Tiền Phong số đặc biệt 21-6

14 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM TRẺ, THÍCH MẠO HIỂM VÀ THÍCH PHÓNG SỰ ĐIỀU TRA Sau khi tốt nghiệp Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông thuộc trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn), Đào Duy Khôi (sinh năm 2001) khởi đầu nghề báo với thể loại phóng sự điều tra tại một tờ báo có trụ sở tại Hà Nội. Khôi biết thể loại này là “trọng pháo” của mỗi tờ báo, luôn được sắp xếp ở các vị trí đẹp, trang trọng trên trang báo. Biết mình vẫn là lính mới trong nghề, nhưng Khôi vẫn dấn thân vì niềm đam mê dành cho phóng sự điều tra. So với những đồng nghiệp cùng trang lứa, Khôi cũng có chút lợi thế về trải nghiệm xã hội và kinh nghiệm giao tiếp ứng xử. Từ nhỏ, Khôi đã bán tạp hóa, tự lái xe đi khắp nơi giao hàng. Khi là sinh viên, Khôi cũng làm nhiều công việc khác nhau như chạy bàn, chạy xe ôm công nghệ… để kiếm thêm thu nhập. Và Khôi may mắn gặp được những người đàn anh luôn sẵn sàng chỉ bảo, giúp đỡ cho cậu phóng viên trẻ còn non kinh nghiệm. Đề tài điều tra đáng nhớ nhất Khôi từng làm là nạn khai thác cát trộm trên sông Hồng. Lần đầu đối mặt với những “cát tặc” là giang hồ, xã hội đen cộm cán, máu mặt, Khôi không tránh khỏi cảm giác hồi hộp, lo sợ. Khôi vẫn nhớ như in đêm hôm ấy, khi cả nhóm núp sau những gốc cây, bụi cỏ lau để chụp, quay lại cảnh khai thác cát trộm. Muỗi đốt chi chít cả chân tay nhưng không ai dám gãi. Mỗi tấm ảnh, cảnh quay thành công khi ấy đều quý như vàng. Sau đó, nhóm của Khôi lại bí mật bám theo xe tải chở cát tới Thái Nguyên để truy nguồn bán cát lậu. Ba giờ sáng, cả nhóm mới đến nơi. Vì quá mệt nên mấy anh em chia ra làm hai đội. Một đội thức để tác nghiệp, đội còn lại đặt lưng chợp mắt ở ngay vệ đường, rồi cứ thế đổi cho nhau. “Vất vả là vậy, nhưng cuối cùng, nhóm em cũng có được một sản phẩm ưng ý, khiến lực lượng cảnh sát đường thủy vào cuộc kiểm tra và xử lý những đối tượng trên”, Khôi cho biết. NG›P BÙN LẦY MỚI CÓ NGÀY TỎA SÁNG Tuy nhiên, những người trẻ cũng phải đối mặt với không ít thách thức khi tập làm phóng sự điều tra. Đỗ Thương Huyền (sinh năm 2003, hiện là sinh viên năm 3 của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông) chia sẻ, em rất hứng thú với thể loại báo chí điều tra, nhưng chưa có đủ kiến thức, bản lĩnh, vốn sống và mối quan hệ nên còn khá lo lắng. “Theo em, khi làm phóng sự điều tra, bên cạnh sự nỗ lực của bản thân, bắt buộc phải có người kinh nghiệm hướng dẫn, chỉ bảo. Trong trường, chúng em chưa được hướng dẫn cách làm phóng sự điều tra. Em cũng chưa có cơ hội tiếp xúc với những nhà báo đã có kinh nghiệm làm điều tra nên vẫn còn khá mông lung”, Huyền nói. Ngay cả khi chấp nhận mạo hiểm để tác nghiệp, người trẻ cũng dễ gặp nguy hiểm do thiếu cơ chế bảo vệ. Đoàn Thu Thủy, sinh viên năm 3 của Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông chia sẻ, hiện nay pháp luật chưa thừa nhận nhà báo khi tác nghiệp là người thi hành công vụ. Vì vậy, nếu xảy ra rủi ro trong quá trình tác nghiệp, nhà báo sẽ khó được bảo vệ. “Em được nghe kể về một số bạn thâm nhập vào những đường dây tội phạm để điều tra. Đến khi đường dây này bị công an phát hiện, họ lại trở thành phạm tội bất đắc dĩ dù đang tác nghiệp”, Thủy cho biết. Nguyễn Quốc Huy (sinh năm 2003, sinh viên năm 3 Học viện Báo chí và Tuyên truyền), hiện đang là cộng tác viên của một tờ báo có trụ sở tại Hà Nội lo lắng về những rủi ro xa hơn như người làm điều tra không biết mà công bố những tài liệu thuộc danh mục thông tin mật, người