10 ĐỜI SỐNG n Thứ Tư n Ngày 6/11/2024 Ông Nguyễn Đăng Thức, Trưởng phòng Dân tộc huyện Bắc Yên cho hay: “Huyện Bắc Yên là huyện vùng cao, đặc biệt khó khăn của tỉnh, dân cư sinh sống với hơn 70 nghìn người gồm có dân tộc Mông, Thái, Mường, Kinh,… trong đó người dân tộc Mông chiếm 45,63%. Trước đây, huyện Bắc Yên là địa phương phức tạp về tình hình an ninh trật tự, đặc biệt là vấn đề liên quan đến ma túy. “Vào khoảng 15 năm trước, cây thuốc phiện là một trong những cây trồng chính của đồng bào dân tộc Mông, trồng khắp mọi nơi. Có gia đình cả vợ chồng, con cái đều nghiện thuốc phiện, không gì dứt ra nổi”, ông Thức kể. Thông tin từ Công an tỉnh Sơn La, tại thời điểm năm 2005, toàn tỉnh có 9.487 người nghiện ma túy chiếm trên 1% dân số, những đối tượng này sinh sống rải rác tại 94,03% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh. Bởi vậy, việc người ra tù rồi lại vào tù do ma túy đã trở thành thông lệ ở các địa bàn vùng cao. Điển hình, tại xã Háng Đồng, huyện Bắc Yên, nơi từng được nhắc tới là “thủ phủ” của cây anh túc với khói thuốc phiện nồng nặc các gian nhà, cây thuốc phiện được người dân trồng quanh bản. Khi đó, bên trong nhà nào cũng có thuốc phiện. Loại ma túy này còn được người dân xem như một thứ để mời nhau khi có khách đến nhà. Bởi vậy, ở đây không chỉ phần lớn đàn ông mà còn có rất nhiều phụ nữ cũng bị nghiện. DIỆN MẠO THAY ĐỔI TOÀN DIỆN Thời gian qua, cùng với những chính sách, ưu đãi phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, tỉnh Sơn La đã chỉ đạo quyết liệt trong việc nâng cao đời sống xã hội của bà con dân tộc Mông. Xã Háng Đồng ngày nay, con đường gian nan năm xưa giờ đã được trải nhựa đến tận trung tâm xã. Thậm chí đường từ trung tâm xã đến các bản của xã đã được bê tông hóa, ô-tô vào tận nơi. Hai bên đường, những hàng cột điện nối đuôi nhau đưa lưới điện quốc gia vào tận các bản của xã. Cùng với đó là hình ảnh những em học sinh người Mông tíu tít từ các bản xuống núi học chữ. Các bản của Háng Đồng giờ đây đã không còn tình trạng tái trồng cây thuốc phiện, một số bản đã biết trồng lúa nước và nuôi bò, nuôi gà... Cho dù cuộc sống của họ còn nhiều khó khăn nhưng quan trọng nhất là đồng bào đã biết được tác hại của việc trồng thuốc phiện, sự ảnh hưởng của những hủ tục lạc hậu… và họ muốn thay đổi cuộc sống. Ông Mùa A Sang - Chủ tịch UBND xã Tà Xùa, huyện Bắc Yên vui mừng cho biết: “Từ năm 2016, thông qua các chương trình của Nhà nước, cùng các nguồn vốn đầu tư của các cấp, người dân tại xã Tà Xùa đã đẩy mạnh trồng trọt, chăn nuôi và phát triển du lịch. Qua đó, đời sống của bà con đã thay đổi rõ rệt”. Anh Sùng A Chư (trú tại ở bản Bản Bẹ, xã Tà Xùa) chia sẻ: “Cũng nhờ từ bỏ cây thuốc phiện, chăm chỉ làm ăn mà nay đời sống đã khấm khá hơn. Đến nay, gia đình tôi đã cải tạo hơn 3ha đất trồng mận, 1ha chè, còn lại trồng ngô, lúa. Mỗi năm gia đình tôi lãi cả trăm triệu”. TRẦN TRỌNG Từ những bản làng chìm sâu trong khói thuốc