18 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM TÒA SOẠN DÃ CHIẾN Trong hải trình ra Trường Sa của đoàn công tác số 19 trên tàu Kiểm ngư KN-491 (tháng 5/2024), nhóm nhà báo - văn nghệ sỹ chúng tôi được tín nhiệm giao làm bản tin nhanh phát đều đặn hằng ngày trên tàu vào lúc 22 giờ. Sau khi Tổ công tác chính trị trên tàu họp báo, trên tinh thần tình nguyện, một tòa soạn dã chiến được thành lập cơ động, gọn nhẹ: Nhóm phóng viên, biên tập chương trình, kiêm phát thanh viên. Tổ phát thanh chỉ có 4 người, vừa biên tập, viết tin bài và đọc bản tin như một toà soạn thu nhỏ. Để làm bản tin hấp dẫn, ngoài hoạt động trong ngày của đoàn, có ghi nhanh, phỏng vấn, trò chuyện với cán bộ, chiến sỹ, người dân trên đảo. Xen kẽ có cả thơ, nhạc. Nhà văn Niê Thanh Mai - Biên tập viên Tổ phát thanh cho biết, ban đầu chúng tôi được giao làm một bản tin, nhưng khi tiếp xúc với các chiến sĩ chúng tôi thấy rất xúc động với câu chuyện, tình cảm của họ. Vì thế chúng tôi muốn truyền tải những câu chuyện đầy cảm xúc, những giọt nước mắt mà tôi góp nhặt được mỗi khi lên đảo để lan tỏa, kết nối các thành viên trong đoàn. Mỗi ngày, tổ phát thanh trên tàu KN 491 đều rất chăm chỉ. Trong tất cả chuyến đi lên các đảo, anh em tranh thủ phỏng vấn chiến sĩ, người dân và cả đại biểu trong đoàn. Khi vừa về đến tàu thì viết. Thu âm và xử lý kỹ thuật. Tất cả đều làm thủ công bằng điện thoại. Đến bài hát phát giữa các tin bài cũng phát từ điện thoại. “Lúc ấy, tổ chúng tôi phân công người chạy ra hành lang để nghe giọng đọc, âm lượng phát từ loa thế nào, chưa ổn thì vội vàng điều chỉnh. Có hôm đoàn giao lưu, liên hoan tưng bừng nhưng chúng tôi không bỏ lỡ chương trình. Dù buổi hôm đó phát thanh muộn hơn mươi phút” - chị Thanh Mai nhớ lại. Kỷ niệm nhớ nhất là buổi tối khi tàu KN-491 chia tay đảo Trường Sa, tổ phát thanh ai cũng sụt sùi nước mắt. Bản tin hôm ấy Nhà văn Niê Thanh Mai đọc, vừa đọc mà giọng chị cứ khàn đi, nước mắt cứ thế rơi xuống. Cảm giác Trường Sa yêu thương như máu thịt cứ cuộn lên trong lòng. Không thể nào quên được. Trên tàu, nhóm phóng viên tích cực lấy tư liệu viết bài. Tôi và nhà báo Đào Đức Hanh (Tổng Biên tập Báo Quân khu Hai) sục sạo khắp tàu, xuống nhà bếp tìm hiểu viết bài về tổ phục vụ. Ghi nhanh Bữa cơm giữa trùng khơi phát ở bản tin 22 giờ hôm ấy phác họa sự vất vả nhưng tận tình chu đáo của chiến sĩ để có cơm dẻo canh ngọt cho đoàn. Cuối bài báo có thông điệp của Tổ phục vụ muốn được gặp các anh, các chị em yêu nghề nấu ăn, nếu có thời gian thì xuống động viên, chia sẻ với chiến sĩ! Cảm nhận được sự vất vả ấy, hôm sau chị em không nề hà xuống bếp hỗ trợ tổ phục vụ trong suốt hải trình, trong đó có chị Vân Anh - Phó Tổng Biên tập báo Nam Định, NSND Hồng Phong và nhiều anh chị em khác. Hôm viết bài báo ấy, Tổng Biên tập Đào Đức Hanh cởi trần, kê vali dưới sàn tàu làm bàn để máy tính, lạch cạch gõ bài. Gõ xong anh đưa tôi tút lại, rồi tôi đọc cho cả phòng góp ý thêm trước khi gửi đến tổ phát thanh. Những tác phẩm báo chí của tôi sau này về hải trình Trường Sa cũng manh nha ra đời trên con tàu KN-491 vượt muôn trùng con sóng giữa đại dương như thế. Những ngày ấy, phóng viên trẻ Hải Đăng (Tạp chí Công nghiệp quốc phòng và Kinh tế), Nguyễn Hòa (Nông thôn ngày nay), anh em báo chí, truyền hình tỉnh Nam Định tích cực chụp ảnh, ghi hình, tổ chức tin bài về chuyến công tác. Nhiều bài được phát trên bản tin của tàu. NHỮNG CÂU CHUYỆN ĐẦY ẮP KỶ NIỆM Trở về từ chuyến hải trình, nhà báo Đào Đức Hanh viết Chuyến hải trình của những người yêu biển (dự thi Chuyện kể ở đại đội). Anh kể: Những câu chuyện ăm ắp kỷ niệm của chuyến hải trình ấy càng ý nghĩa hơn khi anh may mắn được biên chế ở Phòng 229 tàu KN-491. Phòng có 7 người gồm các văn nghệ sĩ, nhà báo, ai cũng háo hức được ra thăm đảo và tự xác định làm gì để góp phần bảo vệ chủ quyền biển đảo thiêng liêng của Tổ quốc. “Nghệ sĩ nhiếp ảnh Trương Vĩnh Sửu tuổi cao, đam