THỜI SỰ 3 n Thứ Năm n Ngày 21/3/2024 Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu cho biết, đây là cơ hội để DN hai bên cùng trao đổi, học hỏi kinh nghiệm, kết nối tìm kiếm cơ hội hợp tác kinh doanh. Sóc Trăng hội tụ rất nhiều lợi thế cạnh tranh, đặc biệt với định hướng cảng nước sâu Trần Đề trong tương lai, đây là cửa ngõ ra biển của vùng Đồng bằng sông Cửu Long; đầu mối của vùng về nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ, logistics. Sóc Trăng tập trung ưu tiên thu hút đầu tư vào lĩnh vực có tiềm năng, thế mạnh, gồm: Dịch vụ logistics gắn với cảng biển, hạ tầng công nghiệp - đô thị, nông nghiệp công nghệ cao, du lịch, năng lượng tái tạo… “Hy vọng sau sự kiện này, sẽ có nhiều DN Trung Quốc tới Sóc Trăng đầu tư, kinh doanh; mở rộng mạng lưới phân phối, tiêu thụ sản phẩm, hàng hóa của tỉnh vào thị trường Trung Quốc. Địa phương cam kết đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư, DN tới làm ăn kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất”, ông Lâu nói. Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM Ngụy Hoa Tường cho biết, Trung Quốc là một thị trường siêu lớn với 1,4 tỷ dân, có nhu cầu rất lớn với các mặt hàng nông, thủy sản. Năm 2023, Trung Quốc tiếp tục là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam về nông, lâm, thủy sản với 12,2 tỷ USD. Với chuyến đi này, ông Tường nhận định, các DN Trung Quốc có thể đầu tư hợp tác tốt trên địa bàn tỉnh Sóc Trăng, với nhiều tiềm năng, đặc biệt là nông sản. “DN Trung Quốc mong muốn trao đổi với chuyên gia lúa gạo của Việt Nam để tìm hiểu cơ hội hợp tác sâu rộng hơn, nhất là trong việc trồng lúa và tăng giá trị lúa gạo, trong bối cảnh xâm nhập mặn đang diễn ra”, ông Tường nói. Tại buổi gặp gỡ, các DN hai bên đã trao đổi, tìm hiểu cơ hội hợp tác kinh doanh. Lãnh đạo tỉnh Sóc Trăng yêu cầu các sở, ngành ghi nhận ý kiến DN đã nêu để khẩn trương hỗ trợ, giải quyết và báo cáo lại kết quả cho UBND tỉnh. Trong số 50 tập đoàn, công ty Trung Quốc tham gia đoàn lần này, có nhiều DN mạnh về nông - lâm - thủy sản, logistics. Sóc Trăng có thế mạnh về các sản phẩm nông nghiệp, trong khi Trung Quốc là thị trường tiêu thụ lớn, nên cơ hội hợp tác, đầu tư, kinh doanh giữa DN hai bên rất tiềm năng. Ông Dương Hồng Bắc, đại diện chủ đầu tư khu công nghiệp Trần Đề, đã giới thiệu với các DN Trung Quốc về lợi thế của khu công nghiệp này, đặc biệt vào những lĩnh vực như công nghiệp chế biến thực phẩm, chế biến nông sản; các ngành về cơ khí, sửa chữa, đóng tàu; dịch vụ nuôi trồng thủy hải sản, logistics… Hiện một số sản phẩm bánh pía - lạp xưởng có nhãn mác Tân Huê Viên (huyện Châu Thành, Sóc Trăng) đang được các trang mạng xã hội của Trung Quốc rao bán, nhưng không phải sản phẩm của nhà sản xuất này. “Chúng tôi muốn Tổng lãnh sự quán Trung Quốc tại TPHCM hướng dẫn doanh nghiệp xuất khẩu sản phẩm theo đường chính ngạch. Hiện công ty vừa xuất khẩu tiểu ngạch, vừa chính ngạch, nên rất lộn xộn”, ông Thái Tuấn, Tổng giám đốc Cty TNHH Chế biến thực phẩm bánh pía - lạp xưởng Tân Huê Viên. NHẬT HUY Ngày 20/3, UBND tỉnh Sóc Trăng tổ chức buổi gặp gỡ giữa doanh nghiệp (DN) địa phương với 50 DN lớn của Trung Quốc tới địa phương tìm cơ hội hợp tác, đầu tư, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất, tiêu thụ nông sản. Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng Trần Văn Lâu (ngoài cùng bên trái) giới thiệu cho DN Trung Quốc những sản phẩm chủ lực của tỉnh Sầu riêng là sản phẩm nổi tiếng của tỉnh Sóc Trăng được các DN Trung Quốc quan tâm Địa phương cam kết đồng hành, tạo mọi điều kiện thuận lợi để nhà đầu tư, DN tới làm ăn kinh doanh đạt hiệu quả cao nhất”. Ông TRẦN VĂN LÂU, Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng 50 DN TRUNG QUỐC ĐẾN SÓC TRĂNG TÌM CƠ HỘI ĐẦU TƯ: Cam kết đồng hành, tạo điều kiện để nhà đầu tư đạt hiệu quả cao nhất Thanh tra thị trường vàng, xử nghiêm hành vi thao túng Ngày 20/3, Thủ tướng Phạm Minh Chính ký Công điện yêu cầu tăng cường các biện pháp quản lý thị trường vàng. Trong đó, Thủ tướng yêu cầu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) rà soát kỹ lưỡng, toàn diện khung khổ pháp lý, cơ chế, chính sách liên quan đến quản lý thị trường vàng và hoạt động kinh doanh vàng miếng, vàng trang sức... Thực hiện ngay việc tổng kết thực hiện Nghị định số 24/2012/NĐ-CP về quản lý hoạt động kinh doanh vàng để kịp thời đề xuất cấp thẩm quyền xem xét sửa đổi, bổ sung các quy định. