9 n Thứ Tư n Ngày 6/11/2024 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ Một không gian rộng chừng 40m2 với rất nhiều đồ nghề như dao, kéo, thước kẻ, máy sấy và những chai, lọ đủ sắc màu đựng hoá chất, sơn, dung dịch làm sạch... Trên tay các nhân viên là những chiếc ví, túi xách của các thương hiệu xa xỉ như Chanel, Louis Vuitton, Hermes… Họ cẩn thận lau chùi, đánh bóng từng chi tiết dù là nhỏ nhất, ân cần như bác sĩ đang chăm sóc cho bệnh nhân. Cầm lên một chiếc túi da bò vân caviar (vân hạt trứng cá tầm - PV) của Chanel có giá khoảng 50 - 60 triệu đồng, anh Nghĩa vừa “chẩn đoán” bệnh, vừa đưa ra hướng “điều trị”. Theo anh, bề mặt da đang có vài vết xước, vân trứng cá bị mòn, mờ, những đường chỉ khâu bị mốc, các phụ kiện kim loại như logo và khoá bị xỉn màu do lâu không bảo dưỡng. Để khắc phục, đầu tiên, da sẽ được vệ sinh bằng các dung dịch chuyên dụng để loại bỏ nấm mốc. Với những vết xước ăn sâu vào bề mặt và tạo thành “sẹo”, người thợ sẽ dán keo bạc trám vào đó trước khi sơn bả, tức quá trình sơn kèm theo bả matit để làm nhẵn, mịn bề mặt. Sơn bả đòi hỏi tay nghề của thợ phải cao, vì chỉ quá tay một chút là sẽ tạo ra những vết “sẹo lồi”, rất khó để khắc phục. Hay nói vui là “chữa lợn què thành lợn… liệt”! “Vân hạt trứng cá bị mờ sẽ được xử lý bằng cách chấm sơn lên từng hạt một, để đảm bảo cho màu sắc giữa các hạt được đồng đều. Sau đó, túi được để khô trong 1-2 ngày. Khi túi đã khô, chúng tôi phết dung dịch dưỡng khắp bề mặt da để cấp ẩm, lấy lại độ mềm cho da. Cuối cùng là công đoạn đánh bóng”, anh Nghĩa nói. Còn các phụ kiện kim loại xỉn màu sẽ được tháo rời để xi mạ, đánh bóng rồi nhúng vào một dung dịch đã được điện phân để phục hồi màu vàng ban đầu, sau đó mới lắp ráp lại. Anh Nguyễn Đức Phi Hùng, một trong những nhân viên quản lý kỹ thuật của Morino, cũng lấy ra một chiếc vali du lịch trị giá khoảng 90 triệu đồng của Louis Vuitton để “bắt bệnh”. “Bề mặt của chiếc vali này được phủ da canvas - loại da nhân tạo được làm từ cây bông hoặc gai dầu, với một lớp cốt bên dưới được làm từ vải canvas. Khác với da bò, da canvas dễ bị bong, tróc hơn. Phương pháp khắc phục tốt nhất là thay những miếng da mới, vì việc dùng dung dịch dưỡng hay dán hoặc sơn lại sẽ không hiệu quả với da nhân tạo”, anh Hùng nói. Nghe xong, anh Nghĩa khẽ gật gù, hài lòng với “cánh tay phải” của mình. TRĂM HAY KHÔNG BẰNG TAY QUEN Trong nghề sửa chữa, phục chế đồ da hàng hiệu, mọi công đoạn đều có trình tự và quy tắc rõ ràng. Bởi khi làm việc với những món đồ xa xỉ, một sai lầm nhỏ cũng sẽ phải trả giá rất đắt. Dường như có rất ít chỗ cho sự sáng tạo, bay bổng. Theo anh, nếu muốn theo đuổi nghề này, các bạn trẻ cần phải nằm lòng một câu “châm ngôn” của ngành thủ công mỹ nghệ: “Trăm hay không bằng tay quen”. Không có cách nào để đạt được sự cẩn thận, tỉ mỉ và chuyên nghiệp trong tay nghề bằng việc liên tục khổ luyện hàng ngày, hàng giờ. Nếu sai lầm hay vấp ngã, tuyệt đối không được nản chí. Bên cạnh việc rèn luyện, phải luôn luôn tìm tòi, học hỏi cái mới, không được bảo thủ hay “giấu dốt”. Còn nếu muốn tiến xa hơn trong nghề, chẳng hạn như xây dựng thương hiệu của riêng mình, thì kiến thức và kỹ năng chuyên