Tiền Phong số đặc biệt 21-6

10 NHÌN TỪ NGƯỜI TRẺ 99 21/6/1925 21/6/2024 NĂM KHI NÀO DÙNG AI? Bạn Bùi Hà Thương (sinh viên khoa BC&TT) nói những khi “bí” ý tưởng, nội dung bài viết thì lại “nhờ” đến ChatGPT để nó gợi ý các ý tưởng kèm theo những điều kiện như có văn nói, văn viết phù hợp với sinh viên báo chí, sử dụng ngôn ngữ báo chí, ngôn ngữ truyền thông… Cô bạn cho hay, khi đó, công cụ này đưa ra những khía cạnh khá hay mà bản thân sinh viên chưa kịp nghĩ tới. Thương cũng khẳng định, với kết quả trả lại từ ChatGPT, bạn không copy nguyên xi mà sẽ dựa theo gợi ý đó và “xào nấu” và “bỏ cái tôi” của mình vào. Còn Trần Thu Hà cho biết bạn nghi ngờ tính đúng đắn của ChatGPT nên ít dùng, có lúc dùng nó để khai mở đề tài nhưng cảm thấy nó gợi ý dữ liệu không hợp lý nên sau đó đã từ bỏ công cụ này. Trong khi đó, Thùy Trang (sinh viên ngành Truyền thông Đa phương tiện, Đại học Công nghệ TPHCM) tỏ ra dứt khoát khi cho hay chưa bao giờ dùng và không muốn dùng vì sợ sẽ lạm dụng nó, dẫn đến mất khả năng sáng tạo. Dù vậy, nữ sinh cũng cho rằng sau này khi hiểu hơn về AI thì cũng nên “mở lòng” với nó hơn. “Dù cho nó luôn tiềm ẩn nguy cơ gây lười nhác, làm mất đi tính sáng tạo nhưng nếu mình biết sử dụng đúng cách thì nó vẫn là một công cụ tốt”, Trang bày tỏ. Với Nguyễn Ngọc Thùy Linh, AI hiện nay cũng là phương tiện tốt, nhưng bản thân sinh viên báo chí và cả những người làm báo cần chủ động chắt lọc thông tin. SŸ D›NG AI THEO CÁCH THÔNG MINH NHrT Nguyễn Như Khương cho biết cậu sử dụng AI để đọc biểu đồ, nhập số liệu và yêu cầu nó phân tích. Đối với những tài liệu dài và phức tạp, AI giúp bạn gạn lọc và tóm lược thông tin. Chàng sinh viên cho rằng AI hỗ trợ rất chính xác và đúng trọng tâm trong việc tính toán, phân tích và tổng hợp số liệu. Tuy nhiên, các nhận xét và kết luận cuối cùng vẫn do Khương thực hiện. Hà Thương tin rằng AI có khả năng sáng tạo và hữu ích, nhưng cô bạn đánh giá mức độ tin tưởng chỉ ở khoảng 10 - 20%. Nữ sinh cho rằng sản phẩm do con người tạo ra chứa đựng cảm xúc và cái tôi, do đó việc chỉnh sửa và chắt lọc thông tin từ AI là cần thiết để đảm bảo sự chính xác và phù hợp với ý tưởng cá nhân. Bạn cũng cho rằng người biết sử dụng AI có lợi thế về tốc độ, với khả năng gợi ý chủ đề trending và chuẩn SEO nhanh chóng. Với nhà báo, điều này giúp tiết kiệm thời gian nghiên cứu và tập trung vào việc sáng tạo nội dung chất lượng. “Từ trải nghiệm của mình, việc nghĩ ra ý tưởng, content để đạt được độ lan tỏa cao đòi hỏi rất nhiều yếu tố và mất nhiều thời gian. Ưu thế của ChatGPT là nó có thể nắm bắt và phân tích rất nhanh thông tin, do đó những gợi ý từ nó sẽ giúp mình kha khá thời gian nghiên cứu. Về phần mình, tất nhiên sẽ kiểm chứng, đánh giá xem đâu là thông tin phù hợp, chính xác, có ích cho công việc”, nữ sinh nói. Trong khi đó, Nguyễn Ngọc Thùy Linh cho rằng việc sử dụng AI để viết bài và sau đó bản thân kiểm tra lại là giải pháp có thể giúp tiết kiệm thời gian nghiên cứu. Theo bạn, ChatGPT có thể nắm bắt và phân tích thông tin rất nhanh, từ đó cung cấp những gợi ý hữu ích. Tuy nhiên, việc kiểm chứng và đánh giá thông tin vẫn là trách nhiệm của người dùng. Bản thân thích thú với việc được tiếp cận và làm việc trên nhiều nền tảng truyền thông xã hội khác nhau như YouTube, TikTok… Nữ sinh kỳ vọng các cơ quan báo chí sẽ tạo điều kiện cho các sinh viên báo chí phát triển kỹ năng trên đa nền tảng, từ đó có thêm nhiều chiều hướng mới để phát triển trong tương lai. HÀNH TRANG “SỐNG CÒN” TRONG THỜI ĐẠI AI Trước làn sóng phát triển mạnh mẽ của công nghệ AI, Hà Thị Thu nhìn nhận trong thời buổi làm báo theo xu hướng tích hợp hiện nay, người làm báo cũng cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng “tích hợp” như vừa viết, vừa dẫn, vừa biên tập. “Điều này có thể giúp các bạn sinh viên cạnh tranh hơn thay vì chỉ biết viết, chụp ảnh, hay chỉ dẫn chương trình”, Thu nêu ý kiến. Là những người trÀ theo đuổi công việc làm báo trong thời buổi bùng nổ công nghệ số, các bạn đã và đang từng bước tiếp cận, tận dụng những tiện ích mà trí tuệ nhân tạo (AI) mang đến để tạo nên những sản phẩm báo chí sáng tạo, hấp dẫn mà vẫn đảm bảo tính chuẩn mực. Các bạn sinh viên khoa Báo chí và Truyền thông (BC&TT), Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia (ĐHQG) TPHCM đã có những chia sÀ thú vị về chủ đề này. “Khi mình đã có đủ lượng thông tin cần thiết, đã tạo được những cảm xúc trong bài viết của mình thì mình có thể nhờ ChatGPT xuất thành một bài hoàn chỉnh sẽ tốt hơn. Điều này cũng tựa như việc mình làm chủ AI, không để AI làm chủ mình”. Nữ sinh TRẦN THỊ THANH THẢO Bùi Hà Thương chia sÀ ý kiến tại buổi thảo luận về chủ đề báo chí với AI ẢNH: NGÔ T—NG Các bạn sinh viên có buổi thảo luận sôi nổi quanh chủ đề báo chí với AI ẢNH: NGÔ T—NG Ký giả tương lai trong làn sóng NGÔ T–NG - PH— QUANG AI

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==