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu NHNN thực hiện ngay việc thanh tra, kiểm tra đối với thị trường vàng, hoạt động của các doanh nghiệp kinh doanh vàng, các cửa hàng, đại lý phân phối và mua bán vàng miếng và các chủ thể khác tham gia thị trường; xử lý nghiêm các hành vi vi phạm theo quy định pháp luật, nhất là các hành vi buôn lậu vàng qua biên giới, trục lợi, đầu cơ, thao túng, lợi dụng chính sách đẩy giá của các tổ chức, cá nhân… gây mất ổn định, an toàn thị trường vàng. Trường hợp phát hiện hoạt động kinh doanh vàng có dấu hiệu vi phạm pháp luật, kịp thời chuyển tài liệu, hồ sơ cho cơ quan chức năng để xử lý nghiêm, công khai, minh bạch theo quy định pháp luật. VĂN KIÊN CHUYỆN HÔM NAY Cùng với sự hồi phục mạnh mẽ về đơn hàng xuất khẩu, một trong những tín hiệu vui đầu năm con rồng là vài ngày qua, nhiều doanh nghiệp, tập đoàn kinh tế đa quốc gia đã chọn Việt Nam là điểm đến để tìm kiếm cơ hội đầu tư. Trong đó, đáng chú ý là 50 doanh nghiệp lớn của Trung Quốc trong ngành nông lâm, thủy sản, logistics… đang có chuyến thăm và kết nối giao thương với một số tỉnh, thành khu vực Đồng bằng sông Cửu Long. Cùng lúc đó, một đoàn doanh nghiệp khác chuyên về công nghệ cao, năng lượng, hàng không, quốc phòng, nông nghiệp, thực phẩm... đến từ Hoa Kỳ, số lượng hùng hậu không kém cũng đang nghiên cứu thị trường, mở rộng đầu tư tại Việt Nam... Cả hai đàn “đại bàng” đến từ hai nền kinh tế hàng đầu thế giới, cùng lúc có mặt để tìm cơ hội là minh chứng thuyết phục nhất về một đất nước Việt Nam nhiều tiềm năng phát triển, một điểm đến lý tưởng để “làm tổ” với một môi trường đầu tư vô cùng hấp dẫn. Đó là sự ổn định về an ninh chính trị, hạ tầng kỹ thuật ngày càng hoàn thiện, lực lượng lao động trẻ luôn dồi dào và nguồn tài nguyên khoáng sản phong phú, đặc biệt là trữ lượng đất hiếm đứng thứ hai thế giới (chỉ sau Trung Quốc), mở ra nhiều cơ hội phát triển ngành công nghiệp vi mạch - bán dẫn. Vì lẽ đó, vài năm trở lại đây, đã có không ít đại bàng quyết định chọn Việt Nam để làm tổ. Các tập đoàn hàng đầu như CocaCola, SamSung, Cargill… rót hàng tỷ USD vào Việt Nam. Tập đoàn Apple đã hoàn tất việc chuyển 11 nhà máy sản xuất các thiết bị nghe nhìn vào Việt Nam. Các đối tác của Apple gồm Foxconn, Luxshare và Goertek cũng đồng loạt mở rộng đầu tư tại Việt Nam. Tập đoàn Intel đầu tư mở rộng nhà máy kiểm định chip tại TPHCM với giá trị đầu tư lên tới 4 tỷ USD. Chuỗi cung ứng bán dẫn Amkor Technology (Mỹ) đặt nhà máy tại Bắc Ninh đã chính thức hoạt động từ tháng 10/2023 với tổng vốn đầu tư lên tới 1,6 tỷ USD… Việc ngày càng nhiều tập đoàn đa quốc gia, các doanh nghiệp lớn đến từ các quốc gia phát triển như Mỹ, Nhật, Hàn Quốc…chọn Việt Nam là điểm đến không chỉ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng thu ngân sách quốc gia mà còn mở ra nhiều cơ hội cho cộng đồng doanh nghiệp trong nước từng bước tiếp cận với công nghệ sản xuất hiện đại, đặc biệt là giải quyết công ăn việc làm cho lực lượng lao động, từ đó nâng cao chất lượng đời sống dân sinh. Tuy nhiên, thực tế tại nhiều nước chỉ ra, đón đại bàng đến làm tổ đã khó. Làm thế nào để giữ chân, để các doanh nghiệp nước ngoài gắn bó và luôn xem Việt Nam là quê hương thứ hai, trở thành một mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu lại càng khó hơn. Các cam kết của Chính phủ về việc luôn đồng hành, tạo điều kiện thuận lợi để các tập đoàn đầu tư kinh doanh hiệu quả tại Việt Nam, sẵn sàng giải quyết những thách thức… là rất cần nhưng quan trọng chưa đủ. Nhiều chuyên gia đã chỉ rõ, để các doanh nghiệp nước ngoài an tâm mở rộng đầu tư, Việt Nam cần làm nhiều hơn nhằm giữ vững môi trường đầu tư ổn định, chú trọng công tác đào tạo, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển kinh tế xanh, chuyển đổi số... và luôn đảm bảo nguyên tắc hài hòa lợi ích giữa người dân, doanh nghiệp, Nhà nước và nhà đầu tư. HUY THỊNH Đón “đại bàng”
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==