24 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM DÀI KỲ CÔNG Có một bài phóng sự điều tra đăng trang nhất báo Tiền Phong thứ Năm, số 30 ra ngày 13/7/1995 khiến tôi chú ý đầu tiên. Bởi cái tên của 3 tác giả chạy dài dưới tít: Thế Thịnh - Quang Toản - Quang Lập. Giờ thì ai cũng biết đây là những nhà báo, nhà văn “gộc” đất Quảng Bình (trong đó Quang Toản chính là nhà báo Lê Minh Toản của Tiền Phong bây giờ). Đó là bài “Những điều ít được biết về Arem - tộc người trước nguy cơ bị tuyệt chủng”. Thời điểm bấy giờ, đây là một phát hiện rất mới, cả 3 tác giả đã kỳ công bỏ ra gần cả tuần để lân la tiếp xúc với cộng đồng dân tộc chỉ còn 43 người này, và phải dùng “mẹo vặt” họ mới chịu nói ra tiếng mẹ đẻ của mình để có thể phân biệt với người Rục. Nguy cơ tuyệt chủng rất rõ, khi trong hai năm 1994-1995 chỉ có 4 đứa trẻ Arem ra đời và 2 phụ nữ đang mang thai, nhưng mới nửa đầu năm 1995 đã có 9 người chết vì bệnh tật. Điều đặc biệt, dù là bài báo, nhưng các tác giả lại đưa ra 3 ý kiến gạch đầu dòng cụ thể, rất chi tiết để hiến cách cứu tộc người Arem. Cũng đề tài về người Arem này, nhà báo Minh Toản sau đó có phóng sự 4 kỳ công phu dày dặn đăng báo Quảng Bình đầu tháng 6/1996, và đoạt giải A Giải báo chí toàn quốc. Giờ mới có dịp đọc lại “Đông Âu trên từng cây số” trên chính những tờ báo in từ ngót 30 năm trước, những trang giấy báo bâng khuâng mùi ký ức. Loạt phóng sự đường dài này thuộc loại dài và kỳ công nhất với 14 bài kéo dài đến 2 tháng, khởi đầu từ chân trang 6 báo Tiền Phong thứ Bảy ngày 14/9/1995 (số 48) và kết thúc vào Tiền Phong thứ Ba ngày 14/11/1995 (số 65). Nghe kể loáng thoáng, rằng hồi ấy ký giả Xuân Ba đang rất đình đám của Tiền Phong lại “vướng” phải vụ tày trời gì đó, nên đi một chuyến thật xa để tạm… lánh nạn? Mang theo cái bọc thuốc lào của nhà văn Kim Lân cho, cùng cái điếu cày mini mà đi dọc khối các nước XHCN cũ, để cho ra đời cái thiên ký sự kỳ thú này. Cũng hơi thắc mắc, là “Đông Âu trên từng cây số” đăng được đến bài thứ 2, thì bỗng nhiên dừng lại tới nửa tháng mới chạy tiếp! Rồi lại lần đầu tiên “chạm” được vào “Thái Bình rồi lại Thái Bình thôi…” trên báo gốc của Mạnh Việt - Kiến Nghĩa. Loạt bài có 4 phần, bắt đầu từ Tiền Phong thứ Năm số 105 ngày 2/10/1997. Thời điểm đó, Thái Bình đang là "điểm nóng" rất phức tạp. Cùng với nhiều ban ngành Trung ương liên tục đi về nơi đây, thì một “đoàn công tác đặc biệt” của Trung ương Đoàn và báo Tiền Phong được cử về Thái Bình làm việc, hỗ trợ hệ thống Đoàn cơ sở, gặp gỡ nhiều cán bộ, bà con nông dân để nghe giãi bày bức xúc, tâm tư, phản ánh thực tế tại các làng quê. Mấy câu kết của loạt bài này, như vẫn còn nguyên tính thời đến tận hôm nay: “Thuở còn thơ, chúng tôi vẫn thuộc lòng bài thơ trong sách giáo khoa: Làng tôi, làng anh/ Cùng giống nhau nhỉ/ có lũy tre xanh/… Chúng em yêu lũy tre xanh/ yêu làng, yêu xóm, yêu anh đi cày. Chả biết nhà thơ kia có ngụ ý gì chăng mà ai cũng thấy một chân lý rất giản đơn: muốn làm quan, làm tướng gì thì làm, trước hết hãy yêu lấy “anh đi cày” kia đã”. Loạt bài này được đăng báo đầu tháng 10/1997, nhưng ở chân bài cuối cùng các tác giả ghi “Quỳnh Phụ, 7/1997”. Có lẽ loạt bài này đã được các cấp “nâng lên đặt xuống” rất lâu. Thời ấy, Tiền Phong liên tục chạy truyện dài kỳ rất hút bạn