cách đây đã 24 năm, vào cái năm đầu tiên của Thiên Niên Kỷ mới đầy náo nức - năm 2000 ấy. Hồi đó, tôi được cơ quan cho dứt ra hẳn hai năm để đi học. Nghỉ hè, tôi xách cái ba lô hành phương Nam. Đi na ná lối “Tây ba lô”, đến nơi nào có người quen thì nhờ, không thì tự lo. Phương tiện thì tàu bay, xe đò, xe ôm, tàu sông, xuồng cao tốc… đủ cả. Nhớ lần đầu đến Rạch Giá. Khi đó thủ phủ của Kiên Giang còn chưa có khu đô thị lấn biển, bến cảng Rạch Giá chưa chuyển, còn nằm ngay gần cái nhà khách Ủy ban tỉnh mà tôi được Đăng Giới - phóng viên thường trú của Tiền Phong ở đây gửi vào ngủ nhờ. Tối ấy tôi nằm nghe tiếng biển ầm ào và hít thở mùi bùn, mùi khẳn đến đến ngây người của cá mắm, của xác tôm cá và các sinh vật biển, đầu cứ hình dung mấy trăm năm trước, cha ông chúng ta, những người Việt đầu tiên đặt chân đến đây đã nôn nao đến thế nào trước một vùng đất mới. Cái mùi nồng, khẳn của bùn và tôm cá ấy cũng đậm như thế ở tối tôi dừng lại ở Năm Căn bên Cà Mau hồi đó còn là một thị trấn trên sông nhỏ bé, lụp xụp nhưng đông chật thuyền bè. Bây giờ, cả Rạch Giá và Năm Căn đã trở thành những đô thị khang trang, và điều tôi nhận thấy là cái mùi nôn nao của miền đất mới ở hai nơi đó đã nhạt đi rất nhiều, không để ý thì không còn nhận ra nữa. Cuối năm ngoái ở Rạch Giá, tôi ngồi ở một quán cà phê nổi tiếng ven biển, nhìn quầng sáng rực rỡ của phố thị rồi lại nhìn mặt biển thẫm lại trong bóng đêm mà ngẫm ngợi về sự thay đổi quá nhanh chóng của cuộc sống bây giờ. Năm ngoái, sau khi dự Lễ ra quân tình nguyện Hè Trung ương Đoàn tổ chức ở Đất Mũi, tôi quay ngược lên Cà Mau đã dừng lại ăn trái cây, uống nước dừa ở một quán gần cây cầu ở Năm Căn bắc qua sông Cửa Lớn. Nhìn con sông chảy từ biển đông sang biển tây, đoạn qua Năm Căn, bờ một bên đã được kè, cùng phía đó là đô thị đã được quy hoạch đâu ra đấy, mà nổi lên nhìn từ cầu là đài Nghĩa trang liệt sĩ, còn bờ sông bên kia san sát là nhà tôn nhô ra, tôi hình dung lại cái thị trấn nhỏ mà mình đã đến vào chiều tối và qua một đêm thao thức ngày xưa. Tôi không nhớ được tên cậu Phó Bí thư huyện Đoàn Năm Căn đã đón tôi ngày ấy. Lạ thế, có những người mình quên tên, thậm chí không nhớ rõ cả mặt nhưng vẫn không quên người. Ngày ấy, tôi là phóng viên tờ báo Trung ương nên rất được tin phục. Cậu đã tâm sự với tôi về cuộc sống, về hướng đi và xin ở tôi một lời khuyên. Tôi cũng không nhớ là mình đã khuyên điều gì chỉ nhớ là hai anh em đi, nói chuyện trong đêm tối, thỉnh thoảng le lói ánh đèn từ tàu thuyền hắt lên, đôi khi bước qua mấy chiếc thuyền đậu sát nhau để sang bên kia một con rạch. Ngày ấy chưa có đường bộ từ Cà Mau xuống Năm Căn rồi từ đó xuống Đất Mũi. Tôi đã đáp tàu thủy từ Cà Mau đi Năm Căn. Một chuyến tàu chợ chở người và đồ đủ thứ và dừng thả người ở nhiều chỗ chả phải là bến. Ở một trong những chỗ dừng như thế, tôi đã ngây người nhìn một cô gái diện ngất trời, son phấn mặn mà, mùi nước hoa bay thành vệt theo gió như đặc quánh, kéo ống quần loay hoay lựa bước cho đôi chân đi guốc cao gót leo lên rệ cỏ ven sông chả biết để về thăm quê hay đi đâu. Từ Năm Căn, Phó Bí thư huyện Đoàn giúp tôi thuê một chiếc xuồng cao tốc rồi cùng tôi đi Đất Mũi. Lần đầu được đi xuồng cao tốc, cái thú tuyệt vời đó trên