5 KINH TẾ n Thứ Tư n Ngày 6/11/2024 1M2 ĐẤT LÚA CŨNG PHẢI ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG Sáng 5/11, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024 và phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; trong đó có tình hình thực hiện kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2024 và dự kiến kế hoạch đầu tư công vốn ngân sách nhà nước năm 2025. Theo đại biểu Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa - Giáo dục của Quốc hội, thời gian qua, dưới sự chỉ đạo quyết liệt của Chính phủ và Thủ tướng, việc triển khai thực hiện dự án đường bộ cao tốc Bắc - Nam và dự án đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch (Quảng Bình) đến Phố Nối (Hưng Yên) được triển khai tích cực, hiệu quả. “Trước đây, có những đoạn đường làm đến mấy nhiệm kỳ cũng không xong. Còn lần này, việc thực hiện các dự án trọng điểm rất nhanh, chưa khi nào chúng ta làm được như thế cả”, ông Hạ nói. Tuy nhiên, bên cạnh kết quả đạt được, ông Hạ cho rằng, kết quả giải ngân vẫn còn chậm. Cụ thể, theo báo cáo của Chính phủ, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công 9 tháng chỉ đạt 47,29%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 là 51,38%. Nguyên nhân được nhiều đại biểu chỉ ra do quy định của pháp luật còn nhiều vướng mắc, giá vật liệu san lấp tăng cao, cộng với tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, khiến việc giải ngân còn chậm. “Việc các dự án có chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa chỉ từ 1m2 vẫn phải lập báo cáo đánh giá tác động môi trường theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường làm tăng thêm thủ tục, gây khó khăn cho việc triển khai dự án”, đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn Hà Giang) phản ánh. Ngoài ra, theo đại biểu Đoàn Hà Giang, nhu cầu về đất san lấp, vật liệu xây dựng trong các dự án, nhất là dự án cao tốc hiện nay lớn nhưng nguồn cung không thể đáp ứng. Lý do là Luật Khoáng sản quy định tài nguyên đất hay đất đồi, đất san lấp (là khoáng sản) nên phải thực hiện theo quy trình, quy định, rất phức tạp, tốn nhiều thời gian. KỊP THỜI THAY THẾ CÁN BỘ TRÌ TRỆ Liên quan đến thực trạng trên, trong báo cáo giải trình ý kiến đại biểu Quốc hội nêu ra tại phiên thảo luận tại tổ, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT) Nguyễn Chí Dũng cho rằng, nguyên nhân khiến việc giải ngân chậm do phê duyệt chủ trương đầu tư và quyết định đầu tư một số dự án chưa phù hợp dẫn tới phải điều chỉnh nhiều lần. Bên cạnh đó, theo ông Dũng, do thị trường bất động sản có nhiều biến động, kế hoạch tổ chức đấu giá, thu tiền sử dụng đất chưa thực hiện được, dẫn đến một số địa phương hụt thu nên chưa có nguồn vốn để bố trí cho các dự án. Ngoài ra, Bộ trưởng KH&ĐT nêu tình trạng cán bộ, công chức, viên chức có biểu hiện né tránh, đùn đẩy công việc, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám tham mưu, đề xuất xử lý công việc; không thực hiện đầy đủ chức năng, quyền hạn trong thực thi công vụ gây ách tắc trong công tác tổ chức thực hiện, giải ngân vốn đầu tư công... Để đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công những tháng cuối năm, Bộ trưởng KH&ĐT đề nghị các cơ quan, đơn vị cần cá thể hóa trách nhiệm đi đôi với tăng cường kiểm tra, giám sát; đồng thời có chế tài xử lý nghiêm theo quy định pháp luật các chủ đầu tư, ban quản lý dự án, tổ chức, cá nhân cố tình gây khó khăn, cản trở, làm chậm tiến độ giao vốn, thực hiện và giải ngân vốn đầu tư công. VĂN KIÊN - LUÂN DŨNG Theo báo cáo của Chính phủ, trong 9 tháng qua, tỷ lệ giải ngân vốn đầu tư công của cả nước chỉ đạt 47,29%, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2023 là 51,38%. Nguyên nhân, được nhiều đại biểu Quốc hội chỉ ra do quy định của pháp luật còn nhiều vướng mắc, giá vật liệu san lấp tăng cao, cộng với tình trạng sợ sai, sợ trách nhiệm của một bộ phận cán bộ, khiến cho việc giải ngân chậm trễ. Theo đại biểu Vương Thị Hương (Đoàn Hà Giang), quy định chuyển đổi mục đích sử dụng đất lúa đang gây nhiều khó khăn cho việc triển khai thực hiện các dự án ẢNH: NHƯ Ý Đại biểu Tạ Văn Hạ, Phó Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa Giáo dục của Quốc hội cho biết, giá vật liệu san lấp thời gian qua tăng cao, khiến nhà thầu không triển khai được dự án. Ông Hạ dẫn ví dụ đấu giá mỏ cát ở Quảng Nam từ giá khởi điểm 1,8 tỷ đồng tăng lên đến 375 tỷ đồng, cao gấp hơn 200 lần. “Tính ra giá cát ở mỏ này phải đến 2,3 triệu đồng/1m3, như