phiện với cái nghèo, cái đói bủa vây, nhiều bản Mông ở vùng cao Sơn La đã thay da, đổi thịt. Bà con từ bỏ thuốc phiện, chăm chỉ làm ăn kinh tế, cuộc sống khấm khá lên từng ngày. Cuộc sống mới trên những bản Mông Lực lượng chức năng thường xuyên đến từng bản, gõ cửa từng hộ để tuyên truyền NỚI PHÒNG CHO CÔNG NHÂN Gần 7 năm làm công nhân ở Đà Nẵng, vợ chồng chị Nguyễn Thị Nhi (29 tuổi, quê Quảng Trị), mới có thể an cư khi mua được căn hộ ở khu chung cư Nhà ở xã hội Khu công nghiệp Hòa Khánh (quận Liên Chiểu). So với căn trọ 25m2 chật chội trước đây, căn hộ 2 phòng ngủ với diện tích 54m2 đủ để gia đình 4 người sinh hoạt tiện nghi. Có nhà, vợ chồng chị đón 2 đứa con từ quê vào để chăm sóc, đi học. “Trước đây, do điều kiện khó khăn, các con gửi cho ông bà ở quê chăm sóc. Nếu không có chính sách hỗ trợ về nhà ở xã hội cho công nhân, người lao động có thu nhập thấp, vợ chồng tôi không biết bao giờ mới có thể mua nhà ở Đà Nẵng”, chị Nhi kể. Vợ chồng chị Nhi vay Ngân hàng chính sách xã hội 70% giá trị căn hộ. Mỗi tháng, lương của chị Nhi để dành trả nợ ngân hàng, lương của chồng để trang trải các khoản sinh hoạt phí, lo cho 2 con ăn học. “Khi ổn định nhà cửa, việc học hành của con cái thuận lợi hơn. Điều này giúp những người lao động ngoại tỉnh yên tâm gắn bó, làm việc ở Đà Nẵng”, chị Nhi chia sẻ. Dọn về Nhà ở công nhân Khu công nghiệp Hòa Cầm (quận Cẩm Lệ) đã 2 năm nay, dù căn phòng thuê chỉ khoảng gần 20m2, nhưng gia đình chị Nguyễn Thị My (33 tuổi, quê ở Thừa Thiên - Huế), an tâm hơn nhiều bởi an ninh trật tự được đảm bảo, không phải nơm nớp lo mỗi mùa mưa bão đến. Mức giá thuê chỉ hơn 400 nghìn đồng/tháng giúp vợ chồng chị My đỡ gánh nặng chi phí sinh hoạt mỗi tháng. Có chốn ở kiên cố, chị đón 3 đứa con ở quê vào để chăm sóc. “Dù diện tích nhỏ nhưng vợ chồng, con cái vẫn được sống gần nhau. Nhiều lần nghe thông tin thành phố “nới” rộng diện tích căn hộ để đáp ứng nhu cầu của các gia đình công nhân, chúng tôi rất trông chờ. Nếu được như vậy, những gia đình sinh sống ở đây “dễ thở” hơn trong sinh hoạt”, chị My bày tỏ. Khu nhà ở công nhân ở Khu công nghiệp Hòa Cầm được đầu tư 70 tỷ đồng với tổng diện tích gần 28 nghìn m2, đưa vào sử dụng từ tháng 10/2020. Giai đoạn 1 của dự án gồm 3 block với 278 phòng ở đơn và 7 phòng ở đôi, kì vọng giải quyết chỗ ở cho khoảng 600 công nhân. Hiện, một block đã đưa vào cho thuê, giải quyết chỗ ở cho 88 hộ, khoảng 100 công nhân, người lao động. Hai block còn lại, UBND TP Đà Nẵng đã cấp kinh phí để sửa chữa, nâng cấp và “nới” phòng để đảm bảo nhu cầu ở của công nhân. KÊU GỌI ĐẦU TƯ HÀNG LOẠT DỰ ÁN Theo điều chỉnh Kế hoạch phát triển nhà ở TP Đà Nẵng giai đoạn 2021 - 2025, Đà Nẵng sẽ đầu tư xây dựng thêm tối thiểu 11,5 nghìn căn nhà ở xã hội; dự kiến hoàn thành gần 7.100 căn hộ để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động. Hiện có 3 dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân dành cho công nhân, người lao động