Tiền Phong số 81

8 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ n Thứ Năm n Ngày 21/3/2024 NGÀY ĐỊNH MỆNH Gần 5 năm qua, anh Tạ Ngọc Trọng (SN 1993, nguyên nhân viên VQG Chư Yang Sin, Đắk Lắk, nay đã chuyển công tác về TP Đà Nẵng), vẫn chưa quên ngày định mệnh của đời mình: 26/1/2018. Đây là thời khắc anh cùng đồng nghiệp chạm trán nhóm lâm tặc hung hãn, có súng đạn và chó săn. Trong cuộc chạm mặt này, anh Trọng bị dính 4 phát đạn vào cánh tay phải, suýt phải bỏ mạng nơi “rừng thiêng nước độc”. Nhớ về ngày ấy, anh Trọng rợn cả người. Ngày 24/1/2018 (giáp Tết), anh Trọng nhận được quyết định tham gia đoàn tuần tra, truy quét lâm tặc ở các “điểm nóng”. Đoàn gồm 12 kiểm lâm viên và các hộ dân nhận khoán bảo vệ rừng, thời gian truy quét 1 tuần. Chuyến tuần tra bắt đầu bằng việc 2 lần vượt sông, cộng thêm chặng đường xa phải cuốc bộ cả buổi sáng. Hai ngày trôi qua bình yên cho đến sáng ngày thứ 3 (tức 26/1). “Lúc ấy, nghe tiếng chó săn, chúng tôi lần theo dấu vết các đối tượng săn thú. Khi giáp mặt, chúng tôi bắn súng chỉ thiên để trấn áp. Tuy nhiên ngay lập tức, lâm tặc nổ súng chống trả. Thấy chó săn bị tiêu diệt, nhóm lâm tặc hung hãn hơn, rượt đuổi, nã súng quyết liệt vào tổ tuần tra. Trên đường rút lui, tôi bị trúng đạn, máu túa ra đẫm hết cánh tay áo. Người tôi lả dần, hai đồng đội phải dìu tôi đi trước, các thành viên trong đoàn tiếp tục yểm trợ phía sau”, anh Trọng kể lại. Do đường rừng hiểm trở nên phải hơn 8 tiếng sau khi bị bắn, anh Trọng mới được đưa đến bệnh viện. Với 4 viên đạn găm vào tay, anh Trọng may mắn giữ được mạng sống, nhưng thương tật vĩnh viễn 25%. Sau 3 tháng điều trị, sức khỏe ổn định, anh Trọng tiếp tục về đơn vị công tác. Lãnh đạo VQG Chư Yang Sin làm hồ sơ đề nghị giải quyết chế độ thương binh cho anh, nhưng chưa được cơ quan chức năng giải quyết vì cho rằng, hồ sơ, tài liệu chưa thể hiện tính cấp bách, hành vi nguy hiểm xảy ra. “Trong hồ sơ thể hiện tôi bị thương trong lúc làm nhiệm vụ. Tính cấp bách trong tình huống trên đã thể hiện rõ khi đối tượng nổ súng chống trả đoàn tuần tra. Tôi cũng làm đơn gửi các cấp và cả ngoài trung ương. Máu của người giữ rừng đã đổ, tôi mong cơ quan chức năng xem xét thấu đáo, đảm bảo quyền lợi không chỉ của tôi mà những người khác nữa. Để khi chạm trán với kẻ xấu, họ sẵn sàng chiến đấu tới tận cùng”, anh Trọng tâm tư. Chia sẻ cơ duyên với nghề giữ rừng, anh Trọng cho hay, sinh ra, lớn lên ở huyện Krông Bông - nơi có “lá phổi xanh” VQG Chư Yang Sin. Tình yêu rừng dẫn lối anh theo ngành Kỹ sư lâm sinh. Năm 2015, anh về làm nhân viên bảo vệ rừng tại VQG Chư Yang Sin. 5 VIÊN ĐẠN TRONG NGƯỜI VÀ NỖI ĐAU AI THẤU Cứ mỗi lần trái gió trở trời, anh Ngô Đức Liên (SN 1983, nhân viên VQG Chư Yang Sin) lại đau Giáp mặt với nhóm lâm tặc manh động có trang bị súng đạn, nhiều nhân viên bảo vệ rừng Vườn Quốc gia (VQG) Chư Yang Sin (Đắk Lắk) dính đạn găm vào người. Di chứng tới 25% thương tật, có trường hợp vẫn còn 5 viên đạn trong người nhưng hành trình đòi quyền lợi rất gian nan… nHUỲNH THỦY PHÓNG SỰ KHỐC LIỆT CUỘC CHIẾN GIỮ RỪNG: Lực lượng kiểm lâm VQG Chư Yang Sin ăn cơm nắm giữ rừng Kỳ 2: Quyền lợi lẩn khuất đâu đó… MÀU SẮC MỚI Đầu năm 2024, nhiều chương trình truyền hình trở lại, hứa hẹn một năm bùng nổ. Bên cạnh các cuộc thi âm nhạc, tìm kiếm tài năng âm nhạc, người mẫu, chương trình