môn là chưa đủ. Theo anh Nghĩa, các bạn trẻ phải trau dồi thêm kiến thức ở các lĩnh vực khác như quản trị kinh doanh, quản lý nhân sự, xây dựng chiến lược marketing, quảng bá thương hiệu… Đó là những kiến thức không thể thiếu trong thời đại truyền thông số bùng nổ mạnh như hiện nay. Bên cạnh đó, các kỹ năng mềm như giao tiếp, quản lý thời gian, lập kế hoạch… cũng quan trọng không kém. (Còn nữa) V.K Anh Nguyễn Trọng Nghĩa, nhà sáng lập của hệ thống Morino Anh Nguyễn Đức Phi Hùng đang phục chế một chiếc ví của thương hiệu Yves Saint Laurent (Pháp) “Trong lĩnh vực spa đồ hiệu, Việt Nam đang bị các nước khác bỏ lại khá xa. Vì vậy, để thu hẹp khoảng cách, không có cách nào ngoài việc luôn cầu thị và tha thiết học hỏi những điều mới. Để giúp Morino có vị thế như hiện nay, bí quyết của tôi chỉ có hai từ: học hỏi và khổ luyện”. Anh NGHĨA chia sẻ AI, XEM GÌ, Ở ĐÂU? n HÒA NHẠC CỦA HUYỀN THOẠI NHẠC KỊCH ÚC PHILIP QUAST. Con đường tôi đi (The road I took) diễn ra tối 7/11 tại Cung Văn hóa Hữu Nghị, Hà Nội. Khán giả sẽ được sống lại những giai điệu kinh điển, từ Stars trong Những người khốn khổ đến Pretty Women, Sweeney Todd - những tác phẩm góp phần tạo nên danh tiếng của Philip Quast. Ông từng 3 lần đạt giải Laurence Olivier Awards do Hiệp hội Sân khấu London trao cho nghệ sĩ xuất sắc hằng năm. Đây cũng là dịp tổng kết hành trình sự nghiệp đầy cảm hứng của nghệ sĩ kinh qua những sân khấu danh tiếng như Broadway và West End. Đêm diễn có sự góp mặt của hai nhạc sĩ, ca sĩ Anne Maree McDonald và Nicholas Gentile, cùng các bạn trẻ thuộc cộng đồng nhạc kịch Interstellar. Huyền thoại Philip Quast sẽ chia sẻ câu chuyện của cuộc đời ông và những kinh nghiệm với thế hệ trẻ say mê nhạc kịch của Việt Nam. Bộ ba nghệ sĩ còn chủ trì chuỗi hội thảo Culture in YOU - Điểm tựa văn hóa, Cầu nối nghệ thuật diễn ra từ 3-11/11, bao gồm các buổi giao lưu, nói chuyện tại Nhà hát Tuổi Trẻ, tại một số trường học tại Hà Nội. Philip Quast muốn giúp các bạn trẻ hiểu rõ hơn về giá trị bảo tồn văn hóa truyền thống trong bối cảnh hội nhập toàn cầu. Ông nhấn mạnh, giới trẻ Việt Nam không cần phải trở thành bản sao của các mẫu hình văn hóa phương Tây mà hãy là những “bản gốc” thể hiện bản sắc dân tộc. N.M.HÀ n HỒ QUỲNH HƯƠNG BẮT TAY ĐỒNG MÔN TRI ÂN CÔ GIÁO. Liveshow Thanh âm của lửa diễn ra lúc 20h00 ngày 9/11tại khuôn viên của Nhà hát Lớn, Hà Nội. Đêm nhạc có sự tham gia của Hồ Quỳnh Hương (ảnh), NSND Phạm Phương Thảo, ca sĩ Hoàng Quyên, Chu Thúy Quỳnh và một khách mời bí ẩn. Tất cả đều là học trò của NSND Hà Thủy - được mệnh danh là “phù thủy” dẫn dắt nhiều giọng hát đi tới thành công như Hoàng Hải, Hương Tràm, Văn Mai Hương… Từ 2014, bà là Chủ nhiệm khoa Thanh nhạc Trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội, giữ vai trò chuyên gia thanh nhạc cuộc thi Sao Mai năm 2000 đến nay. NSND Hà Thủy mang quân hàm đại tá, là Chỉ huy trưởng cơ sở 2 Trường ĐH Văn hóa Nghệ thuật Quân đội tại TP.HCM. Bà được coi là một trong những người khai phá lĩnh vực đào tạo thanh nhạc nhạc nhẹ gặt hái nhiều thành quả. NMH Philip Quast và các đồng sự tại Hà Nội ă gây chú ý thời gian gần đây không đủ điều kiện để dự thi, trong đó có phim của Trấn