vậy làm sao các nhà thầu có thể làm được, nên ách tắc hết tất cả”, ông Hạ phản ánh. Cán bộ sợ sai Bộ KH&ĐT đề nghị đơn vị liên quan thay thế kịp thời những cán bộ, công chức, viên chức yếu kém về năng lực, sợ sai, sợ trách nhiệm, đùn đẩy, né tránh khi thực thi công vụ, trì trệ, gây nhũng nhiễu, phiền hà, kiên quyết xử lý các hành vi tiêu cực, tham nhũng trong quản lý đầu tư công. GIẢI NGÂN ĐẦU TƯ CÔNG CHẬM: KHẮC PHỤC TÂM LÝ SỢ SAI Một trong những nội dung sửa đổi, bổ sung của Luật Đầu tư công hướng tới là đẩy mạnh phân cấp, phân quyền. Theo đó, quy định sửa đổi theo hướng: Thẩm quyền điều chỉnh kế hoạch đầu tư công trung hạn và hằng năm vốn ngân sách trung ương (giữa các bộ, cơ quan trung ương và địa phương) từ Ủy ban Thường vụ Quốc hội sang cho Thủ tướng Chính phủ; nâng quy mô vốn đầu tư công (dự án quan trọng quốc gia từ 30.000 tỷ đồng trở lên; dự án nhóm A, nhóm B và nhóm C với quy mô gấp 2 lần so với hiện hành). Phân cấp thẩm quyền cho người đứng đầu bộ, cơ quan trung ương quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A do cơ quan, tổ chức mình quản lý với quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng; dự án nhóm A từ 10.000 tỷ đồng đến 30.000 tỷ đồng thuộc thẩm quyền của Thủ tướng. Chủ tịch UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm A có quy mô vốn dưới 10.000 tỷ đồng, nhóm B, nhóm C do địa phương quản lý. Cho phép tách công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, giải phóng mặt bằng thành dự án độc lập đối với tất cả các nhóm dự án. Thứ trưởng Bộ KH&ĐT Trần Quốc Phương cho biết, việc sửa đổi Luật Đầu tư công nhằm đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật liên quan như Luật Xây dựng và Luật Phòng, chống thiên tai. Việc sửa đổi quy định trong Luật Đầu tư công nhằm tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cán bộ thực hiện và đảm bảo tính pháp lý. “Một số cán bộ có tâm lý sợ sai và né tránh trách nhiệm, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của các chính sách mới. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Đầu tư công hướng tới đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật liên quan, tránh chồng chéo và mâu thuẫn. Giải pháp để khắc phục tâm lý sợ sai, né tránh trách nhiệm của cán bộ, như tăng cường phân cấp, phân quyền và hướng dẫn cụ thể, tăng tính đồng bộ, linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi hơn cho cán bộ trong thực hiện”, Thứ trưởng Phương nói. XỬ LÝ CHỒNG CHÉO QUY ĐỊNH TS. Nguyễn Quốc Việt - Viện trưởng Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho rằng, một trong những nguyên nhân dẫn đến chậm giải ngân vốn đầu tư công do quá nhiều văn bản chồng chéo liên quan đấu thầu, quy hoạch. Sự chồng chéo này khiến chủ đầu tư xin và chờ ý kiến phản hồi từ cơ quan cấp trên. “Việc chồng chéo quy định, không rõ trách nhiệm khiến bộ ngành, địa phương là chủ đầu tư dự án xin ý kiến lòng vòng nhiều đơn vị. Điều này khiến thời gian quyết định dự án, giải ngân bị kéo dài. Tôi hy vọng, việc sửa đổi Luật Đầu tư công sẽ tháo gỡ vướng mắc này”, ông Việt nói. Ông Việt cho rằng, thay vì phải lấy ý kiến của tất cả sở ngành về dự án, chỉ cần trao đổi, xin ý kiến của đơn vị liên quan và đặt ra thời hạn trả lời. Nếu các đơn vị không có phản hồi, coi như đã thống nhất với quan điểm đã nêu. Với các sở ngành khác, chỉ cần thông báo qua văn bản. Đó là cách giúp chủ đầu tư giải quyết được một số ách tắc về thủ tục hành chính. Bên cạnh đó, vướng mắc liên quan tới cơ chế, chính sách, quy hoạch về đất đai, tài nguyên như đền bù giải phóng mặt bằng, nguồn vật liệu san lấp nền cho dự án cao tốc, cần sự tháo gỡ từ phía quản lý nhà nước và phối hợp giải quyết từ các bộ, ngành, địa phương liên quan. N.LINH - THÙY DƯƠNG Xử lý tình trạng “có tiền không tiêu được” ? Chậm giải ngân vốn đầu tư công trở thành căn bệnh kinh niên. Để thúc giải ngân vốn đầu tư công, tạo động lực cho tăng trưởng kinh tế, chuyên gia kinh tế khuyến nghị rằng, Luật Đầu tư công sửa đổi cần đẩy mạnh phân cấp, phân quyền, tháo gỡ chồng chéo. Đường cao tốc Bắc - Nam Phan Thiết - Dầu Giây ẢNH: HÙNG LÂM “Một số cán bộ có tâm lý sợ sai và né tránh trách nhiệm, ảnh hưởng đến tính hiệu quả của các chính sách mới. Vì vậy, việc sửa đổi Luật Đầu tư công hướng tới đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất giữa các luật liên quan, tránh chồng chéo và mâu thuẫn”. Thứ trưởng Bộ KH&ĐT TRẦN QUỐC PHƯƠNG
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==