khai thác đề tài gia đình được đầu tư sản xuất và phát sóng ngay từ đầu năm như Nhà ta là nhất, Mẹ siêu nhân, Mẹ vắng nhà- Ba là siêu nhân… Mẹ siêu nhân là chương trình truyền hình thực tế giúp khán giả quan sát về hành trình nuôi dạy con của những người mẹ nổi tiếng, hoạt động trong lĩnh vực nghệ thuật. Khán giả chứng kiến cuộc sống thường ngày của các cặp mẹ con đáng yêu. Họ có với nhau trải nghiệm và những hoạt động ý nghĩa, cùng lưu lại những kỷ niệm đẹp trên hành trình trưởng thành. Mẹ vắng nhà - Ba là siêu nhân xoay quanh việc chăm sóc con cái của các ông bố là người nổi tiếng khi vợ vắng nhà. Khách mời là những cặp bố con nghệ sĩ nổi tiếng, người có ảnh hưởng với giới trẻ trên mạng xã hội. Khán giả hưởng ứng gameshow này, bởi người chơi thể hiện sự cảm thông với những người vợ, biết san sẻ nỗi vất vả với bạn đời trong quá trình chăm con nhỏ. Theo thể thức, các ông bố sẽ phải chăm con một mình trong 48 tiếng khi vợ vắng nhà. Bố và con sẽ thực hiện nhiệm vụ mà mẹ mong muốn với nhiều yếu tố thực tế, hài hước, đáng yêu, qua đó truyền tải thông điệp ý nghĩa về tình cảm cha con và tầm quan trọng của người cha trong quá trình nuôi dạy con cái. Nhà ta là nhất không xoay quanh các gia đình nghệ sĩ, đó là những cuộc thi nhỏ để tranh thưởng giữa các gia đình tham gia. Mỗi tập sẽ có ba gia đình với các thành viên từ thế hệ từ ông bà, cha mẹ cho đến con cháu. Thông qua các phần thi, cha mẹ được lắng nghe con chia sẻ suy nghĩ, quan điểm… từ đó, cha mẹ sẽ tiến gần hơn với thế giới của con. SỨC HÚT TỪ ĐIỀU GIẢN ĐƠN Nội dung của những gameshow gia đình đều hướng đến việc gắn kết các thành viên thông qua những trò chơi hoặc nhiệm vụ nho nhỏ. Những hình ảnh ấm áp về gia đình, những em bé dễ thương luôn gây ấn tượng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, một số nhà sản xuất tập trung khai thác những góc khuất và bí quyết giúp các gia đình bước qua thử thách để cùng nhau giữ gìn mái ấm. Một số chương trình còn mời chuyên gia tâm lý để hỗ trợ giải quyết vấn đề, tìm cách gỡ rối, ổn định tâm lý và cho nhân vật những lời khuyên. Nhờ những lời tư vấn đó mà người trong cuộc đã “mở lòng”, cho nhau cơ hội để làm lại, thấu hiểu hơn. Chị Nguyễn Minh Anh (Hà Nội) thường sắp xếp quỹ thời gian xem truyền hình cùng chồng và hai con gái. Theo chị, khoảng thời gian này không chỉ thỏa mãn nhu cầu giải trí mà cũng là lúc để chị và chồng nhìn lại, sửa mình trong việc chăm sóc con. “Chương trình giúp tôi hiểu thêm về cách chơi với con, nói chuyện với con từ đó hiểu hơn nhu cầu của con. Nếu không xem chương trình, có lẽ tôi không hiểu được những nhu cầu rất đơn giản của trẻ”, chị Minh Anh cho biết. Khán giả Dương Anh Đạt nhìn nhận, gameshow gia đình nhẹ nhàng giúp anh hiểu được sự vất vả của vợ khi một mình chăm sóc con. “Trước đây, tôi không để tâm đến việc chăm con, cứ nghĩ việc này rất đơn giản, một mình vợ Một số chương trình truyền hình trong năm 2023 khiến khán giả “ngộp thở” vì vô vàn chiêu trò câu khách. Từ đầu năm 2024, những chương trình truyền hình thực tế, gameshow về gia đình lên sóng mang đến trải nghiệm thú vị, ấm áp. Làn gió mới từ nhiều chương trình truyền hình về gia đình ẢNH: PV Sự yêu thích của khán giả cho thấy gameshow không cần thiết nặng chiêu trò Làn gió mới của gameshow về

RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==