Thành và Lý Hải. Đại diện Việt Nam được lựa chọn là Ngày xưa có một chuyện tình, phim đang chiếu rạp của đạo diễn Trịnh Đình Lê Minh. Đạo diễn và đoàn làm phim sẽ ra mắt khán giả tại buổi chiếu 15h ngày 7/11 tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia. Các phim dự giải còn lại đến từ Thụy Sĩ, Nga, Bỉ, Thụy Điển, Đức, Estonia, Hàn Quốc, Iran, Ấn Độ. Các phim tham dự liên hoan được chiếu tại 3 cụm rạp, với tổng số 85 buổi chiếu, từ 7-11/11. Ngoài Trung tâm chiếu phim quốc gia, còn có BHD Star Cineplex và CGV Mipec Tower. Khán giả nhận vé xem phim miễn phí tại Trung tâm Chiếu phim quốc gia. Trong các buổi chiếu phim dự thi, phim Việt Nam và một số phim trong các chương trình khác, nghệ sĩ sẽ xuất hiện giao lưu với khán giả. Một số phim Việt Nam được chiếu dưới hình thức lưu động ngoài trời, phục vụ miễn phí tại các quận, huyện của Hà Nội. VIỆT NAM “XÂM CHIẾM” CHỢ DỰ ÁN PHIM Đây là lần thứ 5 Chợ Dự án phim diễn ra trong khuôn khổ HANIFF 2024, là nơi gặp gỡ, trải nghiệm của các nhà làm phim có mong muốn giới thiệu dự án với các nhà đầu tư, các chuyên gia sản xuất quốc tế đầu ngành. Năm nay, Chợ Dự án nhận được số lượng dự án tham dự kỷ lục - gần 70 dự án gửi từ hơn 20 quốc gia, vùng lãnh thổ. Nhà tổ chức không chỉ mời phim tác giả kén người xem, mà còn có sự tham gia của phim mang tính thương mại hơn. Chất lượng được nhận định là “rất cao và đa dạng” khiến BTC “phải mất rất nhiều thời gian và rất khó khăn” để chọn ra được 8 dự án tham gia. Riêng Việt Nam đã chiếm đến 4 dự án gồm: Tôi muốn thuê hoài mãi (nhà sản xuất Bùi Lê Nhật Tiên/đạo diễn McFloyd Nguyễn), Memento Mori: Nước (Marcus Mạnh Cường Vũ), Người khóc thuê (Đỗ Sơn/Đỗ Hà) và Lời nguyền máu (Nguyễn Phạm Hoàng Quân/Nestor Sanchez Sotelo). Bốn dự án còn lại thuộc về các nước Ấn Độ, Thổ Nhĩ Kỳ, Bangladesh và Malaysia. Ban tổ chức khẳng định không có sự thiên vị dành cho nước chủ nhà. Ông Vi Kiến Thành cho biết, giám tuyển gồm 4 thành viên: đạo diễn Nguyễn Phan Quang Bình (Việt Nam), nhà sản xuất Jodi Hildebrand (Mỹ), Thibaut Bracq (Pháp), Lee Jin Sung (Hàn Quốc) chọn 8 dự án được đánh giá có chất lượng tốt nhất chứ không phân biệt nước nào được bao nhiêu. Thứ trưởng Bộ VHTTDL Tạ Quang Đông phát biểu: “Điện ảnh Việt Nam những năm qua có những bước phát triển rất mạnh. Việc chúng ta chiếm một nửa số dự án trong Chợ Dự án phim trong đó bao gồm cả các nhà làm phim tên tuổi và các tác giả đầu tay là tín hiệu đáng mừng”. N.M.HÀ LHP Quốc tế Hà Nội? Ngày xưa có một chuyện tình tranh giải cùng 9 phim quốc tế ẢNH: PV Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII trao các giải thưởng như: Phim dài xuất sắc nhất trị giá 125 triệu đồng; Phim ngắn xuất sắc nhất trị giá 75 triệu đồng; Đạo diễn phim dài xuất sắc nhất trị giá 75 triệu đồng; Diễn viên nam/nữ chính xuất sắc nhất mỗi giải 75 triệu đồng; Giải thưởng của BGK cho phim dài trị giá 50 triệu đồng... Bên cạnh đó còn có các giải Mạng lưới các Ủy ban điện ảnh Châu Á (AFCNet), Giải phim Việt Nam được khán giả yêu thích trong chương trình phim Việt Nam đương đại và Bằng khen của UBND TP Hà Nội dành cho phim dài xuất sắc nhất.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==