22 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM Dấu chân ấy đã đặt lên dọc dài mọi nẻo đường quê hương, nhưng vị tu sĩ ấy hẳn không bao giờ ngờ, rằng đến một ngày phía sau sự lặng lẽ, cần mẫn, tu tập ấy của mình là hỉ, nộ, ái ố của nhân gian - điều mà ông không muốn nhưng cũng chưa từng xua đuổi, chối bỏ. Nhà tu hành Thích Minh Tuệ đã tạm dừng bước. Điều này không ngoài dự đoán của nhiều người. Một nhà tu hành đơn độc, không tiền, không chùa, không môn đệ nhưng đã làm cả thiên hạ tìm và hiểu rất nhiều về Phật giáo đích thực. Nhiều người, lần đầu mới biết về hạnh đầu đà, Phật pháp nguyên thuỷ… Những lời tâm sự của sư Thích Minh Tuệ mộc mạc, chân chất, dễ hiểu khiến người dân những nơi ông bộ hành hiểu rằng đạo Phật là con đường giác ngộ và tu Phật là đi trên đường giác ngộ. Có một điều chắc chắn mà ngài Thích Minh Tuệ muốn gửi gắm đến những người luôn trông ngóng mình rằng, đường giác ngộ đôi khi không phải là con đường mà ông đang rảo bước trên hành trình tu tập mỗi ngày, mà là con đường đấu tranh với chính mình, để buông bỏ sân si, tham ái, bản ngã… Báo chí xuyên suốt chiều dài lịch sử 99 năm qua vốn được mặc định luôn đi đầu trong cuộc “dọn sạch hủ bại”. Với phương châm ấy, nhiều phóng viên, nhà báo bất chấp khó khăn, thậm chí cả hiểm nguy đến tính mạng để thâm nhập thực tế với biết bao vất vả, khó khăn mà người ngoài cuộc không bao giờ hình dung nổi. Nhưng cũng trong làng báo những năm gần đây hiện tượng phóng viên tống tiền cá nhân hoặc tổ chức đã không còn là chuyện lạ, không ít trong số đó đã phải trả giá bằng những bản án của tòa. Thật đau xót với những người làm báo có lương tri khi độc giả trên các diễn đàn gọi đồng nghiệp của mình là bọn nhà báo, lều báo, kền kền. Và chua xót thay khi cụm từ "hiệp hội nhà báo đếm tầng và bới rác" lại được nhiều người nhắc đến khi nói về những người làm báo. Và thực tế chưa bao giờ số lượng phóng viên bị tước thẻ, bị bắt quả tang, phải vào tù vì vi phạm pháp luật nhiều như bây giờ. Người làm báo đã suy thoái đạo đức thì ngòi bút không thể nào đặt lợi ích nhân dân lên trên lợi ích bản thân, tính nhân văn trong tác phẩm chắc chắn sẽ bị xem nhẹ. Trước nguy cơ báo chí đang đánh mất công chúng vì chạy theo lợi nhuận với những thông tin sai lệch, giật gân, vô cảm thì việc đề cao tính nhân văn trong tác phẩm báo chí là điều không thể thiếu của văn hóa báo chí. Không biết có lúc nào, trong một phút ăn năn, hối hận những người làm báo ấy chợt nhận ra mình đã sai, đã đi theo con đường tà đạo và làm trái với đạo đức nghề báo. Đức Phật dạy: "Lấy giới làm đầu, lấy khổ làm thầy”. Đó là hai bậc Thầy lớn nhất và thông tuệ nhất. Nhưng trong những năm tháng làm nghề, có những người cầm bút đã vô tình đánh rơi lời dạy ấy. Hay như họ chưa từng tỉnh thức để thấu cảm được lời Phật dạy. Có giới mới có định, có định mới sinh tuệ. Cho nên Đức Phật nói ở đâu có giới hạnh ở đó có trí tuệ và ngược lại. Thiếu vắng Giới - Định - Tuệ thì không phải Chánh pháp và chắc chắn không thành tựu giác ngộ, giải thoát. Vì sao mọi người hướng về Thầy Thích Minh Tuệ nhiều như thế? Phải chăng vị tu sĩ này đã mang đến sự khởi thức cho mỗi người vì hữu duyên mà nghe được những lời chỉ bảo. Với nghề báo, với mỗi người làm báo, có khi những con chữ gieo rắc mầm ác, bất hạnh, khổ đau cho ai đó nhưng cũng có những con chữ khởi phát yêu thương, vỗ về, sưởi ấm, mang lại hạnh phúc, may mắn cho bao người... Có bao giờ mọi người tự hỏi rằng sư Minh Tuệ mang đến điều gì cho chúng ta? Ai cũng nói yêu thương Thầy, ai cũng chỉ trích sự bu bám của những tiktoker, những youtuber làm ảnh hưởng đường tu tập của Thầy... Nhưng rồi mỗi sáng, mỗi lúc rảnh, chính chúng