mê sáng tạo những bức ảnh đẹp về sự vất vả, kiên trung của người lính và biển đảo. Nhà báo Nguyễn Tuấn, Báo Tiền Phong say mê tác nghiệp và sáng tạo; về đến cơ quan đã xuất bản loạt phóng sự “Trường Sa! Tiếng gọi thẳm sâu nơi lòng biển” khiến bạn đọc thổn thức con tim” - Nhà báo Đức Hanh viết. Một đêm ở trên boong tàu về, cao hứng, Đức Hanh hát vang bài Nếu em đến thăm đảo: “Ở đảo xa xôi, nơi đây tôi ước sao, có một ngày người thương tôi sẽ tới. Trong gió reo biển khơi, em thấy ngay đảo tôi, cả một nước non tuyệt vời…”. Nhạc sĩ Trọng Lưu hỏi, anh em có biết ai là tác giả bài hát ấy không? Chúng tôi đang ngỡ ngàng thì anh tiếp: “Của cụ thân sinh mình đấy - Nhạc sĩ Trọng Loan”. Chúng tôi reo lên, Nhạc sĩ của Lời ca dâng Bác, Người Châu Yên em bắn máy bay! Nhạc sĩ Trọng Lưu, như tôi kể trong một ký sự, đã hoàn thành rất nhanh hai ca khúc về Trường Sa ngay trong chuyến đi. Ca khúc Cảm xúc Trường Sa được phòng chúng tôi hát không có nhạc nền trong đêm giao lưu ở Trường Sa. Tư liệu chuyến hải trình Trường Sa được tôi thu thập, ghi chép, dựng thành loạt ký sự Trường Sa! Tiếng gọi thẳm sâu nơi lòng biển đăng trên Tiền Phong. Nhưng còn nhiều câu chuyện cảm động tôi chưa viết ra: Đó là những đêm trăng tuyệt đẹp ở Trường Sa, chúng tôi cùng nhau nằm ngắm trăng mê mải đến khuya trên boong tàu. Là nỗi nhớ và tình yêu của người lính đảo luôn sâu nặng và ngọt ngào. Là sự tận tình, trách nhiệm vô điều kiện của các ê kíp trên tàu trong suốt hải trình. Mỗi khi lên đảo, doanh nhân Trần Đức Cử và người bạn đời là chị Hạnh thường mặc chiếc áo cờ đỏ sao vàng. Anh tự hào, xúc động với hình ảnh chiến sĩ Trường Sa ngày đêm canh giữ biển đảo: “Họ đã truyền cảm hứng cho tôi, tôi sẽ truyền lại cho cán bộ, nhân viên của mình, tiếp thêm động lực sáng tạo, góp phần nhỏ vào công cuộc giữ gìn biển đảo Tổ quốc”. Anh Cử chia sẻ, chuyến đi thật ý nghĩa, anh muốn được đóng góp cho Trường Sa nhiều hơn nữa. Sau chuyến công tác, chị Thanh Thủy (PGS.TS Trần Thị Thanh Thủy, Phó Viện trưởng Viện Lãnh đạo học và Chính sách công, Học viện CTQG Hồ Chí Minh) viết trong nhóm: “Cảm ơn Minh Tuấn và anh em nhóm truyền thông đã tận tụy quan sát và đến với tâm trí anh chị em trong suốt hành trình (kể cả dẫn anh chị em vào giấc ngủ), và vẫn tiếp tục tận tâm phản ánh chi tiết những nỗ lực của cán bộ, chiến sĩ trên tàu Kiểm ngư 491. Phải kể đến anh em kíp bếp, kíp lái, kíp kỹ thuật, dẫn xuồng... Biết bao nhiêu lao động và cống hiến thầm lặng ở hậu trường để đoàn có một hải trình thuận lợi, bình an, ra về tự hào và thương nhớ!”. Đó là lời động viên rất lớn, nhưng cũng là đòi hỏi để chúng tôi nỗ lực, có nhiều tác phẩm hay hơn nữa về Trường Sa. n Kỷ niệm nhớ nhất là buổi tối khi tàu kiểm ngư KN491 chia tay đảo Trường Sa, tổ phát thanh ai cũng sụt sùi nước mắt. Bản tin hôm ấy nhà văn Niê Thanh Mai đọc, vừa đọc mà giọng cứ khàn đi, nước mắt cứ thế rơi xuống. Cảm giác Trường Sa yêu thương như máu thịt cứ cuộn lên trong lòng. NGUYỄN TUẤN “Mỗi bài đều gửi gắm thật nhiều tình cảm với Trường Sa, với những con người trên đảo luôn vượt lên khó khăn, thiếu thốn, vất vả hàng ngày. Mỗi đoàn công tác đều để lại nhiều tình cảm gắn bó. Giữa mỗi con người, cảnh vật, thiên nhiên đều có sự gắn kết của mầm sống, của sức mạnh tập thể trước thiên nhiên khắc nghiệt. Còn đọng trong ký ức là nụ cười, là niềm vui được gặp nhau trên cuộc đời này. Nhờ ngòi bút của các nhà báo, nghệ sĩ, cuộc sống trên đảo được tái hiện chân thực, lãng mạn và đẹp”. Một bạn đọc Đại tá Lê Hoàng Việt – Phó Chủ nhiệm Kỹ thuật Quân chủng Hải quân, Trưởng đoàn công tác số 19 cùng các nhà báo, văn nghệ sĩ, đại biểu ra Trường Sa Những ngày làm báo giữa đại dương Ê kíp phát thanh lúc 22 giờ trên tàu KN-491 (phải qua): Nghệ sĩ Trần Quang Nhất, Nhà văn Niê Thanh Mai, PGS.TS Trần Quang Diệu Đại úy Tống Văn Tùng và món quà của chị Trang ra thăm Trường Sa
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==