8 VĂN HÓA - GIẢI TRÍ n Thứ Tư n Ngày 6/11/2024 ĐI KHẮP NƠI ĐỂ HỌC NGHỀ Dân chơi đồ hiệu tại Thủ đô có lẽ không lạ gì chuỗi hệ thống Morino của ông chủ Nguyễn Trọng Nghĩa. Suốt một thập kỷ qua, Morino luôn là “ông lớn” trong lĩnh vực chăm sóc, sửa chữa, phục chế đồ da hàng hiệu tại Việt Nam với 7 cơ sở trên toàn quốc. Tò mò về bí quyết thành công của người làm nghề sửa chữa vá víu đồ da này, tôi đến cơ sở số 2 của chuỗi hệ thống tại Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội) để gặp “thuyền trưởng” của Morino - anh Nguyễn Trọng Nghĩa. Anh Nghĩa kể, năm 2015, khi đang kinh doanh lĩnh vực vệ sinh giày thể thao, anh thấy nhu cầu sửa chữa, phục chế các loại đồ da hàng hiệu như túi xách, ví, vali, áo… cũng rất cao. Nhìn thấy tiềm năng phát triển của lĩnh vực này, anh và các nhân viên bắt đầu lên mạng tự tìm tòi, học hỏi cách sửa chữa, phục chế đồ da. Hệ thống Morino cũng ra đời từ đó. Nhưng thời gian đầu không mấy suôn sẻ. Làm việc với đồ da khó hơn rất nhiều so với giày thể thao, vì cấu tạo của những chiếc ví, túi xách, vali phức tạp hơn rất nhiều. Mỗi loại da lại có một cách vệ sinh, phục chế khác nhau. Chỉ một sai sót nhỏ cũng có thể làm hỏng cả món đồ hiệu đắt tiền. Anh nhận ra mình và các nhân viên cần phải được đào tạo bài bản hơn. Anh liền tìm và liên hệ với các xưởng chế tác ví, túi xách, giày da thủ công, xưởng bọc da nội thất xe hơi… rồi xin vào học việc. “Tôi muốn tự tay làm để hiểu tường tận về đặc điểm, tính chất, quy trình sản xuất và cách phục chế các loại da khác nhau, hay cấu tạo của những chiếc ví, túi xách… Trăm hay không bằng tay quen mà! Khi nắm được những điều này thì mới xây dựng được quy trình sửa chữa chuẩn, tránh phạm sai lầm”, anh Nghĩa nói. Không chỉ vậy, anh còn đi “bái sư” các thợ kim hoàn để học cách xi mạ các phụ kiện kim loại trên đồ hiệu. Sau mỗi buổi học, anh lại về cửa hàng truyền đạt lại kiến thức cho nhân viên. Mới đây, anh lại đi du học nước ngoài để nâng cao tay nghề. “Tôi vừa tham gia một khoá học phục chế đồ da tại Thâm Quyến, Trung Quốc. Sang đó mới thấy vẫn còn nhiều cái phải học quá. Càng đi nhiều, làm nhiều, tôi lại càng tha thiết học hơn nữa”, anh Nghĩa chia sẻ. THUẬT “CHẨN ĐOÁN” VÀ “ĐIỀU TRỊ” BỆNH CHO DA Anh Nghĩa dẫn tôi lên tầng 2- khu vực sửa chữa, phục chế đồ da để trực tiếp tham quan. Nghề sửa chữa, phục chế đồ hiệu đang ngày càng được nhiều bạn trẻ quan tâm vì mức thu nhập “khủng”có thể lên đến trăm triệu đồng mỗi tháng. Nhưng điều đó phải được đánh đổi bằng sự khổ luyện và học hành không ngừng nghỉ suốt nhiều năm trời. Một góc trong xưởng sửa chữa, phục chế đồ da hàng hiệu của anh Nguyễn Trọng Nghĩa NHẤT NGHỆ TINH, NHẤT THÂN VINH nVIỆT KHÔI KÝ SỰ Bài 3: Trầy vi, trốc vảy mới thành ông chủ sửa đồ da Hoa hậu Huỳnh Thị Thanh Thủy hoàn thành phần thi National Costume (Trình diễn trang phục dân tộc) ngày 3/11, thuộc khuôn khổ Miss International 2024. Cô diện trang phục truyền thống mang tên Lụa Nàng Sen. Bộ trang phục đến từ nhà thiết kế trẻ Bùi Công Thiên Bảo từng giành giải Nhì tại đêm thi Trang phục Văn hóa Dân tộc của Miss Grand Vietnam 2024. Lụa Nàng Sen gồm phần chính là chiếc áo dài làm từ lụa, được dệt từ những sợi tơ tinh tế lấy từ thân cây sen. Điểm nhấn ấn tượng của thiết kế là mô phỏng khung cửi dệt vải thủ công gắn phía sau lưng, mang theo hình ảnh của nghề dệt truyền thống. Trang phục truyền cảm hứng tình yêu dân tộc, yêu thiên nhiên đến cộng đồng. Phiên bản trang phục mà Thanh Thủy sử dụng lần này đã được nhà thiết kế tinh giản một số chi tiết nhằm giảm trọng lượng, nhưng vẫn giữ được cảm giác hoành tráng khi trình diễn. Đại diện Việt Nam thể hiện phong thái chuyên nghiệp, từng bước đi và động tác múa của cô đều toát lên vẻ thanh lịch, truyền tải trọn vẹn tinh thần của bộ trang phục, gây ấn tượng tốt với khán giả. Trước giờ bước lên sân khấu, Hoa hậu Thanh Thủy còn nhiệt tình hỗ trợ các đại diện khác chỉnh trang. Hình ảnh này được trang chủ cuộc thi Miss International chia sẻ. Phần thi Bán kết sẽ diễn ra vào 10/11. Đêm chung kết Miss International 2024 sẽ diễn ra vào ngày 12/11. ĐẠT NHI Hoa hậu Thanh Thủy giới thiệu trang phục dân tộc làm bằng tơ sen PHIM CỦA TRẤN THÀNH KHÔNG ĐỦ ĐIỀU KIỆN LHP Quốc tế Hà Nội (HANIFF) lần thứ VII khai mạc 19h50 ngày 7/11 tại Nhà hát Hồ Gươm, Đài PTTH Hà Nội truyền hình trực tiếp, livestream qua Facebook và TikTok. Lễ bế mạc và trao giải thưởng diễn ra vào 20h ngày 11/11, truyền hình trực tiếp trên VTV2. Hơn 100 đại biểu, khách mời quốc tế tham dự, trong đó có các cố vấn cho liên hoan bao gồm: ông Kim Dong Ho sáng lập và cựu chủ tịch của LHP quốc tế Busan, ông Chang Bok Sang, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc CJ Group Việt Nam, ông Philip Cheah, cố vấn chương trình cho nhiều LHP quốc tế và châu Á trong đó có LHP Quốc tế Thượng Hải, LHP Quốc tế Dubai… Ban tổ chức cho biết muốn mời một số ngôi sao điện ảnh quốc tế tham dự, họ cũng sẵn sàng nhận lời. Tuy nhiên, thời điểm tổ chức của HANIFF thường rơi vào tháng 11 và 12 trùng với mùa triển khai các dự án điện ảnh, nghệ sĩ quốc tế không thể sắp xếp lịch. Ông Vi Kiến Thành, Cục trưởng Cục Điện ảnh cho biết sẽ báo cáo lãnh đạo Bộ VHTTDL, những kỳ tiếp theo sẽ tổ chức vào tháng 5-6 để thu hút sao quốc tế. Một lý do khác cũng quan trọng không kém, đó là việc đáp ứng yêu cầu của sao quốc tế. Về yêu cầu khách sạn 5 sao, vé máy bay hạng thương gia thì không thành vấn đề, nhưng họ thường đòi hỏi phải kèm theo 3-5 trợ lý với yêu cầu tương tự về đi lại và ăn ở thì sẽ “rất khó cho những LHP dùng ngân sách nhà nước, không thể quyết toán cho các thành phần đi theo”. HANIFF 2024 nhận được 500 phim từ 51 quốc gia và vùng lãnh thổ (trong đó có Mỹ, Pháp, Thụy Điển, Nga, Đan Mạch, Na Uy, Trung Quốc, Nhật Bản, Philippines, Hungary, Colombia, Chile, Đức, Hàn Quốc, Sri Lanka, Thụy Sĩ, Bỉ, Tây Ban Nha, Iceland, Benin, Kazakhstan, Pakistan, Indonesia, Serbia, Hy Lạp, Ai Cập…) gửi tới tham dự. Tổng số phim được chọn vào các chương trình tại liên hoan bao gồm 65 phim nước ngoài và 52 phim Việt Nam. Hạng mục phim dự thi được tuyển chọn từ các nền điện ảnh trên thế giới, với điều kiện các phim chưa từng dự thi tại một LHP quốc tế nào ở châu Á đối với phim dài. Đây cũng là lý do khiến cho một số phim Việt Nam Liên hoan Phim quốc tế Hà Nội lần thứ VII với khẩu hiệu Điện ảnh Sáng tạo - Cất cánh diễn ra từ 7-11/11 tại Hà Nội. Cả thảy 117 phim của 51 quốc gia và vùng lãnh thổ sẽ được trình chiếu miễn phí. Ngày xưa có một chuyện tình là đại diện duy nhất của Việt Nam tham dự thi hạng mục phim dài. Thông tin được công bố tại họp báo ngày 5/11 tại Hà Nội. Phim Việt có gì đấu giải tại Các đại biểu trong và ngoài nước tham dự HANIFF ẢNH: HUẤN TRẦN Hai hội thảo trong khuôn khổ HANIFF 2024 bao gồm Tiêu điểm điện ảnh Đức diễn ra từ 9h ngày 8/11. Hội thảo trao đổi những bài học kinh nghiệm về sản xuất phim của điện ảnh Đức, cách khai thác đề tài mang tính con người, xã hội và nhân văn, phân tích cách kể chuyện đa chiều sáng tạo, xu hướng làm phim của điện ảnh Đức hiện nay. Ngày 9/11, hội thảo Phát triển sản xuất phim khai thác đề tài lịch sử và chuyển thể từ tác phẩm văn học sẽ đặt vấn đề đổi mới tư duy của các nhà làm phim khi khai thác đề tài lịch sử và đưa ra một số giải pháp nâng tầm và phát triển các dòng phim theo kinh nghiệm của quốc tế. Hoa hậu Thanh Thủy thi trang phục dân tộc tại Miss International
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==