đọc. Cùng với nhiều phóng sự, ký sự, điều tra dài hơi ấn tượng. Ngay cả với phản hồi của bạn đọc, báo cũng rất kỳ công. Như “vụ” về ca sĩ Ngọc Tân. Tiền Phong thứ Bảy ngày 23/8/1997 mục Lăng kính văn nghệ có bài ngắn dạng tiểu phẩm “Tôi: Nghệ sĩ!” của tác giả Hoài Nam. Đề cập sự việc của một ca sĩ nọ tài danh nhưng mắc bệnh ngôi sao. Dù bài viết trên không nêu đích danh, nhưng ca sĩ Ngọc Tân đã lập tức gửi tới tòa soạn một lá thư rất dài, đồng gửi tới các cơ quan chức năng trung ương yêu cầu phải “đăng trọn vẹn trên báo Tiền Phong” và “bồi hoàn danh dự”. Trong số báo ra ngày 6/9/1997, Ban biên tập nêu rõ quan điểm, rằng bài viết kia chỉ là một tiểu phẩm không nêu đích danh ai, và “lẽ ra báo Tiền Phong không có trách nhiệm phải trích đăng lá thư này, nhưng vì tôn trọng ca sĩ Ngọc Tân và để rộng đường dư luận, báo Tiền Phong xin đăng thư…”. Và bức thư được đăng gần như trọn vẹn trang báo, sau đó báo lại đăng tiếp cả trang phản biện lại ca sĩ của một đạo diễn là người trong cuộc. Mọi chuyện kết thúc một cách rành mạch, công khai và hòa nhã, còn những trang báo ấy trở thành tư liệu quý về giọng ca nổi tiếng được nhiều người yêu quý một thời… VÀ NGẮN… LẠ Nghề báo viết ngắn không phải lạ, nhưng Tiền Phong hồi ấy có những bài rất ngắn mà lại thật độc đáo. Như bài “Những tiếng nói nghề nghiệp” của Dương Phương Vinh (đăng Tiền Phong thứ Ba ngày 22/8/1995) về Đại hội điện ảnh lần IV. Khó tưởng tượng chỉ với khoảng 700 chữ (bằng một cái tin sâu bây giờ), mà nữ phóng viên trẻ mới vào báo khoảng1 năm ấy đã phỏng vấn một lúc 5 người, gồm 3 đạo diễn là Trần Văn Thủy, Trần Mỹ Hà, Lưu Trọng Ninh, 1 diễn viên là Đơn Dương, 1 nhà phê bình điện ảnh là Vũ Quang Chính. Như câu hỏi với đạo diễn Lưu Trọng Ninh “Đạo diễn Lưu Trọng Ninh bị bạn bè trách cứ do rút lui sớm quá khỏi danh sách bầu cử BCH. Có lẽ “canh bạc” này không hợp với anh chăng?”. Câu hỏi dài 31 chữ, còn câu trả lời chỉ có 26 chữ, mà vẫn rất đầy đủ thông tin và cả cá tính. Bài “Nói chuyện chữ nghĩa với Lê Đạt” (Tiền Phong thứ Năm số 72 ngày 7/12/1995 của Dương Phương Vinh với 6 câu hỏi “hóc búa” mà cũng chỉ khoảng 700 chữ. Phóng viên Lê Xuân Sơn trên Tiền Phong thứ Năm ngày 24/8/1995 có bài phỏng vấn nhà thơ Tố Hữu, tổng cộng có 10 câu hỏi và đáp mà chỉ hơn... 700 chữ, (không có Trong mấy chục chồng báo Tiền Phong từ hơn 30 năm trước được đóng thành từng tập dày dặn hiện đang lưu ở Văn phòng Đà Nẵng, tôi tiện tay lựa đọc mấy tập các năm từ 1994 đến 1998, để nhớ lại thời ấy chúng ta đã làm báo thế nào… Ngày nhà báo, Bài điều tra về tộc người Arem nguy cơ bị tuyệt chủng của 3 cây bút nổi tiếng ẢNH: TRẦN TUẤN TRẦN TUẤN Nhà báo Mạnh Việt (tóc dài, quàng khăn) trong một lần tác nghiệp tại địa phương ẢNH: PHẠM YÊN Hồi đó m×i dịp kỷ niệm Ngày Báo chí Việt Nam (đến năm 2000 mới thống nhất là Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam), các số báo cũng tổ chức hết sức đơn giản, thường chỉ gói gọn trong khoảng 1 trang. Như số ra ngày 21/6/1997 dành gần 2 trang nói về nghề, với 2 bài ngắn của chị Bích Hậu về kỷ niệm chuyến ra Trường Sa, và về những tấm lòng vàng là bạn đọc thông qua báo Tiền Phong h× trợ giÚp đỡ gia đình các thương binh liệt sĩ, TNXP, trẻ em nghèo... đọc lại báo nhà
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==