ở các Khu công nghiệp trên địa bàn, gồm Khu chung cư Nhà ở xã hội Hòa Khánh, Khu chung cư Nhà ở xã hội Bàu Tràm (quận Liên Chiểu) và Khu nhà ở công nhân Khu công nghiệp Hòa Cầm (quận Cẩm Lệ). Thành phố đang kêu gọi đầu tư 18 dự án nhà ở xã hội, nhà ở cho người thu nhập thấp để đáp ứng nhu cầu nhà ở cho công nhân, người lao động trên địa bàn. Theo ông Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Đà Nẵng, để hỗ trợ thiết thực về nhà ở cho công nhân, Công đoàn TP Đà Nẵng tham mưu, đề xuất nhiều chính sách để giúp công nhân, người lao động tiếp cận với chính sách an cư của thành phố. Đối với Nhà ở công nhân Khu công nghiệp Hòa Cầm, đây là dự án đầu tiên trên cả nước dành cho công nhân được đầu tư từ ngân sách nhà nước. “Với mục tiêu ban đầu là bố trí cho lao động độc thân, nhưng thực tiễn phát sinh đa phần lao động xin vào ở là các hộ gia đình trẻ, bởi vậy, UBND TP Đà Nẵng đã cấp ngân sách để nâng cấp, sửa chữa 2 block còn lại theo hướng mở rộng diện tích, tăng các tiện ích để đáp ứng nhu cầu của các hộ công nhân có 3 - 4 nhân khẩu trở lên. Chủ trương của thành phố là cải tạo nhanh, hoàn thành sớm sau khi tìm kiếm được đơn vị thầu để đưa vào phục vụ công nhân”, ông Đại cho biết. GIANG THANH Nỗ lực để công nhân an cư Thời gian qua, Đà Nẵng có nhiều cơ chế, chính sách phát triển để hỗ trợ công nhân, người lao động an cư. Đến năm 2025, địa phương dự kiến xây dựng tối thiểu 25 dự án với hơn 11,5 nghìn căn hộ để đáp ứng nhu cầu nhà ở của người lao động thu nhập thấp. Thời gian qua, Đà Nẵng đầu tư nhiều dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân để hỗ trợ công nhân, người lao động an cư ẢNH: GIANG THANH Nhà ở bình dân vắng bóng Bộ Xây dựng đánh giá quý III năm 2024 thị trường bất động sản vẫn tiếp tục ghi nhận nhà ở bình dân vắng bóng, giá chung cư tiếp tục tăng. Thông tin về nhà ở và thị trường bất động sản quý III năm 2024 vừa được Bộ Xây dựng công bố ngày 30/10 ghi nhận trong quý cả nước có 16 dự án bất động sản hoàn thành với quy mô khoảng 3.314 căn, số lượng dự án bằng 76,1% so với cùng kỳ năm 2023. Về nguồn cung nhà ở xã hội, theo Bộ Xây dựng trong quý 3 năm nay cả nước có 8 dự án nhà ở xã hội được triển khai với quy mô khoảng 4.960 căn. Theo báo cáo Bộ Xây dựng, trên thị trường gần như không có căn hộ chung cư bình dân (giá dưới 25 triệu đồng/m2) để bán, căn hộ trung cấp (mức giá từ 25 - 50 triệu đồng/m2) vẫn chiếm tỷ trọng cao về giao dịch và nguồn cung, còn lại căn hộ cao cấp, siêu cao cấp (có mức giá trên 50 triệu đồng/m2). NGỌC MAI UBND TP đã bố trí một khu đất để Tổng LĐLĐ Việt Nam đầu tư xây dựng nhà ở cho công nhân. “Hiện, thành phố đã bố trí đất, Tổng LĐLĐ đang hoàn thiện thủ tục đầu tư, thiết kế. Sau khi hoàn thành, khu nhà ở này sẽ góp phần giải quyết nhu cầu nhà ở, nâng cao chất lượng đời sống cho công nhân, người lao động với hơn 700 căn hộ”, ông Lê Văn Đại, Phó Chủ tịch LĐLĐ TP Đà Nẵng cho biết.
RkJQdWJsaXNoZXIy MjM5MTU3OQ==