cung cấp thông tin tài liệu cung cấp sai, trái thẩm quyền… TS. Phan Văn Kiền - Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông cho hay, phóng sự điều tra là lĩnh vực mà những người trẻ phải đặc biệt cẩn thận khi tham gia. Theo TS. Phan Văn Kiền, phóng viên hay cộng tác viên trẻ luôn có sự nhiệt huyết, nhưng lại thiếu vốn sống, kinh nghiệm giao tiếp ứng xử, mối quan hệ và đặc biệt là khả năng ứng xử với đồng tiền. Bởi vậy, nhiều nhà báo trẻ dù đến với phóng sự điều tra với một niềm đam mê lớn và một cái tâm sáng, nhưng cuối cùng lại kết thúc sự nghiệp phía sau song sắt nhà tù vì không cưỡng lại được cám dỗ. Không chỉ vậy, những phóng viên, cộng tác viên trẻ còn có thể bị tha hóa bởi môi trường làm báo không phù hợp. Đó là khi người trẻ phải làm việc cho một tờ báo chuyên đi soi mói, dọa dẫm doanh nghiệp, hoặc không may bị dẫn dắt bởi một “tay đấm” chuyên nghiệp, chuyên đi “đánh đấm” để kiếm tiền. Khi vào nghề trong một môi trường tiêu cực như vậy, không khó hiểu khi nhiều người trẻ sớm sa ngã và vướng vòng lao lý. “Những người làm báo theo kiểu “báo đen” giàu lên rất nhanh, nhưng vào tù cũng rất nhiều. Và đáng buồn là trong số đó có rất nhiều người trẻ. Vì vậy, tôi khuyên những nhà báo tương lai hãy tham gia vào thể loại phóng sự điều tra một cách vừa phải, và nhất định phải có sự giám sát chặt chẽ của những nhà báo có thâm niên, luôn tuân thủ theo đạo đức nghề nghiệp”, TS Phan Văn Kiền nói. PGS.TS Hà Huy Phượng, giảng viên cao cấp Học viện Báo chí và Tuyên truyền cho rằng, các trường đào tạo báo chí có uy tín hiện nay đều trang bị cho sinh viên đầy đủ về kiến thức, kỹ năng làm báo, pháp luật và đạo đức báo chí - những thứ không thể thiếu với một phóng viên làm điều tra. “Nếu sinh viên nào cũng chăm chỉ trau dồi kiến thức, thực hành kỹ năng và rèn luyện đạo đức nghề nghiệp ngay từ trên ghế nhà trường, tôi tin rằng các em sẽ sớm trở thành nhà báo giỏi, nhất là trong lĩnh vực điều tra”, PGS.TS Hà Huy Phượng nói. Nhiều vất vả, khó khăn và cạm bẫy là vậy, điều gì khiến những nhà báo tương lai vẫn quyết tâm theo đuổi phóng sự điều tra? Với hai sinh viên của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là Nguyễn Bảo Thy (sinh năm 2002) và Nguyễn Quốc Huy (sinh năm 2003), đó là niềm tin vào điều tốt đẹp trong cuộc sống. “Chúng em tin rằng, qua những sản phẩm phóng sự điều tra, mình có thể làm những điều có ích cho cộng đồng, dù nhỏ thôi nhưng rất có ý nghĩa với chúng em”, Thy và Huy nói. n Với những sinh viên báo chí sắp tốt nghiệp hoặc phóng viên trÀ mới vào nghề, phóng sự điều tra luôn luôn có sức hấp dẫn khó cưỡng. Đó là thể loại đầy dụ mị, dễ nổi tiếng nhưng yêu cầu phải có nghiệp vụ tốt, biết vượt qua gian truân, nguy hiểm và cám dỗ… VIỆT KHÔI “Các bạn trÀ mới vào nghề báo đừng đợi trải nghiệm thực tiễn làm báo điều tra nhiều mới rút ra được những bài học kinh nghiệm. Cái giá của những bài học thực tế làm báo điều tra lớn lắm, có thể là cả sự nghiệp, hoặc thậm chí là tính mạng”. PGS.TS HÀ HUY PHƯỢNG TS Phan Văn Kiền, Viện trưởng Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông Đào Duy Khôi, cựu sinh viên Viện Đào tạo Báo chí và Truyền thông, hiện đang là cộng tác viên của một tờ báo có trụ sở tại Hà Nội PGS.TS Hà Huy Phượng, Giảng viên cao cấp Học viện Báo chí và Tuyên truyền “Đền thiêng” hấp dẫn và thách thức Hình ảnh thu tiền chênh khi làm căn cước công dân tại Văn Giang, Hưng Yên do phóng viên Ban Bạn đọc báo Tiền Phong ghi lại ẢNH: VIỆT KHÔI

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==