quãng 60 cây số đường sông nước đã thổi bay của tôi một phần tư tháng lương. Tôi kinh ngạc và rờn rợn khi chiếc xuồng vểnh hẳn mũi lên để lấy tốc độ lao đi khiến tôi chỉ còn nhìn thấy trời xanh. Tôi lại kinh ngạc thấy ở tốc độ mấy chục cây số giờ đó, chiếc xuồng trên nước cũng dằn xóc mạnh khi gặp con sóng chẳng khác gì một chiếc ô tô gặp phải một ổ gà cỡ đại. Chiếc xuồng lao như bay trên dòng sông mà từ đó rẽ ra nhiều kênh rạch bao quanh là mênh mông các loại cây như đước, mắm, dừa nước… Xuồng rẽ vào một xã bên sông, thấy một trụ sở, thấy đông thanh niên, thấy một cậu bước ra nói chuyện với Phó Bí thư huyện Đoàn rồi bước xuống và xuồng lại lao đi. Thì ra vừa rồi là một Đại hội Đoàn xã, cậu này là lãnh đạo Đoàn xã khoá vừa mãn nhiệm, vừa trượt khi Đại hội bầu ban chấp hành khoá mới nên rời Đại hội đi chơi luôn. Cậu ta có bạn thân ở Đất Mũi nên Phó Bí thư huyện Đoàn cũng đồng ý cho đi. Tôi rất ngạc nhiên khi đại hội chưa kết thúc mà cựu lãnh đạo đã đi, nhưng thích là nhích, dân cực Nam là vậy. Giờ thì đường Hồ Chí Minh chạy từ Pác Bó, Cao Bằng vào qua Cà Mau đã tới tận Năm Căn rồi không dừng ở đó mà đi tiếp xuống và chốt điểm cuối của mình ở chính Đất Mũi. 2. Năm xa đó, tôi có vui bước đến Hà Tiên. Một trong những điều đầu tiên tôi hỏi là nhà thơ Mộng Tuyết còn sống không, nhà ở đâu? Bà là người rất được người Hà Tiên biết đến nên cậu xe ôm cũng dễ dàng đưa tôi đến được nhà bà. Tôi đến Hà Tiên không phải chỉ vì Hà Tiên nức tiếng danh thắng đến mức mà xưa Mạc Thiên Tích và các anh tài trong Tao đàn Chiêu Anh Các phải ngợi ca xướng họa tới 320 bài thơ trong tập “Hà Tiên thập vịnh”. Tôi đến còn vì một câu chuyện, một giai thoại lưu truyền khá rộng trong làng văn nghệ. Ấy là thi sĩ Đông Hồ chết vì thơ của nữ sĩ Ngân Giang. Đông Hồ cùng vợ - nữ thi sĩ Mộng Tuyết là hai nhà thơ sống ở Hà Tiên từ hồi còn trào Thơ Mới. Chuyện kể rằng ngày 25/3/1969, Đông Hồ say sưa giảng cho sinh viên Đại học Văn khoa Sài Gòn về thơ Ngân Giang. Đọc minh hoạ bài thơ tuyệt tác “Trưng Nữ Vương” đến đoạn cuối: “Ải Bắc quân thù kinh vó ngựa/ Giáp vàng khăn trở lạnh đầu voi/ Chàng ơi, điện ngọc bơ vơ quá/ Trăng chếch ngôi trời bóng lẻ soi”, xúc cảm của ông dâng trào mãnh liệt, ông gục luôn trên bục giảng. Học trò vội đưa ông đi cấp cứu nhưng không kịp, ông đã tới thẳng chốn bồng lai. Có người ngợi ca Ngân Giang, cho rằng bà là người phải “chịu trách nhiệm nghệ thuật” về cái chết của thi sĩ Đông Hồ. Tôi đến Hà Tiên là tìm ngay đến nhà của bà Mộng Tuyết, người lúc đó đã 86 tuổi bởi trước đó không lâu tôi đã gặp và hỏi Mấy th¹ng chÚng tôi ngồi trên sàn nhà b¹ng g× trên m½t nước sông đục ngầu, quanh một cái rổ nhựa đựng tôm lột vÐ, cá khoai xắt khÚc và mực thái miếng. Nồi lẩu chả đun nước dùng gì hết, chỉ đổ vào ít dấm ăn, thêm vài thìa bột canh, quấy đều, đun sôi, nhÚng mấy thứ hải sản kia vào và chén. Đó là lần tôi được ăn những miếng cá khoai, tôm, mực ngọt nhất trong đời. Người ta nói hải sản cốt ở tươi, chắc chả trật tẹo nào. Cụm Đền thờ Lạc Long Quân và Tượng đài Mẹ ở Đất Mũi LÊ XUÂN SƠN Tấm ảnh chụp trước tấm biển đánh dấu Đất Mũi 24 năm về trước, năm 2000 Cực Nam Du khách chụp ảnh tại tượng đài Đất Mũi

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==