ta lại lùng sục từng kênh tìm xem hình ảnh mới nhất của Thầy. Và không ít người trong số đó sẵn sàng nổi sân nếu có ai đó nói về Thầy không đúng ý mình hay hiểu biết của họ khác mình... Vậy Thầy cùng tăng đoàn đã gieo điều gì vào đầu chúng ta? Với tôi, một người làm nghề báo 24 năm thì Thầy đơn giản như một tia sét giáng xuống giữa một xã hội đầy ắp “drama”. Hơn cả, đó là một tia sét thức tỉnh lòng từ bi, gột rửa sân hận, một tia sét xé tan màn vô minh để làm tỉnh thức mỗi tâm hồn. Giữa những xô bồ, nghi hoặc của cuộc sống hôm nay, chúng ta may mắn được chứng kiến một hiện tượng lớn lao như vậy. Sự thiện lương trong suy nghĩ, trong hành động của sư Minh Tuệ dường như giúp chúng ta tỉnh thức, đủ để biết làm lành lánh dữ, để biết thực hành lòng từ bi, ban rải yêu thương đến tất cả mọi người hay đơn giản là biết buông bỏ sân si, hẹp hòi… Nghề báo, ranh giới giữa chính và tà thực chất cũng mong manh nếu người viết không làm chủ được cái tâm của mình. Thế hệ nhà báo sau này sẽ ra sao nếu những người làm báo hôm nay không giữ được sự thiện lương trong từng câu chữ. Ở người cầm bút điều cần là đức tin về lòng yêu thương hóa cảm để vững tâm, sắc bút như những bước đi hướng về điều chánh thiện của sư Minh Tuệ. Nhà báo và người tu hành, đều được xã hội nể trọng, bởi một bên mang sự thật đến cho công chúng, một bên là tấm gương để người ta cúi nhìn chính tâm thức mình, gỡ dần bớt những phiền trược, tham lam. Người ta tìm đến họ để cộng cảm, sẻ chia, tìm ở đó lẽ phải, sự chân thành lẫn lối thoát cho nỗi giày vò đủ điều đè nặng trong mình. Sự khởi thức chánh niệm ở nhà Phật, suy cho cùng gặp nhà báo ở chỗ “lên đường”. Lên đường bởi phía trước là khao khát sự trong trẻo, bác ái, bình yên và tự do. Tự do trong hữu cảnh lẫn vô cảnh. Tự do cho người và cho chính mình. Tự do cho nội thân lẫn ngoại thân. Tự do có tên là THIỆN LƯƠNG. Nếu báo chí nhìn hành cước của Thầy Minh Tuệ như bộ lọc quan niệm về nghề báo, thì chẳng có gì cao siêu cả, bởi Thầy đi tu đầu trần, chân đất, chỉ mang theo chánh niệm là học để hạnh ngộ lời Phật tổ dạy, thì báo chí chỉ cần nhớ về tự do đó: Hành nghề thiện lương. Đã thiện lương thì không thế lực nào mua chuộc được. Dẫu có gặp an nguy, thậm chí phải trả giá, thì chính mình cũng không hổ thẹn với lương tâm người cầm bút, bởi tiếng nói của mình, tin đi, người ta sẽ biết đến, bởi sự thật luôn có mặt dưới ánh mặt trời. Sự thật của bài viết, mang gương mặt người cầm bút. Nhân văn, rõ ràng, chuyên nghiệp và không tư lợi từ nghề báo, đó là TU! Phước duyên này, là sự hoan hỉ của công chúng, là than hồng thổi bùng ngọn lửa về sự thật, công bằng, bác ái và văn minh cho từng số phận lẫn xã hội. Và nếu bảo rằng, chỉ cần khiêm tốn, làm tỉnh thức một người, thì chỉ một điều đó thôi, đã đạt tới cảnh giới tu bao lượng kiếp, bởi có gì hơn ánh sáng tỉnh thức được tiếp nhận! Những dấu chân của bậc tu hành trên dặm dài giác ngộ, khác gì đâu những con chữ của những nhà báo chân chính để lại trên điệp trùng trang viết. Đích mà họ luôn hướng đến là YÊU THƯƠNG. Vậy, không thiện lương, thì đừng làm báo! n Hình ảnh hành giả Thích Minh Tuệ mặc áo vá, đầu trần, chân đất bộ hành từ Nam ra Bắc thực hành phép tu hạnh đầu đà của Phật giáo tạo nên hiện tượng chưa từng có khi hàng trăm, hàng ngàn người theo từng bước đi của ông. Xem Thầy Thích Minh Tuệ hành đạo, tôi bất giác nghĩ đến nghề báo của mình, ấy là hướng về điều chánh thiện như gót chân của sư Minh Tuệ đang miệt mài trên con đường tu tập. Những bước chân hành lối thiện lương là sự tỉnh thức THÁI HÀ Hành trình ánh sáng Tác giả trong 1 lần tác nghiệp ẢNH: HỒNG VĨNH
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==